Táo bón khi mang thai có nguy hiểm không? Cách chữa trị hiệu quả

Khi mang thai, phần lớn mẹ bầu gặp phải tình trạng táo bón thai kỳ, gây ra những phiền toái và khó khăn khi đi đại tiện. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu thường ít quan tâm, thậm chí là chủ quan đối với vấn đề này vì biểu hiện của bệnh không quá trầm trọng. Nhưng nếu tìm hiểu kỹ, táo bón tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của em bé. Vì thế, bài viết này sẽ cung cấp đến bạn những thông tin cụ thể về bệnh táo bón khi mang thai và cách chữa trị hiệu quả nhất.

táo bón khi mang thai
Khi mang thai, phần lớn mẹ bầu gặp phải tình trạng táo bón thai kỳ

Nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu

Táo bón khi mang thai gây ra tình trạng phân khô cứng khiến mẹ bầu đi ngoài gặp khó khăn, phải dùng sức nhiều lần để rặn mạnh mới có thể đại tiện được. Bà bầu bị táo bón xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

Sự gia tăng hormone progesterone

Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ tiết ra nhiều hormone progesterone nhiều hơn để giúp các cơ bắp của mẹ được thư giãn. Tuy nhiên, hormone này cũng gây ra tình trạng co bóp của ruột bị kém đi nên quá trình tiêu hóa cũng diễn ra chậm hơn, đồng thời sự hấp thu nước vẫn xảy ra vào lúc này khiến mẹ bầu bị táo bón.

Tử cung phát triển, chèn ép dây thần kinh bụng dưới

Thai nhi ngày một lớn lên do đó tử cung cũng to ra, chèn ép lên các tĩnh mạch vùng chậu và các dây thần kinh. Cùng với đó thai nhi cũng chiếm không gian trong ổ bụng, thu hẹp và chèn ép đường tiêu hóa vì thế khả năng di chuyển của thức ăn cũng bị chậm hơn. Đây là nguyên nhân khiến nhiều mẹ có bụng bầu 3 tháng trở đi bị táo bón 3 tháng giữa trở đi.

Mất nước do nôn nghén

Nhiều mẹ bầu trong 3 tháng đầu của tam cá nguyệt thứ nhất bị nôn nghén thường xuyên nên dễ dẫn đến tình trạng bị mất nước, gây ra tình trạng táo bón cho bà bầu. Nếu bị nôn nghén nặng hơn cũng sẽ khiến bà bầu bị táo bón nặng hơn. 

Bà bầu lười vận động

Thông thường bà bầu bị táo bón ở 3 tháng cuối của thai kỳ vì lúc này bụng đã nặng hơn, chân có thể bị sưng đau khiến cho việc di chuyển cũng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và dẫn đến tình trạng lười vận động. Đây cũng là một phân nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón ở mẹ bầu.

Thừa canxi và sắt

Sắt cho bà bầuCanxi bầu là hai dưỡng chất thiết yếu, vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi trong suốt giai đoạn thai kỳ. Vì thế, mẹ bầu thường xuyên phải bổ sung hai yếu tố vi lượng này.

Tuy nhiên, việc nạp quá nhiều sắt và canxi cũng sẽ dẫn đến chứng táo bón. Nhiều bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối do bổ sung quá nhiều sắt. Vì vậy, khi sử dụng hai loại này, mẹ bầu nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bà bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc nhược giáp

Tiểu đường thai kỳ hoặc nhược giáp cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón khi mang thai. Bởi khi bị tiểu đường, nhược giáp sẽ dẫn tới sự tổn thương các dây thần kinh kiểm soát đường tiêu hóa, có thể dẫn đến táo bón.

Thói quen nhịn đi vệ sinh

Nhiều mẹ bầu có thói quen nhịn đi vệ sinh, khi cơn buồn vệ sinh qua đi, mẹ cũng không đi vệ sinh trong một thời gian dài tiếp theo. Điều này gây ra chứng rối loạn tiêu hóa cùng với tình trạng táo bón. Ngoài ra, việc ăn uống quá nhiều, không điều độ khiến cho cơ thể không kịp hấp thu và tiêu hóa cũng dẫn đến táo bón.

táo bón khi mang thai
Nhiều mẹ bầu có thói quen nhịn đi vệ sinh gây táo bón

Táo bón khi mang thai có nguy hiểm không?

Táo bón khi mang thai là vấn đề thường gặp đối với nhiều thai phụ, nếu không được điều trị khắc phục sớm, tình trạng này sẽ diễn ra ở mức nặng nề hơn, chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ, làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai,…

Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Bà bầu bị táo bón thường có cảm giác khó chịu, đầy bụng, buồn nôn do chất thải và khí không được tống ra ngoài kịp thời. Điều này là nguyên nhân dẫn đến việc mẹ cảm thấy ăn không ngon, không muốn ăn, dẫn tới bị thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và có thể gây suy dinh dưỡng cho thai nhi.

Xem thêm: Tổng hợp thực đơn bà bầu 3 tháng đầu

Nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý

Bị táo bón lâu ngày, đường tiêu hóa của mẹ bầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như viêm đại tràng, bệnh trĩ,…

Nguy cơ sảy thai

Khi bị táo bón, bà bầu gặp khó khăn nhiều trong việc đi đại tiện vì phải dùng sức để đẩy chất thải ra ngoài do phân bị khô cứng. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ bầu bị táo bón nặng, việc dùng sức nhiều khi đi đại tiện có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Còn khi bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối có thể bị sinh non nếu như không chữa trị kịp thời.

Ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé

Khi bị táo bón, các chất thải và chất độc tích tụ lâu ngày trong ruột như amoniac, indol, phenol,… sẽ hấp thụ vào trong máu gây nhiễm độc mãn tính, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi.

táo bón khi mang thai
Khi bị táo bón, các chất thải và chất độc tích tụ lâu ngày ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi

Mẹ bầu bị táo bón kèm theo các tình trạng như đau bụng, buồn nôn, kém ăn, đi đại tiện có máu, nứt kẽ hậu môn,… thì mẹ không được chủ quan, cần lập tức đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chữa trị kịp thời nếu không sẽ gây ra những rủi ro đáng tiếc cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Có nên rặn nếu bị táo bón khi mang thai không?

Nếu bị táo bón khi mang thai, mẹ bầu có nên rặn không? Nhiều bác sĩ, chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng việc rặn để tống chất thải ra ngoài khi bị táo bón là một hành động tiềm ẩn nhiều nguy cơ không tốt cho thai phụ và thai nhi, bởi vì:

  • Khi mẹ càng cố gắng rặn mạnh sẽ tạo ra các cơn co thắt tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
  • Khi dùng sức rặn mạnh, nhiều lần dẫn đến nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn, tạo điều kiện cho phản ứng viêm hình thành. Từ đó, các bệnh như nhiễm trùng hậu môn, bệnh trĩ hay ung thư đại tràng xuất hiện.

Tuy nhiên, mẹ bầu không nên hoang mang về vấn đề này mà nhịn đi vệ sinh. Khi có nhu cầu, mẹ cần phải giải quyết ngay chứ không nên nhịn vì càng nhịn lâu thì thời gian phân tích tụ trong đường ruột càng nhiều, phân càng trở nên khô cứng. Từ đó dẫn tới tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Cách chữa trị táo bón khi mang thai hiệu quả

Táo bón thai kỳ không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, để phòng tránh và giảm thiểu tình trạng táo bón ở bà bầu, mẹ nên áp dụng một số phương pháp chữa trị táo bón hiệu quả sau.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước có tác dụng hiệu quả trong việc nhuận tràng, hỗ trợ hệ tiêu hóa và điều trị tốt bệnh táo bón. Vì vậy, mẹ bầu cần cố gắng uống đủ từ 1.8-2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, nước có thể bổ sung ở nhiều dạng khác như nước canh, nước trái cây, nước lọc,…

Việc uống đủ nước còn giúp mẹ bầu cân bằng nhiệt độ cơ thể, ngăn ngừa chứng phù nề thai kỳ và giúp thai nhi hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Xem thêm: Bà bầu uống nước mía có được không? 

Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn

Một chế độ ăn giàu chất xơ cũng sẽ giúp chữa trị táo bón khi mang thai hiệu quả cho mẹ bầu. Chất xơ sẽ hút nước nhiều hơn giúp tạo khối phân, làm phân mềm ra từ đó quá trình chuyển hóa, thải bỏ các chất thải cũng diễn ra nhanh hơn.

Vì lượng chất xơ mà cơ thể mẹ bầu cần tiêu thụ mỗi ngày phải đạt từ 25-30g nên các mẹ có thể chọn các thực phẩm chứa lượng lớn chất xơ tốt như: bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc nguyên hạt, bánh quy giòn, rau củ quả, trái cây sấy khô,… Ngoài ra mẹ cũng nên quan sát phân thải ra có đều đặn, mềm không để biết chính xác bản thân đã nạp đủ lượng chất xơ cần thiết hay chưa.

Việc tăng cường bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống cũng cần đi kèm với tăng cường bổ sung nước, nếu không chính lượng chất xơ lớn lại là nguyên nhân dẫn đến táo bón.

Vận động thường xuyên

Để ngăn ngừa bị táo bón khi mang thai, các thai phụ nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tăng cường sức khỏe. Các mẹ có thể tham khảo một số bài tập Yoga, bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng dành riêng cho bà bầu.

Không nhịn vệ sinh

Một trong những cách chữa trị táo bón đơn giản đó là thói quen và nhu cầu đi vệ sinh của mẹ cần phải thay đổi một cách khoa học, tuyệt đối không được nhịn vì sẽ làm tăng nguy cơ bị táo bón và trĩ. Ngoài ra, mẹ bầu nên chú ý đến tư thế đi vệ sinh, không ngồi xổm quá lâu để giảm áp lực, tránh nguy cơ bệnh trĩ và một số vấn đề khác ảnh hưởng tới thai nhi.

Thay đổi cách bổ sung sắt

Khi mang thai, mẹ bầu cần uống bổ sung thêm sắt nên dẫn tới tình trạng bị táo bón. Vì thế, để giảm thiểu điều này, các mẹ bầu nên chọn dùng loại sắt có nguồn gốc hữu cơ như fumarat, sắt gluconat bởi các loại sắt này được cơ thể hấp thu tốt hơn là sắt vô cơ và cũng ít gây ra những kích ứng cho dạ dày hơn.

Không tự ý dùng thuốc nhuận tràng

Thuốc nhuận tràng, thuốc có bổ sung Magie là những loại thuốc có khả năng giúp giảm đau, là một phương pháp điều trị tiềm năng. Thế nhưng chúng cũng có thể gây ra các tác dụng phụ khác ảnh hưởng tới cơ thể mẹ và thai nhi. Vì thế, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc nhuận tràng mà phải có sự chỉ định sử dụng từ bác sĩ. 

táo bón khi mang thai
Mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc nhuận tràng mà phải có sự chỉ định sử dụng từ bác sĩ

Trên đây là những kiến thức bổ ích về triệu chứng và các phương pháp chữa trị hiệu quả táo bón khi mang thai để giúp các mẹ bầu nhanh chóng vượt qua căn bệnh gây khó chịu này. Thực tế, khi bị táo bón, đa số các thai phụ rất chủ quan hoặc ngại nói ra nên dẫn đến nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra. Vì vậy, khi có các dấu hiệu của táo bón nặng, mẹ bầu hãy đến gặp các bác sĩ có chuyên môn để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Messenger Chat Zalo Gọi ngay