Bà bầu ăn na được không? Giải đáp thắc mắc từ chuyên gia

Quả na là một loại trái cây được rất nhiều người yêu thích không chỉ bởi hương thơm, phần thịt mềm, vị ngọt thanh mát mà trong na còn chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cùng với lượng calo lớn. Nhưng đối với thai phụ và thai nhi, loại quả này có thực sự tốt? Bài viết dưới đây là những giải đáp từ chuyên gia về thắc mắc bà bầu ăn na được không của các mẹ.

Bà bầu ăn na có tốt không?

Những băn khoăn của mẹ bầu về việc bà bầu ăn na được không đã được các chuyên gia khẳng định mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn na và ăn với một lượng vừa phải, đúng cách sẽ rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Bởi na là loại quả chứa nhiều dưỡng chất, vitamin và chất khoáng cần thiết như photpho, canxi, kali, sắt, đồng, protein, carbohydrate, các loại vitamin C, B, K,… Ước tính trong 100g thịt quả na, mẹ bầu đã có thể cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các dưỡng chất thiết yếu, cụ thể như sau:

  • Protein (1.7g) giúp điều hòa cơ thể của thai phụ, tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển các bộ phận cơ thể thai nhi.
  • Carbohydrate (25.2g) giúp cung cấp năng lượng thiết yếu cho hoạt động hàng ngày của mẹ bầu.
  • Sắt (0.71mg) giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu của mẹ bầu trong thời gian mang thai.
  • Canxi (30mg) đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hệ xương răng cho thai nhi, giúp mẹ bầu hạn chế tối đa tình trạng bị chuột rút thai kỳ.
  • Magie (18mg) giúp chuyển hóa protein và cũng góp mặt trong quá trình hình thành hệ xương răng cho thai nhi.
  • Kali (382mg) cùng với Natri giúp duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể mẹ và điều hòa huyết áp.

Ngoài ra, quả na còn chứa hàm lượng chất xơ tương đối cao cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nên có nhiều lợi ích đối với mẹ bầu. 

Đặc biệt, trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, bà bầu ăn na được không? Câu trả lời là có. Bởi ăn na vào lúc này sẽ giúp mẹ bầu giảm thiểu các triệu chứng ốm nghén, giảm nguy cơ sảy thai, thúc đẩy quá trình phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi, hỗ trợ cả mẹ và con tăng cân đúng chuẩn theo tháng thai kỳ. 

bà bầu ăn na được không
Quả na có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khoẻ bà bầu và sự phát triển của thai nhi

Lợi ích khi ăn na vào tam cá nguyệt thứ nhất

Vào 3 tháng đầu thai kỳ, vì phải kiêng khem nhiều thứ nên các bà mẹ lo lắng về việc bà bầu ăn na được không. Thực tế, mẹ bầu ăn na có nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Cụ thể như sau:

Tốt cho tâm lý, giảm stress

Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi rất lớn kéo theo sự thay đổi về mặt tâm lý của mẹ bầu. Bên cạnh đó, nhiều mẹ bầu bị ốm nghén dẫn đến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Đó là lý do vì sao bà bầu hay cáu gắt vô cớ, dễ xúc động, thậm chí có trường hợp bị trầm cảm. 

Chính những cảm xúc tiêu cực này của mẹ có tác động rất lớn đến cảm xúc và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn na để bổ sung thêm vitamin B6, góp phần tổng hợp GABA, giúp mẹ bầu giảm bớt căng thẳng hiệu quả.

bà bầu ăn na được không
Bà bầu ăn na giúp giảm bớt căng thẳng, khiến tâm trạng trở nên thoải mái hơn

Ngăn ngừa nguy cơ sinh non

Bà bầu có được ăn na không? Trong quả na có chứa hàm lượng vitamin B6, magie và sắt khá cao giúp cải thiện mật độ của các hemoglobin, từ đó ngăn ngừa việc chuyển dạ sớm và cải thiện tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu. Do đó, bà bầu có thể sử dụng loại quả này khi mang thai 3 tháng đầu.

Giảm tình trạng ốm nghén

Nhiều mẹ bầu phải đối mặt với các triệu chứng ốm nghén trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, khó chịu, bị nôn nghén thường xuyên, không thể ăn uống như bình thường. Điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Để giảm bớt tình trạng nôn nghén, bà bầu nên ăn na vì đây là nguồn thực phẩm giàu vitamin B6, vitamin C, đều là những khoáng chất giúp giảm ốm nghén, buồn nôn cho mẹ bầu hiệu quả. Ngoài ra, vitamin C còn giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc một số bệnh như cảm cúm, cảm lạnh,…

Tốt cho tim mạch

Quả na có tốt cho bà bầu không? Mẹ bầu khi ăn na trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất sẽ có một hệ tim mạch tốt. Bởi hàm lượng kali, natri trong quả na giúp điều chỉnh huyết áp và nhịp tim. Bên cạnh đó, hàm lượng các chất chống oxy hóa và vitamin C giúp hỗ trợ ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do, tăng cường sức đề kháng, cải thiện chức năng hệ tim mạch.

Tránh táo bón

Vì hàm lượng chất xơ thực vật và thành phần pectin có trong quả na khá cao sẽ giúp điều chỉnh nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón và các vấn đề khác liên quan đến đường tiêu hóa. Do đó, ăn na với một hàm lượng vừa phải, hợp lý sẽ giúp mẹ tránh được tình trạng táo bón khi mang thai.

Tốt cho não bộ

Tình trạng ốm nghén kết hợp với sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai gây ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý của mẹ bầu, dẫn đến mẹ luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, dễ cáu gắt, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, vitamin B6 dồi dào có trong quả na rất có lợi cho hoạt động não bộ của mẹ bầu, giúp loại bỏ căng thẳng, thư giãn hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị trầm cảm hiệu quả.

bà bầu ăn na được không
Bà bầu ăn na góp phần tăng sự phát triển não bộ của thai nhi, giúp trẻ sinh ra thông minh, nhanh nhẹn

Tốt cho tóc và mắt của thai nhi

Bà bầu ăn na có tốt không? Câu trả lời là có. Hơn thế, mẹ bầu ăn na còn tốt cho cả sự phát triển của thai nhi. Bởi hàm lượng vitamin A và vitamin C có trong quả na rất dồi dào rất cần cho thai nhi. Vitamin A tốt cho da, tóc và mắt còn vitamin C có tác dụng hiệu quả trong việc chống lại các gốc tự do trong cơ thể, tiêu diệt những vi khuẩn có hại. Do đó, mẹ bầu bổ sung na đúng cách và khoa học trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp cho việc hình thành mạnh mẽ các dây thần kinh, não bộ và hệ miễn dịch của thai nhi. 

Tác hại của việc ăn na không đúng cách

Bà bầu ăn na được không? Dù quả na có nhiều dưỡng chất tốt, được khuyến khích cho mẹ bầu sử dụng để bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất, tuy nhiên, việc mẹ bầu ăn na không đúng cách có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ như:

Mọc mụn và táo bón

Nhiều người vẫn nhầm tưởng na là một loại trái cây “lành tính”, nhưng thực ra na lại là một trong số các loại quả dễ gây nóng cho cơ thể. Đối với những người vốn bị nóng trong, chỉ cần ăn một vài quả là da sẽ bị nổi mụn.

Ăn na có tốt cho bà bầu, tuy nhiên trong quả na chưa chín kỹ có chứa chất tanin, chất này khi kết hợp với thức ăn hàng ngày sẽ tạo ra hợp chất khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn, gây ra tình trạng táo bón, khó tiêu.

Tăng hàm lượng đường trong máu

Trong quả na có chứa hàm lượng đường tương đối cao nên mẹ bầu sử dụng lượng na nhiều, thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng hàm lượng đường trong máu cao gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ. Đối với mẹ bầu đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ không nên ăn na vì sẽ làm trầm trọng thêm bệnh này.

bà bầu ăn na được không
Trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn na sẽ khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn

Gây chóng mặt

Lượng đường trong na tương đối lớn nên nếu mẹ bầu ăn khi đói khiến cơ thể không kịp hấp thụ lượng đường quá lớn trong cùng một lúc, dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.

Lưu ý cho bà bầu khi ăn na 

Để có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và con, ngoài vấn đề bà bầu ăn na được không, mẹ bầu nên lưu ý một số điều quan trọng sau đây:

Chỉ nên ăn na với số lượng ít  

Bất cứ loại thực phẩm nào, dù có tốt đến đâu cũng không nên ăn quá nhiều. Do đó, mẹ bầu cũng chỉ nên ăn na với một lượng đủ, khoa học khoảng 300g/ngày, tương đương với một quả na và có thể ăn để thay thế cho bữa phụ. Nếu ăn quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ không mong muốn như nóng trong, táo bón, tăng đường huyết,…

Không ăn quả có giòi

Khi ăn na, các mẹ cần quan sát thật kỹ xem bên trong quả na có giòi hay không vì loại quả này có vị ngọt và mùi thơm nên rất dễ thu hút các loại côn trùng tới đẻ trứng. Mẹ bầu ăn phải quả có giòi sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về hệ tiêu hóa như đi ngoài, ngộ độc thực phẩm,…

bà bầu ăn na được không
Mẹ bầu không nên ăn những quả na có dòi, na quá chín có đốm đen để tránh gặp phải các vấn đề về tiêu hoá

Ăn sau bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng 

Sau bữa ăn khoảng 1-2 tiếng là thời điểm ăn na tốt nhất cho mẹ bầu hoặc mẹ có thể dùng na vào bữa phụ giữa hai bữa chính. Ngoài ra, mẹ bầu nên nhớ không ăn na khi đói sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày và không ăn na vào buổi tối vì dễ dẫn đến tình trạng tăng cân mất kiểm soát.

Không cắn vỡ hạt na

Tuy hạt na có thể dùng để làm thuốc chữa bệnh nhưng nó lại chứa độc tố cao. Vì vậy, khi ăn na, các mẹ bầu cần lưu ý không cắn vỡ lớp vỏ hạt để phòng ngừa độc tố từ hạt phát tác ra ngoài. Nếu mẹ có lỡ nuốt phải hạt na cũng không nên quá lo lắng vì lớp vỏ của hạt rất cứng. 

Không nên ăn na quá chín

Những quả na quá chín thường có mắt thâm đen và nhiều vết nứt nẻ, có dấu hiệu chảy nước. Khi mẹ bầu thấy na có những dấu hiệu này thì chứng tỏ quả đã bị hỏng, úng, chua, lên men, mẹ không nên sử dụng mà hãy đem vứt bỏ. Nếu mẹ cố ăn những quả này có thể bị đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc, gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Xem thêm: 

Những thông tin trên đã giải đáp thắc mắc bà bầu ăn na được không của các mẹ bầu. Bên cạnh đó các thông tin hữu ích đã phân tích giá trị dinh dưỡng của quả na đối với sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Hy vọng, các mẹ bầu có thể tham khảo và sử dụng loại trái cây thơm ngon này đúng cách để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *