Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng với mỗi người phụ nữ. Cảm giác khi phát hiện một sinh linh bé nhỏ đang hình thành trong cơ thể mình làm niềm hạnh phúc khó diễn tả bằng lời. Với những mẹ mang thai lần đầu, song hành cùng niềm vui vỡ òa là không ít băn khoăn, lo lắng làm sao để có một thai kỳ khỏe mạnh. Vậy thì đừng bỏ qua cẩm nang mẹ bầu dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết mang thai sớm
Hiện nay, có nhiều phương pháp khoa học để phát hiện mang thai nhưng cần đến một thời điểm nhất định mới xác định chính xác. Nhưng sự thay đổi dù rất nhỏ trên cơ thể bạn mới chính là nơi phát tín hiệu đầu tiên để biết em bé đã đến với mình.
- Trễ kinh:
Tỷ lệ chị em phát hiện có thai nhờ hiện tượng trễ kinh nguyệt rất cao. Nếu bạn có chu kỳ đều đặn, sau khi quan hệ tình dục đến kỳ kinh tiếp theo trễ 5 – 7 ngày, khả năng cao là bạn có tin vui.
- Buồn nôn, nôn:
Vài tuần đầu tiên của thai kỳ, 80% phụ nữ mang thai đều thấy buồn nôn. Tình trạng này thường xảy ra vào buổi sáng. Nguyên nhân là do nồng độ estrogen và progesterone tăng nhanh.
- Chảy máu âm đạo nhẹ hoặc lấm tấm:
Đây gọi là hiện tượng máu báo thai. Khi thụ tinh thành công, lớp niêm mạc tử cung dày lên, trừng cố định sâu hơn dẫn đến chảy máu. Tuy nhiên, không phải phụ nữ nào cũng có dấu hiệu này.
- Mệt mỏi:
Bình thường bạn hoạt động cả ngày không thấy mệt nhưng bỗng dưng lại mệt mỏi nhiều ngày liền thì có thể bạn đã mang thai. Vì lúc này, cơ thể bạn vẫn chưa quen với việc cung cấp dưỡng chất cho thai nhi 24/7.
- Thường xuyên đi tiểu:
Trong cẩm nang mẹ bầu không thể thiếu dấu hiệu nhận biết thai sớm này. Sau khi tinh trùng gặp trứng và thụ thai, thận phải hoạt động liên tục để lọc lượng máu bơm lên nhiều hơn bình thường. Điều này khiến các mẹ buồn tiểu hơn và đi nhiều lần trong ngày.
- Đầy hơi:
Từ khi bắt đầu mang thai, progesterone tăng làm quá trình tiêu hóa của cơ thể bị chậm lại dẫn đến đầy hơi. Nếu bạn thấy thường xuyên đầy bụng, khó tiêu hơn trước, có thể bé yêu đã tới với bạn rồi.
- Táo bón:
Táo bón khi mang thai là tình trạng thường gặp và kéo dài đến suốt thai kỳ. Do thai nhi hấp thụ lượng nước trong thức ăn đến ruột nên phân khô hơn, khó đẩy ra ngoài dẫn đến táo bón.
Đau lưng nhẹ: Thêm một biểu hiện mang thai sớm là khi xuất hiện những cơn đau nhức ở thắt lưng hoặc mỏi dọc sống lưng. Sở dĩ mẹ bầu thấy đau lưng là do dây chằng vị trí này đang giãn ra để bắt đầu thích nghi với sự thay đổi của tử cung.
- Thay đổi tâm lý:
Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố và hormone, đặc biệt là serotonin gây nên những xáo trộn cảm xúc. Do đó, tâm lý mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, dễ buồn bực, cáu gắt hơn.
- Ngực căng:
Ngực căng, tức là dấu hiệu có thai bạn nên ghi vào cẩm nang mẹ bầu. Thông thường, các mẹ sẽ thấy ngực căng từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 6, kéo dài khoảng 3 tháng đầu thai kỳ và giảm bớt về sau.
- Thay đổi khẩu vị:
Để đánh giá khả năng mang thai, bạn có thể dựa trên những thay đổi trong sở thích ăn uống. Nếu đột nhiên thèm chua hay ngọt hoặc luôn thấy nhạt miệng cần đồ ăn thì xác suất cao bạn đã có thai.
Các mốc khám thai định kỳ cần biết
Khám thai định kỳ rất quan trọng để theo dõi sự phát triển của thai nhi và phát hiện những bất thường để xử lý. Qua mỗi lần khám, các mẹ biết cách chăm sóc sức khỏe và dưỡng thai phù hợp.
Trong mỗi lần khám thai, các mẹ thường sẽ được kiểm tra tổng quát, siêu âm thai và làm một số xét nghiệm cần thiết. Mỗi thời điểm ứng với từng giai đoạn phát triển thai kỳ, nếu không có bất thường gì, các mẹ ghi vào cẩm nang mẹ bầu 4 mốc sau:
Tuần 5 – 8 của thai kỳ
Tại tuần thai này, các mẹ sẽ được xét nghiệm các chỉ số, nhất là HCG cùng siêu âm để xác định có thai hay không. Đồng thời, các bác sĩ sản khoa cũng siêu âm đầu dò để xác định thai đã vào tử cung cũng như tuổi thai. Với máy móc hiện đại, ngay từ thời điểm này, bạn đã biết được ngày dự sinh. Bước khám này rất quan trọng vì việc xác định đúng tuổi thai là nền tảng để theo dõi các mốc sau này.
Tuần 11-13 của thai kỳ
Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ siêu âm để xác định sự phát triển bình thường của thai, số lượng thai. Tuần thai này, các mẹ cũng lần đầu được nghe nhịp tim của bé yêu. Ngoài kiểm tra cân nặng, huyết áp, các mẹ sẽ thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như:
- Xét nghiệm máu nhằm xác định nguy cơ thiếu máu.
- Xét nghiệm nước tiểu phòng tránh nguy cơ tiểu đường thai kỳ, nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Xét nghiệm Thalassemia để biết thai nhi có bị tan máu bẩm sinh không.
- Làm Double test tầm soát hội chứng Down, Edward, Patau.
Tuần 20 – 24 của thai kỳ
Theo cẩm nang mang bầu, thông thường, ở tuần thứ 20, các mẹ được chỉ định siêu âm 4D hoặc 5D để kiểm tra hình thái thai nhi. Đồng thời, kiểm tra vị trí bám của nhau thai, lượng nước ối và tầm soát các bất thường ở các bộ phận cơ thể của thai nhi như tim, bụng, xương, não, cột sống, thận, tay chân,… Nếu có phát hiện bất cứ vấn đề gì nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc và tư vấn cho bạn về việc đình chỉ thai nghén hay không.
Tuần 30 – 32 của thai kỳ
Lúc này, cơ thể của em bé gần như đã đầy đủ và hoàn thiện. Vậy nên những bất thường chưa nhìn rõ ở mốc khám trước sẽ thấy rất rõ trong lần khám này. Điều này giúp các mẹ và gia đình chủ động hơn trong quá trình chuẩn bị đón bé yêu. Đồng thời, ở thời điểm này, bác sĩ cũng đánh giá lại sự phát triển của thai nhi từ đó xác định chính xác ngày dự sinh hơn.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
Trong cẩm nang mẹ bầu, đương nhiên không thể bỏ qua chế độ dinh dưỡng. Năng lượng cần cho phụ nữ mang thai yêu cầu nhiều hơn so với bình thường từ 400 – 500 kcal/ngày. Cùng với đó là để đáp ứng đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, thực đơn cho bà bầu cần quan tâm hơn, thay đổi mỗi ngày.
Theo đó, bạn cần cân bằng 4 nhóm chất thiết yếu trong thực đơn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Điều này đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho mẹ và bé cũng không khiến bạn tăng cân quá mức gây nên những hệ quả không tốt.
Bình thường các mẹ không để ý đến từng chất dinh dưỡng. Nhưng khi mang bầu, bạn nên chú ý bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng theo bảng dưới đây:
Chất dinh dưỡng | Lợi ích | Thực phẩm |
Canxi | Tốt cho xương và răng của thai nhi | Sữa, các loại đậu, phomai,.. |
Axit folic | Hạn chế thiếu máu, tránh dị tật ống thần kinh | Bắp cải, măng tây, bông cải, chuối, trứng,… |
Vitamin A | Tăng cường phát triển hệ xương, thị giác | Lòng đỏ trứng gà, bơ, thịt, rau có màu đỏ, vàng… |
Vitamin D | Ngăn ngừa còi xương, co giật do hạ canxi máu, loãng xương,… | Gan cá, bơ sữa, trứng… |
Vitamin B1 | Phòng ngừa tê phù | Các loại đậu, thịt nạc, rau bina, nấm mỡ,… |
Sắt | Tăng lượng máu cho mẹ, cung cấp đủ máu cho thai nhi | Rau muống, củ dền, thịt đỏ,… |
I ốt | Hạn chế sảy thai, sinh non, trẻ sơ sinh chậm phát triển trí tuệ, trẻ bị khuyết tật bẩm sinh | Cá biển, rong biển, muối ăn,… |
Những điều cần tránh khi mang thai
Khi mang thai, chắc chắn có rất nhiều điều cần kiêng cữ. Để đảm bảo an toàn cho chính mình và thai nhi, các mẹ nên ghi ngay những điều cần tránh này vào cẩm nang mẹ bầu:
Các loại thực phẩm cần tránh
Trong thời gian mang thai, các mẹ nên tránh các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ; các thức uống chứa cồn,… Không ăn đồ sống, đồ tái, thịt nguội, thịt hun khói,… Bạn cũng hạn chế sử dụng phô mai mềm, sữa chưa tiệt trùng.
Xem thêm: Những loại rau bà bầu không nên ăn để có một thai kỳ an toàn
Hạn chế chất kích thích
Chất kích thích, trong đó phổ biến nhất là caffeine bà bầu cũng không nên sử dụng. Bởi chúng làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim của mẹ, ảnh hưởng không tốt tới bé yêu.
Tránh tiếp xúc với sơn
Đã có nghiên cứu chứng minh, tiếp xúc hay hít phải mùi sơn làm tăng nguy cơ sảy thai và gây dị tật thai nhi. Bởi loại sơn nào cũng chứa dung môi và hóa chất rất độc hại và khiến mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi. Đây cũng là một trong những lưu ý quan trọng trong cẩm nang bà bầu.
Dùng thuốc không có sự chỉ định của bác sĩ
Khi có bầu, người mẹ được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc để tránh thuốc tác động tiêu cực đến thai nhi. Vậy nên nếu gặp vấn đề gì về sức khỏe, các mẹ cần đến bác sĩ để được tư vấn và chỉ định loại thuốc phù hợp. Ngay cả với thuốc bổ hay thực phẩm chức năng bạn cũng nên tham khảo ý kiến chuyên gia.
Tiếp xúc với khói thuốc lá
Trong thuốc lá có chứa đến hơn 4000 hóa chất gây hại, trong đó có nicotin. Khi hít phải khói thuốc, các chất độc này đi qua phổi vào trong máu của mẹ và đi trực tiếp đến thai nhi thông qua nhau thai. Điều này có thể dẫn tới sảy thai, thai chết lưu, sinh non,…
Ngâm mình quá lâu trong nước nóng
Ngâm mình với nước nóng là cách thư giãn được nhiều mẹ bầu yêu thích. Nhưng trong 3 tháng đầu thai kỳ, các mẹ không nên làm điều này. Vì khi nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ ảnh hưởng đến thai nhi gây dị tật.
Mang giày cao gót
Đi giày cao gót trong thời gian bầu sẽ làm tình trạng chuột rút trở nên nghiêm trọng hơn. Cùng với đó, giày cao gót cũng làm mẹ bầu bị đau lưng, phù nề. Ngoài ra, việc khó giữ thăng bằng dễ làm bạn vấp ngã đe dọa an toàn của thai nhi.
Ngồi hoặc đứng quá lâu
Dù mệt mỏi, khó chịu đến cỡ nào, bà bầu cũng đừng ngồi hay đứng quá lâu ở một vị trí. Điều này có thể dẫn tới các bệnh liên quan đến tĩnh mạch vì các mạch máu hoạt động chậm hơn. Thay vào đó, hãy đi đi lại lại sau mỗi 1 tiếng làm việc để cơ thể thoải mái và tinh thần cũng thư giãn hơn.
Mang thai là hành trình kì diệu của mỗi người mẹ. Ai cũng mong có một thai kỳ khỏe mạnh để đón bé yêu an lành đến với cuộc đời. Mong rằng cẩm nang mẹ bầu Biostime chia sẻ đã cung cấp thông tin hữu ích và giải tỏa phần nào âu lo cho các mẹ.
Tôi là Giám Đốc Marketing của công ty TNHH Đầu tư XNK Hoan TT. Một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam.