Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì lành hẳn? Cách chăm sóc trẻ khi rụng rốn

Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì lành hẳn và cách chăm sóc rốn cho trẻ thế nào để rốn mau khô? Thắc mắc của rất nhiều bố mẹ sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Dây rốn có tác dụng gì?

Trước khi tìm hiểu dây rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì lành hẳn, bố mẹ cần hiểu rõ hơn dây rốn là gì và dây rốn có tác dụng như thế nào. 

Dây rốn được xem là “sợi dây” kết nối giữa người mẹ và thai nhi, kéo dài từ một lỗ mở trong dạ dày thai nhi đến nhau thai trong bụng mẹ với chiều dài khoảng 50cm. 

Dây rốn có nhiệm vụ mang oxy, chất dinh dưỡng từ nhau thai vào để nuôi dưỡng thai nhi. Tại dây rốn chứa hệ thống mạch máu bao gồm:

  • 1 tĩnh mạch:

Mang máu giàu oxy cùng chất dinh dưỡng cho thai nhi qua nhau thai. 

  • 2 động mạch:

Mang máu cùng các chất độc hại cho thai nhi trở lại nhau thai để đào thải ra ngoài. 

Bên cạnh đó, dây rốn là là nơi nhận kháng thể được truyền từ mẹ đến thai nhi. Kháng thể được truyền từ mẹ giúp trẻ có khả năng miễn dịch trước một số bệnh nhiễm trùng trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, dây rốn chỉ truyền được các kháng thể mà cơ thể người mẹ có.

Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì lành hẳn?
Dây rốn là là nơi nhận kháng thể được truyền từ mẹ đến thai nhi

Quá trình rụng rốn của trẻ sơ sinh như thế nào? 

Sau khi trẻ chào đời, bác sĩ sẽ tiến hành cắt dây rốn cho trẻ: 

  • Kẹp dây rốn 3-4 cm tính từ gốc rốn của trẻ bằng kẹp nhựa chuyên dụng.
  • Đặt một kẹp khác ở đầu kia dây rốn và tiến gần về phía nhau thai.
  • Dây rốn sẽ được cắt và để lại phần gốc dài 2-3 cm. 

Bố mẹ không cần lo lắng khi cắt rốn trẻ sẽ bị đau. Bởi dây rốn không có dây thần kinh khi cắt dây rốn thì cả mẹ và bé sẽ không bị đau đớn. Vậy điều gì có thể xảy ra khi trẻ rụng rốn?

Sau khi trẻ sơ sinh rụng rốn, bố mẹ có thể thấy ở rốn của trẻ một vài giọt máu. Bố mẹ đừng vội lo lắng bởi đây chỉ là hiện tượng bình thường không đáng ngại. Tuy nhiên, nếu rốn trẻ sơ sinh chảy nhiều máu không thể cầm thì bố mẹ cần gọi bác sĩ ngay lập tức. 

Đôi khi, rốn của trẻ có thể chảy ít dịch lỏng, thậm chí rốn của trẻ sơ sinh có mùi hôi nhẹ nhưng nếu không kèm theo triệu chứng viêm đỏ, chảy mủ hôi, trẻ sốt cao, bỏ ăn thì bố mẹ không cần quá lo lắng. 

Sau khi rốn rụng, trên bề mặt rốn sẽ được một lớp da mỏng bao phủ. Thậm chí đôi khi có một khối u tạo thành khối màu đỏ trên lỗ rốn và được gọi là nụ hạt rốn. Nếu điều này không mất đi sau 1 tuần thì bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời. 

rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì lành hẳn
Sau khi rốn rụng, trên bề mặt rốn sẽ được một lớp da mỏng bao phủ sau đó dần dần lành hẳn

Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì lành hẳn?

Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì lành hẳn? Sau khi chào đời và được cắt dây rốn, từ 5-8 ngày rốn trẻ sơ sinh sẽ tự rụng. Có nhiều trường hợp trẻ rụng rốn sớm hơn hoặc muộn hơn, nhất là những trẻ sinh non hoặc con đầu lòng thường có thời gian rụng rốn muộn hơn. Do vậy, nếu trẻ lâu rụng rốn thì bố mẹ không nên quá lo lắng mà tự ý tác động vào rốn trẻ. Thay vào đó nên kiên nhẫn vệ sinh chăm sóc và chờ gốc rốn rụng tự nhiên. 

Vậy rụng rốn trẻ sơ sinh khi nào lành hẳn? Sau khi cuống rốn đã rụng, sẽ mất khoảng 7-10 ngày sau đó để rốn có thể lành hoàn toàn. Bố mẹ cần lưu ý cho đến khi rốn rụng và lành lại hoàn toàn thì cần chăm sóc và giữ vùng rốn của trẻ luôn được sạch sẽ, khô thoáng để ngăn ngừa tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng, viêm nhiễm rốn. 

Cách chăm sóc trẻ khi rụng rốn

Khi đã biết thời gian rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì lành hẳn, bố mẹ cần tìm hiểu và nắm vững cách chăm sóc cho rốn trẻ sơ sinh trước khi rốn rụng và lành hoàn toàn. 

Cách chăm sóc trước khi trẻ rụng rốn

Ngay sau khi mới sinh và cắt rốn, phần rốn có thể có màu vàng sáng bóng. Sau đó, cuống rốn sẽ khô dần, chuyển sang màu nâu xám và rụng dần. Trước khi rốn của trẻ rụng tự nhiên, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây. 

  • Luôn giữ cuống rốn của trẻ khô, sạch sẽ

Bố mẹ hãy cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, khi mặc tã bỉm cần để phần miệng tã xuống dưới để rốn được hở và tiếp xúc trực tiếp với không khí. Việc này sẽ giúp cuống rốn nhanh khô hơn, tránh tình trạng bị ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm. 

Ngoài ra, nên sử dụng nước muối sinh lý để rửa sạch rốn và vùng da quanh rốn nhằm tránh tình trạng viêm nhiễm trước khi rụng.

Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì lành hẳn
Nên sử dụng nước muối sinh lý để rửa sạch rốn
  • Không sử dụng xà phòng vệ sinh rốn cho trẻ

Khi tắm cho trẻ, bố mẹ cần tránh để xà phòng hay nước dây vào cuống rốn vì dễ gây ẩm ướt dẫn đến viêm nhiễm. Nếu rốn của trẻ bị rỉ máu hay chảy dịch, bố mẹ có thể dùng băng gạc hoặc tăm bông sạch thấm khô cho trẻ. 

Xem thêm: Top các loại sữa tắm cho trẻ sơ sinh da nhạy cảm

  • Không tự ý tác động vào rốn của trẻ

Dù có thấy cuống rốn sắp rụng thì bố mẹ cũng không nên tự ý bứt xuống vì có thể khiến rốn trẻ bị chảy máu khó cầm hoặc nhiễm trùng. 

Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì lành hẳn
Mẹ chỉ nên lau nhẹ nhàng khu vực rốn của trẻ, không tự ý tác động vào rốn

Cách chăm sóc sau khi trẻ rụng rốn

Như đã chia sẻ, 8-10 ngày sau khi cắt rốn, cuống rốn sẽ dần khô lại và tự rụng. Sau đó sẽ mất từ 7-10 ngày để rốn có thể lành lại hoàn toàn. Trước khi vùng rốn lành lại thì bố mẹ vẫn cần chăm sóc rốn cho trẻ thật cẩn thận:

  • Dùng khăn mềm thấm nước để lau nhẹ, vệ sinh phần dịch hoặc chất bẩn trong rốn của trẻ. Tuyệt đối không dùng xà phòng hay bất kỳ loại dung dịch làm sạch nào khác để vệ sinh rốn của trẻ. 
  • Nên để rốn của trẻ tiếp xúc nhiều với không khí để rốn nhanh lành. Bố mẹ cũng cần cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt; tã vẫn nên đặt dưới rốn để tránh nhiễm bẩn từ nước tiểu cùng phân. 
  • Khi vệ sinh rốn cho trẻ, bố mẹ cần sát khuẩn tay sạch sẽ để tránh làm vi khuẩn xâm nhập tấn công và gây viêm nhiễm rốn của trẻ. 
  • Khi tắm cho trẻ, bố mẹ không nên để rốn tiếp xúc với nước quá lâu. Khi tắm xong cần nhanh chóng thấm khô phần rốn để tránh làm ẩm ướt rốn dễ dẫn đến viêm nhiễm. 
rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì lành hẳn
Mẹ có thể dùng gel để vết rụng rốn của bé mau lành

Cách làm rốn trẻ sơ sinh nhanh lành sau rụng

Để rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng nhanh lành, bố mẹ cần chú ý:

  • Để rốn của trẻ rụng tự nhiên:

Không nên vì thấy trẻ lâu rụng rốn mà bố mẹ tác động bứt cuống rốn ra vì điều này sẽ gây chảy máu và để lại sẹo cho trẻ. Do vậy, bố mẹ cần kiên nhẫn để cuống rốn của trẻ tự rụng đúng thời điểm.

  • Vệ sinh sạch sẽ khu vực rốn:

Bố mẹ cần giữ khu vực rốn của trẻ luôn được khô thoáng và chú ý vệ sinh hàng ngày. Lưu ý không nên để tã bỉm cọ vào rốn khi rốn mới rụng, chưa lành hẳn.

Xem thêm:

Lưu ý: Sau 3 tuần, rốn chưa rụng và chưa lành, đặc biệt xuất hiện những triệu chứng bất thường như rốn chảy mủ, rốn có mùi hôi, rốn bị sưng đỏ, phù nề, rỉ máu, trẻ sốt cao, quấy khóc…thì bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay. Bởi đây là dấu hiệu cảnh báo rốn của trẻ đã bị nhiễm trùng cần được xử lý càng sớm càng tốt. 

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì lành hẳn cũng như cách chăm sóc trẻ vào từng thời điểm trước rụng rốn, sau rụng rốn. Hy vọng bài viết giúp bố mẹ có thêm những thông tin bổ ích trong việc chăm sóc trẻ sau sinh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Messenger Chat Zalo Gọi ngay