Cách xử trí thông minh cho cha mẹ khi rốn trẻ sơ sinh bị ướt 

Rốn trẻ sơ sinh bị ướt nếu kèm theo sưng đỏ, chảy mủ hay chảy máu thì bố mẹ cần hết sức lưu ý và đưa trẻ đi thăm khám kịp thời. Bởi đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng rốn trẻ sơ sinh.

rốn trẻ sơ sinh bị ướt
Rốn trẻ sơ sinh bị ướt là một dấu hiệu cảnh báo bị nhiễm trùng (Ảnh sưu tầm)

Rốn trẻ sơ sinh bị ướt có sao không?

Dây rốn là “con đường” giúp mẹ đưa oxy và chất dinh dưỡng sang con. Sau khi sinh, dây rốn sẽ được cắt và chỉ giữ lại phần cuống rốn khoảng 2-3 cm. Sau khi rụng rốn, bố mẹ có thể thấy ở gốc rốn của trẻ bị chảy một ít máu. Đây là điều hoàn toàn hình thường nên bố mẹ không cần quá lo lắng. 

Tuy nhiên, trong trường hợp bố mẹ thấy rốn trẻ sơ sinh bị ướt khi rụng rốn ở trẻ sơ sinh, đi kèm với các triệu chứng như vùng da quanh rốn sưng đỏ, chảy dịch mủ, rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi, vùng da rốn luôn ẩm ướt thì đây được gọi là tình trạng viêm rốn và đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh. Viêm nhiễm rốn không xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng rốn – một trong nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh. Biến chứng này cực kỳ nguy hiểm vì có thể gây tử vong ở trẻ.

rốn trẻ sơ sinh bị ướt
Rốn trẻ sơ sinh bị ướt kèm dịch mủ và mùi hôi khó chịu… là biểu hiện cảnh báo tình trạng viêm nhiễm rốn

Nguyên nhân rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng

Dây rốn sau khi được cắt sẽ dần dần khô lại và sẽ tự rụng vào khoảng 10-14 ngày sau sinh, thậm chí muộn hơn chút. Vậy nguyên nhân tại sao rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng? 

Rốn trẻ bị nhiễm nấm Candida

Nhiễm trùng nấm men là một nguyên nhân hàng đầu khiến rốn trẻ sơ sinh rụng nhưng chưa khô. Tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm nấm Candida thường đặc trưng bởi các triệu chứng như ngứa ngáy, đau, nóng rát tại vùng rốn.  Nấm Candida là loại ký sinh trùng có khả năng phát triển mạnh mẽ tại các vùng da ẩm ướt. Nếu số lượng nấm tấn công quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. 

Dây rốn trẻ sơ sinh bị ướt do nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn cũng là nguyên nhân khiến rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau rụng. Khi bị nhiễm khuẩn, quan sát tại vùng rốn của trẻ sẽ thấy biểu hiện sưng đau, phù nề và rốn tiết dịch vàng trông như mủ kèm mùi hôi khó chịu. Mùi hôi là do sự xuất hiện và trú ngụ của vi khuẩn trong rốn của trẻ. 

Ống niệu quản không được đóng khít

Rốn trẻ sơ sinh có mùi nặng, luôn trong tình trạng ẩm ướt rất có thể là do ống niệu quản của trẻ chưa đóng khít. Ống niệu quản nối bàng quang của thai nhi với dây rốn. Nếu ống niệu quản không thể đóng chặt sẽ khiến rốn của trẻ xuất hiện mùi hôi và chảy nước ẩm ướt.

Xem thêm: Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì lành sau khi rụng?

Cách xử trí khi rốn trẻ sơ sinh bị ướt

Phải làm gì khi rốn trẻ sơ sinh bị ướt? Đây chắc hẳn là thắc mắc của hầu hết bố mẹ khi bé yêu đang gặp phải tình trạng này. Theo khuyến cáo của các bác sĩ nhi khoa, điều bố mẹ cần làm là chú ý theo dõi và tuyệt đối không bỏ qua bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở rốn của trẻ.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng tư vấn đến bố mẹ cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bị ướt như sau:

  • Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh, lau rửa vùng rốn hàng ngày cho trẻ. Bố mẹ có thể dùng tăm bông hoặc miếng gạc sạch thấm nước muối sinh lý, sau đó nhẹ nhàng lau xung quanh vùng rốn. 
  • Cần tiến hành vệ sinh rốn cho trẻ đúng cách mỗi ngày. Sau khi rửa xong, bố mẹ cần thấm khô vùng rốn để đảm bảo vùng rốn luôn được khô thoáng.
  • Hạn chế tối đa sự cọ xát giữa rốn của trẻ với quần áo hay tã bỉm. Tốt hơn hết, bố mẹ nên mặc quần áo rộng rãi cho trẻ, chú ý cách mặc bỉm để không tiếp xúc với cuống rốn. Tránh tình trạng rốn bị nhiễm trùng do tiếp xúc với phân hay nước tiểu từ bỉm. 
  • Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị ướt, khi tắm cho trẻ, bố mẹ nên dùng miếng vải mềm hoặc bông gạc để thấm khô hết nước không may dây vào cuống rốn của trẻ. 
  • Bố mẹ cần sát khuẩn tay trước khi tắm hoặc vệ sinh lau rửa rốn cho trẻ.
  • Không nên sử dụng sữa tắm có nồng độ xà phòng cao, chú ý kỹ nếu có dùng sữa tắm an toàn cho trẻ sơ sinh
rốn trẻ sơ sinh bị ướt
Vệ sinh rốn trẻ sơ sinh đúng cách mỗi ngày để rốn luôn khô thoáng và nhanh rụng, đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm

Cách chăm sóc để phòng tránh rốn trẻ bị ướt

Vùng da ẩm ướt có thể kích thích vi khuẩn phát triển. Để rốn trẻ sơ sinh không bị ướt, hôi hay nhiễm trùng, phương án tốt nhất là giữ vệ sinh cho vùng rốn của trẻ.

Khi tắm, bố mẹ nên tránh để nước rơi vào vùng rốn hoặc ngâm trẻ trong nước tắm quá lâu. Ngoài ra, trong thời kỳ sau khi sinh hay rốn mới rụng, trẻ không được dùng xà phòng hay dung dịch hóa học. Việc tắm bằng thảo mộc cũng không mang lại hiệu quả cao bởi phương án an toàn nhất là giữ cho rốn luôn khô thoáng. Đồng thời, cha mẹ trước khi vệ sinh hay tắm cho bé cần làm sạch tay. Quần áo nên là loại rộng rãi, thoải mái để hạn chế ma sát với rốn. Đặc biệt, rốn trẻ phải được để tự rụng, không được cố ý kéo hoặc rút.

Cẩn trọng với những bất thường ở rốn của trẻ sơ sinh

Tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng, nhất là khi kèm theo các dấu hiệu viêm nhiễm thì bố mẹ cần hết sức cẩn trọng. Dưới đây là một số bất thường ở rốn của trẻ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm mà bố mẹ cần lưu tâm. 

Nhiễm trùng rốn khu trú tại chỗ ở trẻ sơ sinh

Nếu bố mẹ phát hiện ranh giới giữa da và dây rốn không còn bình thường, dây rốn bị viêm đỏ, chảy dịch hay rỉ máu và có mùi hôi thì khả năng cao là trẻ đã bị nhiễm trùng rốn. Trong trường hợp này, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời. 

Ngoài việc điều trị theo chỉ định thì việc chăm sóc trẻ tại nhà cũng vô cùng quan trọng. Bố mẹ cần chú ý vệ sinh rốn cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý và đưa trẻ đi tái khám nếu rốn của trẻ vẫn bị chảy dịch sau 2 ngày hoặc có triệu chứng nhiễm trùng nặng hơn. 

Nhiễm trùng rốn lan tỏa

Là hiện tượng nhiễm trùng rốn lan rộng ra các mô liên kết xung quanh, từ đó gây viêm đỏ vùng quanh rốn, hình thành quầng rốn có đường kính từ 2cm. Trẻ lúc này thường có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân như sốt cao, bỏ bú, người lừ đừ, quấy khóc. 

Xem thêm: Cảnh báo tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng cha mẹ cần lưu ý

Uốn ván rốn

Vi khuẩn Clostridium tetani thông qua vết cắt rốn mà tấn công xâm nhập vào cơ thể. Đây là loại vi khuẩn uốn ván, khi tấn công vào cơ thể sẽ không gây ra các triệu chứng bệnh trong thời gian ủ bệnh 7 ngày. Trong giai đoạn toàn phát, trẻ bị sốt cao 38-39 độ, thậm chí lên tới 40-41 độ, bỏ ăn, quấy khóc liên tục, dần dần xuất hiện triệu chứng co cứng và co giật, mặt nhăn lại, miệng chúm chím, sùi bọt mép và hai chân nắm chặt. Nếu cơn co giật xuất hiện liên tục sẽ kèm theo triệu chứng ngừng thở có thể khiến trẻ tím tái, chân tay lạnh làm tăng nguy cơ tử vong. 

Bệnh động mạch rốn duy nhất 

Bình thường, dây rốn là hệ thống mạch máu chứa 2 động mạch và 1 tĩnh mạch. Bất thường ở dây rốn có tỷ lệ trẻ gặp phải nhiều nhất thường là 1 động mạch rốn.

Thoát vị rốn

Sau 5-7 ngày sau sinh, cuống rốn dần khô lại và tự rụng, sau đó tạo nên rốn của trẻ. Thoát vị rốn xảy ra khi cơ bụng không thể đóng kín lỗ rốn lại được, làm xuất hiện khối tròn nổi lên giữa lỗ rốn. Bố mẹ có thể thể trực tiếp nhìn thấy và cảm nhận khi nhẹ nhàng ấn vào vùng rốn của trẻ. Tình trạng thoát vị rốn rất hiếm khi gây biến chứng nguy hiểm và có thể tự khỏi sau khi trẻ được 1 tuổi nên bố mẹ không cần quá lo lắng.

rốn trẻ sơ sinh bị ướt
Thoát vị rốn khiến rốn trẻ sơ sinh sưng lên giống như một khối u nhỏ

Bệnh u hạt rốn

U hạt rốn là hiện tượng chậm biểu bì hóa sau rụng rốn làm các mô hạt phát triển một cách quá mức. Thông thường, bệnh u hạt rốn xảy ra với những trẻ chậm rụng rốn, thời gian thường quá 6-8 ngày sau sinh và tạo điều kiện thuận lợi cho u hạt phát triển. 

Xem thêm:

Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh đi khám?

Trong quá trình chăm sóc cho bé, cha mẹ cần quan sát liên tục và loại bỏ hoàn toàn các điều kiện, tác nhân gây ra nhiễm trùng rốn. Rốn bị ướt là một trong những trường hợp đó. Khi trẻ có những biểu hiện sau, gia đình cần đưa tới cơ sở y tế để chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác:

  • Chảy dịch vàng từ cuống rốn
  • Chảy dịch từ các vùng xung quanh rốn
  • Có mủ ướt
  • Chảy máu
  • Sưng đỏ
  • Trẻ quấy khóc, sốt.
rốn trẻ sơ sinh bị ướt
Rốn trẻ bị ướt đi kèm biểu hiện quấy khóc thì mẹ cần đưa đi khám bác sĩ (Ảnh sưu tầm)

Trên đây là tổng hợp thông tin chi tiết về tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị ướt cũng như hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh rốn trẻ sơ sinh để ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng. Bố mẹ cần chú ý quan sát các dấu hiệu bất thường ở trẻ, đồng thời chủ động đưa trẻ đi khám để được phát hiện và xử lý kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *