Trong thời gian mang thai, để có một thai kỳ khỏe mạnh, ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học mẹ bầu cần thay đổi các thói quen hoạt động, sinh hoạt và tâm lý theo chiều hướng tích cực để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bài viết này sẽ cung cấp đến mẹ những lưu ý quan trọng khi mang thai 3 tháng đầu để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Quá trình phát triển trong 3 tháng đầu của thai nhi
3 tháng mang thai đầu hay còn được gọi là tam cá nguyệt thứ nhất, bắt đầu tính từ khi tinh trùng và trứng tạo thành phôi, di chuyển thành công tới buồng tử cung. Lúc này, thai nhi đã hình thành. Sau 2 tuần đầu tiên, phôi thai đã đạt kích thước 1-2mm, quá trình trao đổi chất giữa mẹ và bé cũng dần được tiến hành. Dinh dưỡng của phôi thai sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào thức ăn từ người mẹ.
Vào cuối tam cá nguyệt đầu, đầu thai nhi sẽ lớn hơn so với phần thân, có hình dạng các bộ phận rõ ràng: Mắt, môi, mũi, tai, cằm. Phần tứ chi đã chồi ngón. Các cơ quan chính như tuần hoàn, tim mạch, tiêu hóa cũng bước vào giai đoạn phát triển quan trọng.
Những điều cần lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu
Giai đoạn thai kỳ 3 tháng đầu được coi là thời kỳ quan trọng và nhạy cảm nhất. Bởi hầu hết các trường hợp sảy thai thường xảy ra trong giai đoạn này. Do đó, để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ cần lưu ý những điều sau:
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Đầu tiên, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ đóng vai trò quyết định đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Và trong mỗi giai đoạn thai kỳ, những yêu cầu về hàm lượng các dưỡng chất thiết yếu như Sắt, Canxi, Acid folic, DHA,… mà mẹ bầu cần để cung cấp cho em bé thường không giống nhau.Theo lời khuyên của các chuyên gia và bác sĩ dinh dưỡng, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu, cụ thể như sau.
Bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm tươi
Thực phẩm tươi chưa qua chế biến luôn giữ được hàm lượng dinh dưỡng ban đầu, đặc biệt là không sử dụng các chất bảo quản nên đảm bảo được sự an toàn đối với thai phụ.
Trong khi đó, giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, đa số mẹ bầu sẽ bị nghén, ăn uống không được ngon miệng, thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, chán ăn. Trong khi đó, dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng đối với mẹ bầu. Vì vậy, việc bổ sung dinh dưỡng từ các loại thực phẩm tươi là điều rất quan trọng để giúp mẹ có một sức khỏe tốt, thai nhi có đủ chất dinh dưỡng để phát triển.
Những thực phẩm tươi giàu dinh dưỡng mà mẹ bầu giai đoạn 3 tháng đầu mang thai nên bổ sung:
- Cá, gà, thịt, trứng, đậu giàu protein và chất đạm giúp tạo cơ, xương và tạo máu.
- Gan động vật, rau xanh thẫm, súp lơ,… chứa hàm lượng Acid folic cao, đóng vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ.
- Omega 3 có trong dầu ăn, dầu oliu và mỡ cá.
- Sắt có nhiều trong gan lợn, lòng đỏ trứng gà, thịt bò hoặc các loại thịt đỏ,…
- Kẽm có trong cá, hải sản, thịt gia cầm, sữa,… là yếu tố cần thiết đảm bảo cân nặng và kích thước vòng đầu của thai nhi. Ngoài ra, kẽm còn cần thiết cho sự phát triển của con trước và sau khi sinh.
- Mỗi ngày, mẹ nên lựa chọn những thực phẩm giàu canxi như trứng, tôm, cá nhỏ ăn được cả xương, sữa,…
- Ngoài ra còn có các loại trái cây tươi không chỉ bổ sung canxi mà còn bổ sung thêm các loại vitamin A, B, C,… thiết yếu khác như: cam, quýt, dâu tây, kiwi,…
Xem thêm: Tổng hợp thực đơn bà bầu 3 tháng đầu đầy đủ nhất
Những thực phẩm nên kiêng
Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu qua chế độ ăn uống, mẹ bầu cũng nên kiêng những loại thực phẩm không tốt đối với thai kỳ như:
- Một số loại trái cây, rau củ quả mẹ bầu 3 tháng đầu nên hạn chế: Nhãn, dứa, đu đủ xanh, chùm ngây, rau ngót, mướp đắng,… Những loại thực phẩm này sẽ gây ra hiện tượng co thắt tử cung, đau nhức, khó chịu, nếu ăn nhiều có thể dẫn đến sảy thai.
- Các loại hải sản chứa lượng thủy ngân cao: Cá mập, cá ngừ, hải sản chưa qua chế biến kỹ hoặc bị ô nhiễm, Cua và các sản phẩm từ Cua vì thịt Cua có thể làm xuất huyết trong, làm co thắt tử cung hoặc gây lưu thai,…
- Các loại đồ uống chứa caffein, bia, rượu, các đồ uống có cồn.
- Các loại đồ ăn quá ngọt, quá mặn hay nhiều dầu mỡ.
- Thực phẩm tái, sống như nem chua, gỏi, sushi, tiết canh, thịt tái, trứng lòng đào,…
- Đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn thường có chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes. Loại vi khuẩn này có thể gây các bệnh về đường tiêu hóa cho mẹ, làm sảy thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, khi sử dụng các sản phẩm từ sữa và các chế phẩm từ sữa, mẹ bầu ba tháng đầu thai kỳ cũng nên lựa chọn loại đã tiệt trùng, không nên dùng các sản phẩm sữa tươi vì có thể sẽ bị nhiễm khuẩn. Việc ăn chín uống sôi là điều mẹ nên ưu tiên hàng đầu để mẹ và bé đều có một sức khỏe tốt nhất.
Tránh vận động mạnh
Trong thời gian có bầu 3 tháng đầu, do thai chưa ổn định vị trí và rất dễ bị tổn thương nên mẹ cần tránh các hoạt động mạnh như: leo núi, nhảy dây, chạy bộ,… hoặc mang vác các vật nặng. Thay vào đó, mẹ nên lựa chọn những vận động cơ thể nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ,… sẽ giúp cải thiện sức khỏe của mẹ tốt hơn mà không ảnh hưởng đến thai nhi.
Khám thai đều đặn, thường xuyên
Một trong những điều mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu cần lưu ý là việc thường xuyên đi khám thai hay xét nghiệm tiền sản theo các mốc quan trọng. Đặc biệt là những ngày đầu cần đi khám để kiểm tra xem thai đã vào buồng tử cung hay chưa. Sau đó là giai đoạn khám thai, sàng lọc các dị tật thai nhi ở tuần thứ 12 để phát hiện sớm những bất thường của thai nhi, từ đó có sự can thiệp phù hợp.
Hai mốc thời gian siêu âm mẹ cần chú ý:
- 6-8 tuần: Xác định tim thai, kiểm tra quá trình làm tổ của phôi thai và quá trình phát triển
- 11-12 tuần: Thực hiện sàng lọc thai nhi quý I, nếu sản phụ là đối tượng trên 35 tuổi thì cần đặc biệt lưu ý bởi trẻ có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao.
Tiêm phòng theo chỉ định của bác sĩ
Khi mang thai, mẹ bầu nên được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin đã được Bộ y tế khuyến cáo giúp ngăn ngừa một số bệnh ở mẹ và bé. Thông thường ở 3 tháng đầu là giai đoạn hình thành nên các cơ quan quan trọng của thai nhi của thai kỳ, do đó mẹ bầu sẽ không được tiêm bất cứ mũi tiêm nào để nhằm phòng tránh trường hợp ảnh hưởng không tốt đến em bé.
Hầu hết các mũi tiêm sẽ được tập trung vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Các bác sĩ thường khuyên chị em có ý định mang thai thì nên tiêm phòng trước khi có thai từ 3 đến 6 tháng để vắc xin có thể phát huy tốt công dụng.
Tránh các chất kích thích
Ba tháng đầu là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của thai nhi. Vì thế mẹ bầu nên tránh sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê hoặc các chất gây nghiện như ma túy, thuốc lắc, cocaine,… Những chất kích thích và chất gây nghiện này sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, bong nhau thai hay nhẹ hơn là các dị tật bẩm sinh của thai nhi.
Giữ tâm lý thoải mái, tránh stress
Khi mang thai, việc thay đổi hormone sẽ khiến mẹ bầu bị nghén, cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khó chịu và tâm lý cũng dễ nhảy cảm hơn, hay cảm thấy bực bội, cáu gắt hoặc suy nghĩ nhiều, lo lắng, tủi thân, khóc thầm,… thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm.
Vì vậy, yếu tố tâm lý được coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mẹ chỉ cần giữ một tinh thần thoải mái, luôn suy nghĩ mọi việc theo chiều hướng tích cực. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cải thiện những thói quen sống phù hợp như: nghỉ ngơi nhiều, tránh các hoạt động mạnh, không thức quá muộn sau 11h đêm,…
Quan hệ tình dục nhẹ nhàng
Khi có thai 3 tháng đầu, nhiều mẹ bầu sẽ có cảm giác muốn “yêu” hơn vì cơ thể mẹ lúc này sản sinh nhiều hormone, bầu ngực căng hơn, âm hộ dễ bị kích thích. Việc quan hệ tình dục là điều hoàn toàn có thể trong giai đoạn này. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý đến tần suất quan hệ, tư thế nhẹ nhàng, đơn giản.
Nếu mẹ bầu gặp phải các tình trạng như: Bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu, ra máu âm đạo, nhau thai thấp, mang đa nang,… cần đến gặp bác sĩ để có biện pháp can thiệp phù hợp.
Những dấu hiệu bất thường trong 3 tháng đầu cần đi khám ngay
Khi mang thai 3 tháng đầu, bên cạnh những dấu hiệu cho thấy thai nhi có sự phát triển tốt, mẹ bầu cũng nên chú ý một số dấu hiệu bất thường sau:
Nghén quá nặng
Ốm nghén là một triệu chứng bình thường đối với đa số mẹ bầu khi mang thai. Ốm nghén thường sẽ khiến mẹ nôn nhiều, cơ thể mệt mỏi, sợ mùi đồ ăn dẫn đến việc chán ăn. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến như cầu dinh dưỡng và sự phát triển của thai nhi. Nếu như cơ thể mẹ bị ốm nghén quá nặng, nôn nhiều, thời gian ốm nghén lâu thì mẹ bầu nên đến những cơ sở y tế uy tín để được thăm khám.
Ra khí hư và ngứa âm đạo
Việc ra khí hư nhiều và ngứa âm đạo bất thường có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm âm đạo do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu tình trạng này bị kéo dài, vùng âm đạo của mẹ bị đau rát, có mùi hôi, gây đau, khó chịu cho mẹ khi đi vệ sinh,… tốt nhất mẹ nên đi thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị tốt nhất, tránh ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Tiểu rắt, tiểu buốt
Tiểu rắt là hiện tượng sinh lý bình thường khi phụ nữ mang thai. Do sự thay đổi của nội tiết tố của mẹ trong thời gian mang thai khiến cơ thể tăng lượng máu và chất lỏng bài tiết qua thận cùng với đó là sự phát triển của thai nhi sẽ gây chèn ép lên bàng quang. Vì thế, mẹ bầu phải đi tiểu nhiều hơn bình thường, lượng nước tiểu rất ít.
Tuy nhiên, tình trạng này lại diễn ra nhiều kèm với cảm giác đau rát, khó chịu khi đi tiểu thì có thể là do yếu tố bệnh lý gây ra. Có thể là mẹ mắc các bệnh xã hội, bệnh phụ khoa, nhiễm trùng đường tiểu, viêm bàng quang cấp, viêm thận – bể thận cấp,…
Cách chữa tiểu rắt tiểu buốt ở bà bầu cần phải sự trên cơ sở tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh. Do đó, khi có dấu hiệu như: nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu hơi ngả vàng, màu đục và có mùi lạ, âm đạo có mùi khó chịu, dịch có màu, đi tiểu nhiều lần, có thể có máu và sốt nhẹ thì mẹ nên đi thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Đau bụng ra máu
Đau bụng ra máu là một biểu hiện bất thường mà mẹ bầu cần lưu ý khi thai nhi đang ở trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Bởi tình trạng đau bụng, ra máu tại thời điểm này có thể là do động thai, chửa ngoài dạ con, chửa trứng,… Nếu không phát hiện, xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn về sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và em bé.
Nếu chỉ bị đau bụng mà không ra máu thì mẹ chỉ cần nghỉ ngơi, tránh các hoạt động mạnh, mang vác vật nặng. Nhưng nếu tình trạng đau bụng diễn ra nhiều, lâu và đau hơn, mẹ bầu vẫn cần đến ngay các cơ sở y tế để tránh xảy ra những vấn đề nguy hiểm.
Trên đây là những lưu ý vô cùng quan trọng dành riêng cho các chị em đang mang thai 3 tháng đầu hoặc đang có ý định muốn mang thai trong thời gian tới. Có thể nói, mang thai là một quá trình chứa đựng nhiều sự vất vả gian nan của người phụ nữ. Hy vọng với những kiến thức ở trên sẽ giúp cho mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, đảm bảo được sức khỏe của bản thân và thai nhi.