Bụng bầu 3 tháng có to không? Cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng

Cảm giác sự vui sướng của chị em phụ nữ khi phát hiện mình mang thai luôn thật khó quên. Nhưng bên cạnh niềm hạnh phúc cũng còn đó không ít vấn đề khiến mẹ bầu phải nghĩ ngợi, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nhiều mẹ thấy bụng bầu 3 tháng to hoặc bé hơn hẳn người khác sẽ vô cùng lo lắng. Vậy kích thước bụng bầu 3 tháng như thế nào, chăm sóc phụ nữ mang thai tam cá nguyệt đầu ra sao, cùng tìm hiểu trong bài viết này với Biostime.  

Hình ảnh bụng của phụ nữ có bầu 3 tháng đầu

Bụng bầu 3 tháng có to không? Để trả lời được câu hỏi này, các mẹ cần biết về sự thay đổi kích thước của bầu trong từng thời kỳ mang thai. Cụ thể như sau:

  • Tháng thứ nhất:

Dấu hiệu mang thai 3 tháng đầu bao gồm buồn nôn, căng ngực, tắt kinh nguyệt,… Lúc này, phôi thai mới bắt đầu hình thành trong bụng nên bụng mẹ bầu gần như không có sự khác biệt gì so với trước.

Tuy nhiên, các mẹ sẽ thấy rõ triệu chứng đầu mang thai như mệt mỏi, đau lưng, bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu và sự xuất hiện của những cơn ốm nghén. Đây cũng là biểu hiện để phân biệt bụng béo và bụng bầu.

  • Tháng thứ 2:

Giai đoạn từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 8, thai nhi bắt đầu phân hóa các bộ phận cơ thể đầu, thân mình, chân tay. Trọng lượng em bé chỉ khoảng 4g với kích thước thai nhi 2 – 3cm. Nhìn bụng có thai dù chưa thấy rõ nhưng sự tăng trưởng của bụng thời điểm này đã nhú lên và bụng cứng hơn, nhất là phần bụng dưới, mẹ có thể sờ bụng kiểm tra.

  • Tháng thứ 3:

Đến cuối tháng thứ 3, bụng nhô cao và tròn hơn theo sự tăng trưởng của thai nhi. Đến tuần thứ 11, 12, sự thay đổi vòng bụng đã có thể thấy rõ ràng. Nhưng cũng có những mẹ sang tháng thứ 4 thai kỳ mới nhìn rõ bụng. Điều này hoàn toàn bình thường, mẹ bầu không cần quá lo. 

bụng bầu 3 tháng
Bụng bầu 3 tháng đã có dấu hiệu nhô cao hơn so với thông thường

Các yếu tố ảnh hưởng tới bụng bầu 3 tháng của mẹ

Thực tế, không có tiêu chuẩn nào đặt ra với bụng bầu 3 tháng. Bởi kích thước vòng bụng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên bụng từng mẹ bầu to hay nhỏ khác nhau là điều dễ hiểu. Top 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến kích thường vòng bụng trong tam cá nguyệt đầu tiên là: 

Vóc dáng

Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng tương đối lớn đến bụng của thai phụ mang thai tháng đầu. Những mẹ sở hữu vóc dáng mảnh mai thường sẽ không lộ bụng ở giai đoạn này. Ngược lại, các mẹ thân hình đầy đặn sẽ rõ bụng bầu sớm hơn với kích thước lớn hơn các mẹ bầu khác cùng thai kỳ.   

Số lần mang thai

Thông thường, phụ nữ mang thai lần đầu ít lộ bụng trong 3 tháng đầu tiên. Lý do vì da và cơ bụng của chị em chưa thích nghi với sự co giãn. Nhưng ở những lần mang thai sau, khi độ đàn hồi của cơ bụng giảm do đã quen với việc kéo giãn, các mẹ sẽ nhanh thấy bụng bầu hơn. 

Yếu tố di truyền 

Di truyền được đánh giá là yếu tố quyết định kích thước bụng của mỗi sản phụ. Theo đó, các mẹ khả năng cao có bụng bầu lớn nếu trong gia đình có người thân như bà, mẹ đều chửa lớn. Ngoài ra, nếu bạn theo gen gia đình có chiều cao chiều cao lý tưởng, 3 tháng đầu em bé nằm dọc theo chiều dài bụng khiến bụng bầu nhỏ hơn những mẹ chiều cao khiêm tốn. 

Lượng nước ối 

Lượng nước ối còn ảnh hưởng đến kích thước bụng trong cả thai kỳ, không riêng gì bụng bầu 3 tháng. Bụng bầu các mẹ nhiều nước ối thường tròn và lớn hơn. Mẹ bầu đa thai, thừa cân hay tiểu đường thai kỳ cũng có dịch ối nhiều hơn, thai nhi ở vị trí cao nên bụng cũng thấy rõ hơn.  

Những lưu ý khi mẹ bầu 3 tháng to dần

Phụ nữ có bầu luôn phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Trong 3 tháng đầu, kích thước bụng bầu chưa quá to nên ít gây trở ngại cho sinh hoạt, ngoại hình các mẹ. Nhưng không phải vì vậy mà bạn có thể chủ quan. Mẹ nên ghi ngay vào cẩm nang một số lưu ý dưới đây khi bụng to lên trong 3 tháng đầu: 

  • Biểu hiện bất thường:

Như đã đề cập ở trên, bụng bầu 3 tháng của mỗi mẹ có kích thước khác nhau. Việc lộ rõ bụng hay không trong giai đoạn này không đáng lo ngại. Nhưng mẹ bầu cần chú ý quan sát tốc độ tăng chu vi vòng bụng. Nếu bụng to quá nhanh là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ. Nhưng bụng quá bé thì có thể là vấn đề về dinh dưỡng hoặc bệnh lý, đặc biệt là việc mẹ bầu phải trai qua các cơn đau bụng bên phải khi mang thai.    

  • Vết rạn da:

Dù bụng thai phụ lúc này chưa quá to nhưng do cơ địa mà nhiều mẹ đã có tình trạng rạn da. Các vết rạn màu đỏ hoặc tím thường xuất hiện ở vùng bụng dưới, hông, đùi,… Các mẹ nên bôi kem chống rạn để làm giảm tình trạng này ở những tháng sau khi bụng càng ngày càng to. 

  • Mức độ tăng cân của mẹ:

Đa số mẹ bầu đều chịu ảnh hưởng của các cơn ốm nghén 3 tháng đầu thai kỳ. Điều này khiến thai phụ mệt mỏi, ăn không ngon miệng, chán ăn. Nhiều người có tư tưởng ăn bù, ăn mọi thứ mình muốn mà không để ý đến hàm lượng dinh dưỡng. Để đảm bảo sự phát triển của thai nhi, mẹ nên xây dựng thực đơn khoa học để duy trì mức tăng cân hợp lý theo thể trạng mỗi người. 

bụng bầu 3 tháng
Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, nhiều mẹ đối mặt với cơn ốm nghén dẫn đến nôn nhiền, chán ăn, sút cân…

Xem thêm:

Dưỡng thai 3 tháng đầu cho mẹ bầu 

Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn nhạy cảm mà các mẹ cần phải cẩn thận trong mọi thứ. Đồng thời, quãng thời gian này cũng là quá trình hình thành tất cả bộ phận của trẻ. Vì thế, việc dưỡng thai 3 tháng đầu cho phụ nữ mang thai vô cùng quan trọng. 

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ 

Mẹ bầu cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để đảm bảo thực đơn bà bầu 3 tháng đầu khoa học. Nếu không, thai nhi có thể bị dị tật, suy dinh dưỡng, nhiều trường hợp sảy thai, thai lưu. Ngoài đảm bảo mức năng lượng 2300 – 2400 kcal/ngày với 4 nhóm dưỡng chất cần thiết, các mẹ ưu tiên bổ sung: 

Axit folic 

Đây là chất có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh. Chất này có nhiều trong ngũ cốc, thịt gia cầm, rau màu xanh thẫm. Thuộc nhóm rau xanh thẫm, nhiều mẹ thắc mắc bà bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không? Hàm lượng axit folic tự nhiên trong rau muống khá lớn nhưng các chuyên gia khuyên mẹ bầu đang gặp vấn đề về sức khỏe thì không nên ăn. 

Protein

Thai phụ trong 3 tháng đầu nên bổ sung 85 – 90g protein mỗi ngày. Chúng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển các mô của thai nhi và mô tử cung, mô vú của thai phụ. Protein có trong đa dạng nguồn thực phẩm như cá, thịt, trứng,… 

Canxi

Canxi là chất góp phần lớn vào việc hình thành xương và răng của thai nhi. Lượng canxi cần cho người mẹ ở 3 tháng đầu khoảng 800mg/ngày. Nguồn cung cấp canxi phổ biến đến từ sữa, các chế phẩm từ sữa, trái cây sấy khô, hạnh nhân, quả chuối,… 

Các loại vitamin 

Trong nhóm vitamin, cần chú ý bổ sung một số loại vitamin tổng hợp cho bà bầu hoặc riêng từng loại sau:

  • Vitamin A:

Loại vitamin rất cần trong quá trình mang thai, giúp hoàn thiện các cơ quan của thai nhi. Hàm lượng vitamin A khuyến nghị với các mẹ bụng bầu 3 tháng không quá 4000 đơn vị. Chúng có chủ yếu trong các loại rau xanh thẫm, trứng, quả màu vàng và đỏ. 

  • Vitamin C:

Bổ sung vitamin C vừa tăng cường sức đề kháng cho mẹ vừa giúp bé có hệ xương chắc khỏe. Nổi tiếng là quả giàu vitamin C, nhiều mẹ hỏi bà bầu 3 tháng đầu uống nước chanh được không? Đáp án là “được” với điều kiện các mẹ dùng đúng cách, không lạm dụng. 

  • Vitamin D:

Vitamin D hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch, sự phân chia tế bào và giúp xương chắc khỏe. Mẹ bầu có thể dung nạp vitamin D từ cá hồi, sữa, ngũ cốc, trứng,…

Ngoài những điều trên, bà bầu 3 tháng đầu nhanh đói, các mẹ nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Đồng thời, đừng quên chuẩn bị thêm đồ ăn vặt lành mạnh để chống đói khi cần. 

Lưu ý chế độ sinh hoạt

Ngay từ khi mới mang thai, bạn nên tìm hiểu về cẩm nang mẹ bầu. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, các mẹ bụng bầu 3 tháng không thể bỏ qua chế độ sinh hoạt. Mẹ bầu cố gắng sắp xếp, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh stress quá mức. Cùng với đó, hãy sửa đổi thói quen đi giày cao gót để thay bằng giày đế bệt thoải mái sẽ an toàn hơn. Với những mẹ sức khỏe không ổn định, tốt nhất nên hạn chế quan hệ tình dục, đặc biệt là tháng đầu tiên. Dù ưu tiên việc nghỉ ngơi, thư giãn nhưng các mẹ vẫn nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga,…     

bụng bầu 3 tháng
Mẹ bầu 3 tháng nên có chế độ sinh hoạt phù hợp, ưu tiên việc nghỉ ngơi để đảm bảo an toàn cho thai nhi

Lịch khám thai cho mẹ bầu 3 tháng 

Khám thai 3 tháng đầu đặc biệt quan trọng để xác thực thông tin có thai hay không, số lượng thai hay phát hiện những bất thường có thể gặp phải một cách sớm nhất. Các mốc khám thai ở tam cá nguyệt đầu tiên mẹ bầu cần nhớ:

  • Mốc 5 – 8 tuần tuổi:

Sau khi chậm kinh, lần khám đầu tiên này giúp các mẹ biết mình chắc chắn có thai không. Lúc này, thai đã được ít nhất 5 tuần tuổi. Ở mốc này, qua siêu âm, các bác sĩ cũng xem thai làm tổ đúng vị trí không. Nếu thai đã vào tử cung, bạn đã biết ngày dự sinh từ lúc này. Nếu thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách xử lý phù hợp. 

  • Mốc tròn 8 tuần tuổi:

Thời điểm này, các mẹ đã nghe được tim thai. Các chỉ định cần thực hiện cơ bản là đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu để kiểm tra sức khỏe toàn diện. 

  • Mốc 12 – 13 tuần tuổi:

Đây là mốc quan trọng các mẹ không thể bỏ qua trong 3 tháng đầu. Bởi ở mốc này, mẹ bầu sẽ thực hiện các tầm soát dị tật của thai nhi. Theo đó, bạn sẽ siêu âm đo độ mờ da gáy, Double Test cho thấy nguy cơ mắc các hội chứng Down, Patau, Edwards.  

Cuộc sống bận rộn có thể khiến thai phụ quên các mốc khám thai. Các ứng dụng cho mẹ bầu sẽ ghi nhớ giúp bạn. Các app bà bầu không chỉ giúp bạn theo dõi lịch khám thai mà còn như một người trợ lý cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các mẹ. 

Hành trình mang thai luôn là sự song hành giữa hạnh phúc, mong ngóng và lo lắng, hồi hộp. Hy vọng bài viết này đã trả lời được câu hỏi bụng bầu 3 tháng có to không của nhiều thai phụ. Và cũng mong những thông tin Biostime mang đến giúp các mẹ biết cách chăm sóc chính mình trong những tháng đầu thai kỳ. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Messenger Chat Zalo Gọi ngay