Tổng hợp đầy đủ các mẹo cai sữa cho bé bú trộm hiệu quả

Mẹo cai sữa cho bé bú trộm được áp dụng khi bé khó cai sữa. Đây là dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự phát triển rõ rệt của trẻ. Vì vậy, để mẹ và bé cùng vượt qua “thành công”, cần tới sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức, kỹ năng cũng như tính kiên trì.

Mẹo cai sữa cho bé bú trộm được áp dụng khi bé khó cai sữa
Mẹo cai sữa cho bé bú trộm được áp dụng khi bé khó cai sữa

Cai sữa có nên cho bé bú trộm không?

Cai sữa là việc cho bé dừng bú mẹ để chuyển sang hình thức ăn dặm hoàn toàn, thường được thực hiện khi trẻ 18 – 24 tháng. Thay đổi thói quen của trẻ là quá trình khó khăn, do đó một số trẻ sẽ có tình trạng thèm sữa mẹ, khóc vặt, suy dinh dưỡng, sốc, biếng ăn,…khiến phụ huynh không yên tâm. Vậy có nên cho bé bú trộm khi cai sữa không? Điều này cần tùy thuộc vào thể trạng của bé.

Trẻ có dấu hiệu thích nghi được với thức ăn dặm như: Có phản xạ đưa môi dưới ra khi thức ăn gần đến miệng, thích thú với thức ăn lạ, không còn sặc, tăng cân khi bắt đầu ăn dặm,… thì mẹ không nên cho bú trộm. Khi trẻ đang dần quen với thói quen ăn mới, bú trộm làm quá trình cai sữa thêm khó khăn:

  • Kéo dài thời gian cai sữa
  • Sữa mẹ không còn đủ dưỡng chất, hoạt động bú mẹ sẽ không còn ý nghĩa, trẻ không được nhận đủ dinh dưỡng
  • Mẹ không có thời gian nghỉ ngơi bởi thường xuyên trông chừng con, tìm cách dỗ khi con đòi bú tiếp.

Những trẻ bị phản ứng với thức ăn dặm: Mẹ có thể xem xét cho bú trộm. Trường hợp này xảy ra khi cơ thể chưa kịp thích ứng gây tiêu chảy hoặc bị dị ứng thực phẩm. Đậu nành, sữa, trứng, tôm, cá hay thịt bò là những nguyên liệu dễ gây dị ứng (nôn ói, nổi mề đay).

Nguyên nhân khiến bé bú trộm

Bé bú trộm khi đang cai sữa không hiếm gặp, xuất phát từ nhiều nguyên do:

  • Bé quấn mẹ, bện hơi mẹ nên khi không được bú sẽ có cảm giác không an toàn, trống vắng
  • Cho bé cai sữa quá sớm, dẫn đến tâm lý và thể chất của bé chưa sẵn sàng cai sữa
  • Việc cai sữa cần sự đầu tư đúng cách từ cha mẹ, ví dụ: chế độ ăn dặm phù hợp với khẩu vị trẻ, có đồ chơi hỗ trợ để trấn an bé khi khóc hoặc thu hút sự chú ý của bé,…
  • Mẹ với bé vẫn có nhiều tiếp xúc gần gũi nên trẻ dễ có phản xạ nhớ và đòi bú mẹ.
Bé bú trộm do quấn hơi mẹ hoặc có cảm giác không an toàn
Bé bú trộm do quấn hơi mẹ hoặc có cảm giác không an toàn

Mẹo cai sữa cho bé bú trộm

7 mẹo cai sữa cho bé bú trộm hiệu quả mẹ nên tham khảo:

Giảm dần số lần bú thay vì cắt đột ngột

Mẹ lập kế hoạch giảm dần tần suất bú, tăng tần suất ăn dặm trong ngày theo từng giai đoạn. Sữa mẹ vốn đang là nguồn dinh dưỡng chính, đưa kháng thể và nước vào cơ thể bé. Việc dừng bú ngay lập tức có thể khiến bé rối loạn tiêu hóa, mẹ bị tắc sữa hoặc áp xe vú nguy hiểm tới tính mạng.

Ví dụ: Trung bình một ngày trẻ cần 7 – 8 cữ bú, mỗi cữ cách nhau 3 – 4 giờ. Khi bắt đầu cai sữa, mẹ giảm dần xuống 5 – 6 cữ/ngày, đồng thời kéo dài thời gian bú giữa các cữ và thay bằng thức ăn dặm mà bé hứng thú. 

Thay thế bằng phương pháp khác để bé cảm thấy an toàn

  • Dùng vú giả
  • Tận dụng đồ chơi, âm nhạc để gây sự chú ý của con
  • Pha trò cho bé.

Thay đổi thói quen ngủ để bé tự lập

Mẹ rèn luyện bé ngủ tự lập thay vì được mẹ ru ngủ bằng cách cho bú. Sử dụng gối ôm, chăn quấn hay cho con ngủ bằng giường riêng là những cách phổ biến, dễ áp dụng. Cùng với đó, người nhà tạo không gian ngủ thoải mái, thông thoáng để bé dễ vào giấc.

Giúp bé thích nghi bằng các hoạt động thay thế

Gia đình dành thời gian cho con, cùng con chơi đồ chơi, hoạt động thể chất (tập đứng, tập đi, tập với đồ vật), dỗ bé bằng âm nhạc, cho ăn vặt bằng bánh kẹo ăn dặm,… Những biện pháp trên có tác dụng phân tán sự tập trung của bé, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng về trí tuệ, thể chất.

Nhờ sự hỗ trợ từ người thân

Người thân tham gia vào quá trình cai sữa cho bé bú trộm, ưu tiên để bố hoặc người bé yêu quý vỗ về mỗi khi khóc, giảm bớt sự xuất hiện của mẹ trước mặt bé. Điều này giúp bé dần chuyển sự chú ý sang người khác và bớt quấn mẹ.

Luôn giữ thái độ yêu thương và kiên nhẫn

Một yếu tố tiên quyết trong quá trình cai sữa là sự kiên nhẫn và thái độ yêu thương với trẻ. Mẹ không nên tức giận, sốt ruột hay mắng quát khi con khóc đòi bú trộm bởi đây là phản xạ bình thường do bị cắt sữa; giữ vững thái độ nhẹ nhàng, cảm thông với con. Cùng với đó là kiên nhẫn duy trì thói quen mới, thực hiện cai sữa từng bước để con sớm thích nghi.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của bé

Mẹ tăng cường bữa ăn phụ cho bé trong ngày để thay sữa mẹ, đảm bảo cho trẻ không bị đói, khát nước hoặc thiếu chất. Thực đơn hàng ngày cần đa dạng các loại thực phẩm; ưu tiên các loại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa chua, sữa, trái cây, rau xanh,…

Cho trẻ uống sữa công thức cũng là một cách để bé dần quên sữa mẹ nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của bé. Thay vì bú mẹ trực tiếp, bé sẽ quen với việc cầm bình bú, được người khác cho bú. Điều quan trọng khi chọn sữa công thức là sản phẩm an toàn, phù hợp với thể trạng, giúp trẻ hấp thu tốt. Sữa bò organic Biostime SN-2 Bio Plus Organic là sản phẩm hội tủ đủ các tiêu chí trên, các mẹ có thể tham khảo. 

Sữa bò organic Biostime SN-2 Bio Plus Organic là sản phẩm hội tủ đủ các tiêu chí chọn sữa công thức chuẩn
Sữa bò organic Biostime SN-2 Bio Plus Organic là sản phẩm hội tủ đủ các tiêu chí chọn sữa công thức chuẩn

Những sai lầm cần tránh khi cai sữa cho bé bú trộm

Mẹ dừng cho bú bất chợt hay cai sữa quá sớm là những sai lầm nhiều phụ huynh mắc phải, làm quá trình cai bị gián đoạn. Dưới đây là những điều cha mẹ cần tránh để đảm bảo trẻ phát triển tốt:

Chọn sai thời điểm cai sữa

Cai sữa quá sớm hay quá muộn đều có tác hại nhất định:

  • Trẻ chưa sẵn sàng tiếp nhận nguồn dinh dưỡng mới sẽ khiến đường tiêu hóa bị rối loạn, cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, giảm sức đề kháng. 
  • Cai sữa quá muộn làm bé bám mẹ nhiều, khó hòa nhập, hay thức giấc về đêm, nguy cơ sâu răng cao… 

Do vậy bố mẹ nên cai sữa vào những thời điểm sau:

  • Khi trẻ trên 6 tháng tuổi
  • Cai sữa vào mùa xuân thời tiết dễ chịu
  • Tránh cai khi trẻ mới ốm dậy bởi đây là lúc trẻ cần nạp nhiều dưỡng chất để hồi phục.

Cai sữa quá đột ngột

Việc dừng bú mẹ một cách bất ngờ sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cả mẹ và bé:

  • Bé quấy khóc nhiều, giận dỗi, hờn vô cớ
  • Cơ thể suy yếu, giảm đề kháng từ sữa mẹ khiến trẻ dễ nhiễm trùng đường hô hấp và tai
  • Mẹ bị tác động tới thể chất và tinh thần: Vú đau tức, nhiễm trùng hoặc áp xe vú, sốt sữa, rò rỉ sữa, rối loạn kinh nguyệt, trầm cảm.

Sử dụng phương pháp tiêu cực

Một số bà mẹ lựa chọn phương pháp tiêu cực để rút ngắn thời gian cai sữa, giải quyết dứt khoát vấn đề bé bú trộm: Bôi thuốc cloxit đắng lên ti mẹ, bôi cao hoặc dầu lên đầu vú, sử dụng thuốc mắc cỡ để bé sợ ti mẹ, mẹ xa bé vài ngày,… Tuy nhiên, các phương án trên không được khuyến khích. Chúng gây nên sự khó chịu cho cả mẹ với bé; cùng với đó các loại thuốc bôi trên đầu ti nếu không rõ nguồn gốc sẽ làm bé dễ bị ngộ độc.

Không quan tâm đến cảm xúc của bé

Trẻ sơ sinh thường hờn dỗi khi đói hoặc khi không được đáp ứng nhu cầu của mình. Nếu tình trạng trên kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới tính cách của con trẻ. Do vậy, mẹ cần khéo léo khi xử trí với trẻ đòi khóc bú trộm, không nên “xem nhẹ” những biểu hiện thái độ của con.

Tự ý uống thuốc làm tắt sữa

Chủ động làm tắt sữa bằng thuốc là phương pháp cai sữa nhanh chóng, nhưng không đảm bảo an toàn cho người mẹ. Thuốc tắt sữa là một loại nội tiết tố buồng trứng, chỉ được dùng cho sản phụ mắc bệnh nguy hiểm (lao, HIV, ung thư,…) nhằm phục vụ mục đích y tế. Mẹ dùng thuốc khi không được chỉ định có nguy cơ bị áp xe ngực, sưng ngực, gây viêm ngực hoặc tắc tuyến sữa.

Các mẹo cai sữa cho bé bú trộm nên được áp dụng theo hướng tích cực. Mẹ và bé đều phải có thể chất khỏe mạnh, tâm lý ổn định trong quá trình cai sữa. Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt hoặc được bác sĩ khuyên hoặc kê đơn thuốc, mẹ không nên cai theo các phương pháp tiêu cực nhằm tránh hệ quả lâu dài về sau.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *