Những loại rau không nên ăn khi cho con bú thường chứa tinh dầu hoặc hương vị khác lạ, làm giảm nguồn sữa mẹ hoặc thay đổi vị sữa mẹ. Chất lượng sữa mẹ phụ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn mẹ nạp vào cơ thể. Do đó, khi lên thực đơn hàng ngày, mẹ cần tránh những thực phẩm này.
Những loại rau có thể gây mất sữa khi cho con bú
10 loại rau bà đẻ không nên ăn để tránh gây mất sữa:
Rau bạc hà
Rau bạc hà có vị cay, tính hàn nên sẽ làm mùi vị sữa thay đổi. Nếu sử dụng rau trong thời gian dài, sữa mẹ có vị khác lạ và bị mất dần. Ngoài ra, tinh chất bạc hà có trong rau được khuyến cáo không nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi bởi dễ gây tăng huyết áp.
Rau bắp cải
Mẹ sau sinh bị thay đổi đột ngột về nồng độ hormone, khiến cơ thể dễ ớn lạnh ở một số bộ phận, trong đó có vùng bụng. Rau bắp cải theo Đông Y là loại rau có tính hàn. Mẹ đang cho con bú nếu ăn nhiều bắp cải sẽ càng lạnh bụng, cần hạn chế để không bị giảm thân nhiệt, cơ thể mệt mỏi dẫn đến sản xuất sữa không chất lượng.
Rau răm
Tương tự với rau bạc hà, rau răm có vị cay nồng, không tốt cho nguồn sữa mẹ. Người sau sinh không nên ăn nhiều vì sẽ làm thay đổi vị ngọt tự nhiên của sữa mẹ. Mẹ chỉ nên ăn lại loại rau này khi đã hết sản dịch.
Măng tươi
Măng tươi chứa độc tố HCN lớn (hydro cyanide), có khả năng có khả năng làm người ăn bị nôn mửa, nhức đầu, tim đập mạnh. Măng tươi không được chế biến đúng cách, loại bỏ hết độc tố sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Nếu ăn, mẹ cần luộc chín cùng với muối 2-3 lần, lưu ý nên mở nắp nồi khi đun sôi để bay hoàn toàn khí độc.
Khổ qua (Mướp đắng)
Trong mướp đắng có thành phần vicine làm co thắt bụng, đau bụng và khó tiêu, từ đó gián đoạn quá trình tổng hợp sữa, khiến lượng sữa tiết ra ít hơn. Mướp đắng nếu dùng hàng ngày còn biến đổi vị ngọt tự nhiên của sữa mẹ, không phù hợp với khẩu vị của trẻ sơ sinh, về lâu dài bé sẽ không thích bú mẹ.
Rau diếp cá
Rau diếp cá có vị chua, cay và tanh nồng, tính hàn cao dễ làm phụ nữ sau sinh bị tiêu chảy, đau bụng. Sức khỏe của sau sinh chưa ổn định, mẹ không nên ăn rau diếp cá. Tuy vậy, trong một số trường hợp vẫn có thể sử dụng diếp cá làm bài thuốc trị táo bón cho mẹ sau sinh khi cần thiết.
Rau mùi tây, mùi ta
Rau mùi tây và rau mùi ta đều có hương thơm đặc trưng. Mẹ sau sinh cần hạn chế ăn để sữa không có mùi lạ, khiến bé chán ăn, bỏ bú. Theo thời gian, mẹ sẽ dần mất sữa do bé không bú.
Lá lốt
Lá lốt nằm trong danh sách các loại rau bà đẻ cần kiêng bởi bản chất rau có tính nóng. Mẹ cho con bú ăn nhiều lá lốt sẽ làm loãng sữa, đồng thời giảm hàm lượng dinh dưỡng trong sữa.
Rau cần tây
Cho con bú ăn rau cần được không? Mẹ vốn có cơ địa ít sữa được khuyến cáo không nên ăn rau cần tây hoặc cần ta. Người có cơ địa dị ứng với thành phần trong rau dễ bị tắc đường sữa sau khi ăn rau cần. Hơn hết, mẹ nên ăn vừa đủ rau cần và quan sát phản ứng cơ thể sau ăn.
Hành lá và tỏi
Tỏi và hành lá có mùi đặc biệt nồng, không hợp với khẩu vị của trẻ sơ sinh. Khi mẹ ăn nhiều tỏi và hành, mùi nồng sẽ hấp thụ vào cơ thể, đi vào tuyến sữa và làm thay đổi vị nguyên bản của sữa mẹ.
Lưu ý khi ăn rau trong giai đoạn cho con bú
Mọi thức ăn khi đi vào cơ thể cần kiểm soát kỹ lưỡng, bao gồm cả nhóm thực phẩm rau xanh để tránh dị ứng hoặc những phản ứng bất thường khác từ cơ thể. Dưới đây là một số lưu ý dành cho mẹ “bỉm sữa”:
- Với những loại rau nặng mùi, chứa thành phần dễ gây tắc sữa, mẹ nên ăn với lượng vừa phải để đảm bảo dinh dưỡng mà không ảnh hưởng đến sữa mẹ.
- Ưu tiên các loại rau lợi sữa như: rau khoai lang, rau đay, thì là, rau mồng tơi, lá vối, rau dền đỏ, bông cải,…
- Phụ nữ sau sinh cần nạp đủ chất dinh dưỡng để hồi phục cơ thể và nuôi con. Do vậy, mẹ không nên “kiêng khem” khắt khe mà cần kết hợp và cân bằng chế độ ăn uống đa dạng giúp mẹ có đủ năng lượng và dưỡng chất.
- Mẹ sau sinh thay đổi nội tiết tố sẽ có những phản ứng lạ so với trước khi sinh, cần theo dõi sát sao phản ứng của cơ thể và điều chỉnh chế độ ăn nếu thấy sữa bị giảm.
Câu hỏi thường gặp về rau khi cho con bú?
Giải đáp những câu hỏi thường gặp về việc ăn rau xanh khi mẹ đang cho con bú:
Cho con bú uống rau má được không?
Rau má được biết đến nhiều với tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên mẹ sau sinh được khuyến khích sử dụng. Các chuyên gia y tế đã chứng minh, rau má không gây tổn hại tới sức khỏe cũng như nguồn sữa của mẹ. Dù vậy, rau má thuộc loại rau có tính hàn, “mẹ bỉm” đang bị đầy bụng, tiêu chảy không nên dùng nhiều.
Cho con bú ăn rau sống được không?
Mẹ đang cho con bú không nên ăn rau sống bởi trong đó chứa nhiều vi khuẩn, thuốc trừ sâu sẽ truyền từ sữa mẹ sang con. Trong thời kỳ chăm trẻ sơ sinh, mẹ chỉ nên ăn đồ đã được nấu chín, đun sôi để giữ an toàn tuyệt đối cho con.
Rau xanh là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn, giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể mẹ và hấp thụ sang con. Mẹ nên tìm hiểu những loại rau nên ăn và những loại rau không nên ăn khi cho con bú, nhằm bồi bổ cho cơ thể và nguồn sữa dồi dào.
Tôi là Giám Đốc Marketing của công ty TNHH Đầu tư XNK Hoan TT. Một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam.