Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của phụ nữ khi mang thai là ốm nghén. Hầu hết các mẹ đều phải trải qua những cơn ốm nghén trong suốt thai kỳ. Với nhiều sản phụ, đây thậm chí là nỗi ám ảnh kinh khủng nhất. Vậy có bầu mấy tháng thì nghén và cách chăm sóc bà bầu bị nghén thế nào, hãy cùng Biostime tìm hiểu trong bài viết này.
Nghén khi mang thai là gì?
Ốm nghén khi mang thai là hiện tượng sinh lý rất bình thường. Chúng ta đều nghe và biết đến từ “nghén” nhưng không phải ai cũng hiểu tường tận về triệu chứng này.
Ốm nghén là gì?
Nghén hay ốm nghén là tình trạng buồn nôn hoặc nôn ở phụ nữ có thai. Tên tiếng anh của ốm nghén là “morning sickness”. Nhưng đừng vì thế mà hiểu nhầm ốm nghén chỉ xảy ra vào buổi sáng. Thực tế, cơn ốm nghén có thể “ghé thăm” các mẹ bất cứ lúc nào trong ngày.
Theo thống kê, tỷ lệ mẹ bầu bị nghén chiếm đến hơn 90%. Nguyên nhân được cho là do sự thay đổi của nội tiết tố Progesteron và HCG. Khi mang thai, lượng hormone này tăng nhanh gây giãn các cơ ở hệ tiêu hóa. Điều này khiến thức ăn ở dạ dày dễ bị đẩy lên thực quản gây buồn nôn.
Ngoài ra, ốm nghén khi mang thai cũng cũng có thể do hệ thần kinh của mẹ bầu nhạy cảm với mùi hương hoặc thực phẩm. Một số ít trường hợp liên quan đến yếu tố di truyền. Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, thói quen ăn uống thất thường cũng có thể dẫn tới ốm nghén.
Biểu hiện ốm nghén khi mang thai
Sau băn khoăn có bầu mấy tháng thì nghén, biểu hiện ốm nghén cũng là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Biểu hiện phổ biến nhất, “kinh điển” nhất của ốm nghén là cảm giác buồn nôn và nôn. Tùy thể trạng, cơ địa mỗi thai phụ mà tần suất xuất hiện các cơn buồn nôn khác nhau.
Với những mẹ bầu nghén nặng, bà bầu nôn ói thường xuyên với mức độ trầm trọng. Lúc này thức ăn bị tống ra ngoài hết đồng thời các mẹ cũng chán ăn dẫn đến cân nặng sụt giảm. Việc cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ gây nên hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi ở mẹ bầu. Tình trạng này kéo dài còn làm tăng nguy cơ mất cân bằng điện giải, mất nước có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, bà bầu khi xuất hiện các biểu hiện nghén dưới đây thì cần đến ngay cơ sở y tế:
- Nôn không kiểm soát
- Sốt
- Choáng váng, ngất xỉu, tim đập nhanh
- Nôn ra máu
- Tam cá nguyệt thứ 2, thứ ba vẫn buồn nôn dữ dội
- Buồn nôn/nôn kèm theo xuất huyết, đốm máu âm đạo
Bầu mấy tháng thì nghén?
Thực tế, tình trạng nghén khi mang thai ở mỗi thai phụ là khác nhau. Tuy nhiên, thời gian bắt đầu và kết thúc nghén ở hầu hết mẹ bầu nhìn chung có nhiều điểm tương đồng.
Thời gian bắt đầu ốm nghén
Có bầu mấy tháng thì nghén? Theo số liệu từ các cuộc điều tra, trường hợp phụ nữ mang thai bị nghén trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ chiếm hơn 70%. Trong đó, khoảng ½ số này xuất hiện cơn nghén đầu tiên ở tuần thứ 4 đến tuần thứ 6. Với những mẹ bầu nhạy cảm, ngay khi cấn bầu đã bị nghén để báo hiệu thiên thần nhỏ đã đến với mẹ. Nhưng cũng có những sản phụ ốm nghén muộn hơn, bắt đầu từ tuần thứ 8 – tuần thứ 12.
Mẹ bầu nghén bao lâu thì hết?
Câu hỏi thời gian nghén kéo dài bao lâu cũng được các mẹ bầu đặt ra không kém câu hỏi có bầu mấy tháng thì nghén. Thông thường, từ khi bắt đầu nghén, thời gian nghén nặng nhất trong thời kỳ mang thai là ở tháng thứ 4, thứ 5, chủ yếu ở tuần thứ 10 – 12. Lý do bởi thời điểm này nồng độ HCG tăng cao nhất. Sau đó các triệu chứng nghén sẽ giảm dần và biến mất hoàn toàn vào tuần thứ 14.
Ngoài ra, vẫn có những trường hợp mẹ bầu ốm nghén suốt 9 tháng 10 ngày của thai kỳ. Nhưng cũng có những mẹ mang thai tuần thứ 8 hết nghén. Nếu xảy ra tình huống này một cách đột ngột, tốt nhất các mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay để siêu âm kiểm tra. Bởi nếu không may mắn thì điều này có thể là dấu hiệu thai lưu.
Vậy bầu không nghén có sao không? Thực tế có rất nhiều mẹ bầu không nghén trong quá trình mang thai, thậm chí một số mẹ còn ăn uống ngon hơn. Điều này là hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi. Dù thế, bạn vẫn cần chú ý khám thai định kỳ để theo dõi tình hình của em bé.
Cách giảm tình trạng ốm nghén khi mang thai
Chắc hẳn đến đây bạn đã có đáp án cho câu hỏi có bầu mấy tháng thì nghén. Điều được quan tâm tiếp theo là có cách nào để tránh bị tình trạng này không? Trước tiên phải khẳng định không có bất cứ cách nào để phòng ngừa ốm nghén. Mẹ bầu nên tập trung vào những biện pháp giúp thuyên giảm triệu chứng để bớt khó chịu hơn. Một số gợi ý dưới đây có thể hữu ích với các mẹ:
Thay đổi lịch sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng
Khi bị nghén, phụ nữ mang thai đặc biệt nhạy cảm với mùi vị thức ăn. Ngoài việc xây dựng thực đơn bà bầu 3 tháng đầu đảm bảo dinh dưỡng, mẹ bầu cũng nên áp dụng những cách sau để cải thiện tình trạng ốm nghén:
- Ưu tiên các loại thực phẩm hợp khẩu vị.
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn một lượng thích hợp khi cơ thể thấy dễ chịu.
- Uống nhiều nước hơn bình thường.
- Bổ sung các loại thực phẩm chức năng, đặc biệt là viên sắt, viên uống vitamin tổng hợp để cơ thể mẹ bầu không bị suy nhược do ăn uống kém vì ốm nghén.
Bổ sung nước, điện giải qua dịch truyền
Cách tốt nhất để bổ sung nước, điện giải vẫn là thông qua chế độ ăn uống. Tuy nhiên, với những mẹ bầu nghén nặng, truyền dịch là giải pháp an toàn được áp dụng. Bởi nếu không bổ sung kịp thời thì việc nôn ói nhiều làm mất chất điện giải khiến natri máu, kali máu hạ gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Các loại dịch truyền được chỉ định thường là natri clorid, lactate ringer,… Tất nhiên, lượng dịch, tốc độ truyền cần theo đúng y lệnh và được bác sĩ theo dõi tránh những hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Sử dụng thuốc chống nôn
Có bầu mấy tháng thì nghén và nếu nghén quá nặng thì có thể sử dụng thuốc không? Những thông tin trên đã giải đáp băn khoăn vấn đề nghén khi nào. Còn việc dùng thuốc, đặc biệt là thuốc chống nôn thì đáp án chuẩn xác nhất phải do bác sĩ trả lời.
Thực tế, nhiều trường hợp mẹ bầu ốm nghén nặng, một số loại thuốc có thể được chỉ định. Phổ biến nhất là vitamin B6, Thiamine, thuốc Metoclopramid, Domperidon,… Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chống nôn với bà bầu cần hết sức cẩn thận vì tác dụng phụ của chúng có thể gây hại tới thai nhi. Vì thế, nếu bạn nghén nặng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc.
“Làm bạn” với các loại thảo dược thiên nhiên
Các phương pháp tự nhiên luôn là ưu tiên hàng đầu với thai phụ. Để giảm triệu chứng nghén, các mẹ nên thêm gừng vào các món ăn. Cùng với đó việc ngậm kẹo gừng, uống nước trà gừng, me sấu ngâm gừng,… cũng rất tốt cho việc đẩy lùi cơn nghén.
Ngoài ra, chanh cũng là lựa chọn tuyệt vời có khả năng ngăn buồn nôn. Mẹ bầu có thể ngửi chanh hoặc uống nước chanh đều được. Nhưng bạn không nên uống quá nhiều nước chanh tránh gây viêm loét dạ dày.
Giải tỏa tâm lý, tập luyện nhẹ nhàng
Việc duy trì trạng thái tâm lý ổn định có tác dụng rất lớn để cải thiện tình trạng ốm nghén. Thay vì quá lo lắng, bà bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, thả lỏng cơ thể và làm những điều mình thích. Đồng thời, đừng quên tập luyện thể dục với những động tác phù hợp vừa giúp tăng cường sức khỏe vừa hỗ trợ giảm hiện tượng nghén.
Những lưu ý cho bà bầu nghén khi mang thai
Ngoài giải đáp được thắc mắc có bầu mấy tháng thì nghén, các mẹ cũng đừng bỏ qua một số lưu ý dưới đây khi mang thai 3 tháng đầu để đối mặt với hiện tượng này một cách nhẹ nhàng nhất.
- Không nên ăn những món có mùi quá hăng, quá nồng; tránh tiếp xúc với những mùi dễ gây khó chịu như mùi xe hơi, mùi nước hoa,…
- Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị chua, cay vì chúng gây kích ứng cho hệ tiêu hóa càng làm tăng cảm giác buồn nôn.
- Dù chán ăn đến mức nào cũng không được để dạ dày trống rỗng.
- Sau khi ăn, thai phụ nên tản bộ nhẹ nhàng thay vì nằm xuống ngay.
Trên đây là những thông tin trả lời câu hỏi có bầu mấy tháng thì nghén của nhiều phụ nữ mang thai. Ốm nghén là hiện tượng tự nhiên thường gặp và hầu như không ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Đa số mẹ bầu vượt qua thời kỳ này một cách an toàn, ít khi cần can thiệp y khoa. Nhưng nếu cảm thấy thể trạng không tốt do nghén, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.