Bà bầu kiêng ăn gì? Các loại thực phẩm “cấm kỵ” khi mang thai 

Trong suốt thời gian thai nghén, mẹ bầu rất cần một chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học để giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé. Ngoài những thực phẩm tốt cần bổ sung thì mẹ bầu cũng cần tránh một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vậy bà bầu kiêng ăn gì? Bài viết này sẽ chia sẻ đến các mẹ bầu những loại thực phẩm cần kiêng kỵ không nên ăn khi mang thai.

Bà bầu kiêng ăn gì?

Thai kỳ thường được chia thành 3 giai đoạn: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Trong đó, 3 tháng đầu thai nhi đang hình thành. 6 tháng sau mẹ và sẽ bước vào giai đoạn ổn định. Ở mỗi thời kỳ, cơ thể của sản phụ sẽ cần bổ sung cũng như kiêng kỵ những thành phần khác nhau.

bà bầu kiêng ăn gì
Ở mỗi thời kỳ, cơ thể của sản phụ sẽ cần bổ sung cũng như kiêng kỵ những thành phần khác nhau (Ảnh sưu tầm)

Bà bầu kiêng ăn gì trong 3 tháng đầu?

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu) là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành các cơ quan hệ thần kinh nhưng lúc này em bé vẫn chưa thực sự ổn định, nếu mẹ bầu không ăn uống cẩn thận, sức khỏe của cả mẹ và bé đều bị ảnh hưởng. Vậy bà bầu kiêng ăn gì trong 3 tháng đầu? Theo khuyến cáo của bác sĩ, bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn các thực phẩm dưới đây.

Rau mầm

Các loại rau mầm như giá đỗ là thực phẩm không tốt đối với bà bầu, đặc biệt là khi ăn sống. Bởi vì trong hạt giống đã tồn tại nhiều vi khuẩn trước khi được nảy mầm lớn lên. Nếu mẹ vẫn cố tình ăn loại rau này có thể gây dị dạng cho thai nhi khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể mẹ.

Hoa quả chưa rửa kỹ

Hoa quả chưa rửa kỹ luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về bệnh đường ruột khi các loại vi khuẩn có hại như E.coli, salmonella xâm nhập vào cơ thể khiến mẹ bầu bị mắc các bệnh như tiêu chảy cấp, rối loạn tiêu hóa,… Nếu không được chữa trị kịp thời, có thể dẫn tới tình trạng cơ thể mẹ bị mất nước, sức khỏe của thai nhi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Dưa muối

Dưa muối chua, cà muối đều là những món ăn yêu thích của nhiều gia đình. Loại thực phẩm này thường được lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật chuyển hóa nitrat thành nitrit. Vì hàm lượng nitrit cao rất có hại cho cơ thể, đây là nguyên nhân chính gây ra những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó, dưa muối, cà muối là những thực phẩm bà bầu không nên ăn.

bà bầu kiêng ăn gì
Mẹ bầu không nên ăn dưa muối để tránh bị đau bụng và ngộ độc thai nhi

Dứa

Dứa chính là câu trả lời cho thắc mắc có thai không nên ăn gì trong 3 tháng đầu. Bởi trong quả dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, nhất là những quả dứa xanh chứa tỉ lệ chất bromelain rất cao. Do đó, mẹ bầu ăn quá nhiều dứa có thể dẫn đến sảy thai.

Đu đủ xanh

Bà bầu kiêng ăn gì? Đu đủ xanh chính là món bà bầu nên tránh. Đu đủ xanh chứa nhiều enzyme có thể gây ra sự co thắt tử cung và hậu quả là gây sảy thai. Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn đu đủ xanh vì nó khá nguy hiểm.

Chùm ngây

Rau chùm ngây là một loại rau rất giàu dinh dưỡng như vitamin C, canxi, protein, vitamin A, sắt, kali,… Tuy nhiên, loại rau này không dành cho phụ nữ mang thai vì trong rau chùm ngây có chứa alpha – sitosterol sẽ gây ra các co cơ trơn tử cung và làm sảy thai.

Rau ngót

Rau ngót có chứa hàm lượng papaverin khá cao, đây là một chất kích thích cơ trơn tử cung co thắt, là nguyên nhân chính dẫn đến sinh non, sảy thai. Bởi vậy papaverin được khuyến cáo là không sử dụng cho phụ nữ có thai.

Rau răm

Đối với người bình thường, rau răm có tác dụng làm ấm bụng, tiêu thực, tán hàn. Nhưng nếu bà bầu ăn nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể dẫn đến hiện tượng mất máu, tử cung co bóp gây sảy thai.

Xem thêm: Những loại rau bà bầu không nên ăn để có một thai kỳ an toàn

bà bầu kiêng ăn gì
Một số loại thực phẩm mẹ bầu không nên ăn

Bà bầu không nên ăn gì trong 6 tháng cuối thai kỳ

Đến tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 thai nhi đã được ổn định, lúc này mẹ bầu nên ăn uống theo một chế độ mới, bổ sung nhiều dưỡng chất hơn để tập trung phát triển cân nặng của con. Tuy nhiên, lúc này mẹ cũng chú ý không nên ăn uống quá độ, và nên tránh một số loại thực phẩm như sau:

Đồ ăn quá ngọt

Mẹ bầu ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ làm cho lượng đường ở trong máu tăng cao, trong khi đó chức năng thải đường ở thận bị giảm sút do mẹ đang mang thai, vì thế thận bị làm việc quá tải dẫn tới tình trạng tiểu đường thai kỳ ở bà bầu. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho rằng khi lượng đường hấp thụ quá nhiều sẽ khiến khả năng miễn dịch của cơ thể bị giảm sút, từ đó làm giảm sức đề kháng của cơ thể, cơ thể dễ mắc bệnh và nhiễm virus hơn.

Đồ ăn quá mặn

Đồ ăn quá mặn khiến thai phụ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng cuối thai kỳ. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu khi mang thai, bạn chỉ nên ăn khoảng 6g muối mỗi ngày.

Hải sản có hàm lượng thủy ngân cao hoặc chưa chế biến

Bà bầu kiêng ăn gì? Các loại cá như: cá thu, cá ngừ, cá mập, các loại cá đóng hộp,… thường là những thứ bà bầu không nên ăn. Bởi chúng có chứa hàm lượng thủy ngân cao, nếu mẹ bầu ăn thường xuyên sẽ làm tích tụ một lượng thủy ngân trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến hệ thần kinh và sự phát triển của thai nhi.

bà bầu kiêng ăn gì
Những loại hải sản có lượng thủy ngân cao sẽ gây dị tật hệ thần kinh thai nhi

Thịt nguội, thịt xông khói

Đây là những thực phẩm không tốt cho bà bầu. Thịt nguội, thịt xông khói đều là những thực phẩm có hương vị thơm ngon, được chế biến bằng cách sử dụng than hoặc chất đốt để làm chín thịt. Tuy nhiên, khi đốt than sẽ tạo ra một loại chất độc có khả năng gây ra các bệnh ung thư và loại chất độc này sẽ trực tiếp nhiễm vào thức ăn. Vì thế, mẹ bầu nên hạn chế ăn các loại đồ nướng nhằm đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé.

Gan động vật

Gan động vật là một loại thực phẩm giàu sắt và vitamin A rất cần để bổ sung cho mẹ bầu trong quá trình mang thai. Nhưng nếu thai phụ thường xuyên ăn gan động vật sẽ dẫn đến tình trạng bị dư thừa sắt và vitamin A, gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, có thể là dị dạng thai nhi.

Sữa và các chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng

Sữa và các chế phẩm từ sữa được tiệt trùng chính là nguồn cung cấp vitamin D và canxi dồi dào, giúp em bé phát triển tốt hệ xương, răng. Nhưng nếu như mẹ bầu sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa không qua tiệt trùng như phomat sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và thai nhi vì trong thực phẩm chưa qua xử lý này có chứa vi khuẩn Listeria – một loại vi khuẩn gây độc, sẽ gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng.

Hoa quả: nhãn, na

Mặc dù hoa quả là nguồn cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể chúng ta, nhưng có một số loại trái cây không tốt cho sức khỏe của bà bầu.

Nhãn là loại quả gây nóng dễ dẫn đến tình trạng động thai, ra huyết, đau tức bụng thậm chí có thể gây sảy thai nếu mẹ ăn quá nhiều.

Bên cạnh đó, quả na chứa nhiều đường glucose, nhưng nếu mẹ ăn đúng lượng, khoảng 1 quả na mỗi ngày sẽ không bị tăng đường huyết. Nhưng nếu mẹ ăn quá nhiều có thể gây nóng, táo bón hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đối với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Xem thêm: 7+ loại trái cây bà bầu không nên ăn trong thời kỳ mang thai

bà bầu kiêng ăn gì
Nhãn có thể gây động thai, ra huyết, sảy thai nếu mẹ bầu ăn quá nhiều

Măng tươi

Trong măng tươi có chứa hàm lượng glucozit cao, khi glucozit tiếp xúc với enzym tiêu hóa trong dạ dày, bị thủy phân và sinh ra acid cyanhydric – một chất gây ngộ độc. Chất này có thể khiến mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như: đau đầu, choáng váng, ù tai, buồn nôn và nôn, tê lưỡi, tụt huyết áp. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh xa các món ăn được làm từ măng tươi.

Chế độ dinh dưỡng khoa học cho bà bầu

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, quyết định tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Một chế độ ăn cân bằng các nhóm chất sẽ cho em bé phát triển cả về trí tuệ và thể chất, cho mẹ nguồn năng lượng để “vượt cạn” an toàn. Thực đơn hàng ngày của mẹ cần đầy đủ các chất: Sắt, canxi, vitamin D, kẽm, acid folic.

Ngoài ra, có một số lưu ý về dinh dưỡng của mẹ bầu:

  • Ăn đa dạng nhóm thực phẩm
  • Ăn ít gia vị, ăn nhạt để tránh các bệnh như: Đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, phù nề…
  • Cung cấp đủ khoáng chất và vitamin cho cơ thể
  • Ăn nhiều rau củ, trái cây
  • Không uống nước có gas, có cồn
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng.

Có thể nói, mỗi giai đoạn mang thai khác nhau mẹ và thai nhi cũng cần cung cấp những dưỡng chất khác nhau để có thể giúp cơ thể mẹ được khỏe mạnh, em bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, trong thực đơn của mình, mẹ bầu cũng cần chú ý đến những loại thực phẩm nên kiêng kỵ để đảm bảo an toàn, sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Messenger Chat Zalo Gọi ngay