Từ khi phát hiện mang thai, chắc chắn người mẹ nào cũng mong muốn một thai kỳ khỏe mạnh, mọi điều hanh thông. Hành trình 9 tháng 10 ngày luôn tiềm ẩn những nguy cơ, tồn tại những bất ngờ không ai biết trước. Điều này đòi hỏi các mẹ phải hết sức cẩn thận biết cách tự chăm sóc mình. Bài viết này sẽ chia sẻ những bí kíp chăm sóc bà bầu đầy đủ và khoa học nhất dành tặng bạn.
Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn rất khó khăn với các mẹ bầu. Bởi cơ thể các mẹ lúc này có nhiều thay đổi khiến mẹ bị ốm nghén, vô cùng khó chịu. Bởi vậy, việc chăm sóc bà bầu ở tam cá nguyệt đầu tiên vô cùng quan trọng.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
Thực đơn cho mẹ bầu thời kỳ này cần đặc biệt chú ý bổ sung dưỡng chất và các loại vitamin. Điều này giúp bạn tăng cường sức khỏe và để thai nhi ổn định trong tử cung, phát triển các bộ phần cơ bản nhất của cơ thể. Trước tiên, hãy chắc chắn rằng chế độ ăn hằng ngày cân bằng được 4 nhóm chất: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Tiếp theo, các mẹ nên ưu tiên những thực phẩm giàu axit folic, vitamin B6, sắt,… Đặc biệt, axit folic rất cần được bổ sung từ đầu thai kỳ vì dưỡng chất này hỗ trợ sự phát triển và hoàn thiện của ống thần kinh. Axit folic có nhiều bông cải xanh, măng tây, trứng, các loại quả mọng,… Các thực phẩm nên ăn khác là ngũ cốc, thịt nạc, thịt bò, cá sạch, trái cây tươi, sữa chua,…
Đa số phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đều gặp tình trạng ốm nghén. Vì thế, hãy quan tâm, chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu nhiều hơn. Mẹo chữa nghén cho bà bầu là hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày với các món dễ tiêu hóa. Cùng với đó cần tránh một số thực phẩm như ngải cứu, rau ngót, đu đủ xanh, dứa,… vì chúng làm tử cung co thắt dễ gây sảy thai. Đồ uống có cồn, cafein, đồ tái sống cũng nên loại bỏ ngay khỏi thực đơn.
Những điều cần kiêng kỵ trong 3 tháng đầu
Việc chăm sóc thai kỳ 3 tháng đầu rất quan trọng để đảm bảo thai nhi an toàn và phát triển ổn định. Do đó, thai phụ cần tránh những điều sau:
- Tẩy trắng răng:
Việc sử dụng thuốc tẩy trắng kết hợp cùng các thiết bị nha khoa làm trắng sáng răng sẽ tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
- Sơn móng tay:
Nhiều mẹ bầu cảm thấy khó chịu vì mùi hắc nồng của sơn móng tay. Trong sơn móng tay cũng chứa nhiều chất gây hại như dibutyl phthalate, toluene, formaldehyde,… gây hại cho não bộ của trẻ.
- Với tay lên cao:
Ở 3 tháng đầu tiên, độ bám của thai nhi vào tử cung còn rất yếu. Vậy nên, mẹ tuyệt đối không đưa 2 tay lên cao để làm bất cứ việc gì, dễ bị sảy thai.
- Hoạt động mạnh:
Tập thể thao với các động tác mạnh, mang vác, leo trèo,… không nên làm trong thời gian này vì chúng không tốt cho hoạt động tuần hoàn máu.
- Quan hệ tình dục không an toàn:
Thực tế, mẹ bầu hoàn toàn có thể quan hệ tình dục trong những tháng đầu khi mang thai. Nhưng vì thai chưa ổn định nên bạn cũng cần hạn chế.
- Căng thẳng hoặc làm việc quá sức:
Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, tinh thần căng thẳng cũng là nguyên nhân đe dọa sảy thai. Hãy cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi sao cho phù hợp.
- Hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích:
Thuốc lá và các chất kích thích chứa các hoạt chất gây tổn thương đến phổi và não bộ thai nhi.
- Tiếp xúc với chó mèo:
Lông chó, mèo khiến nhiều mẹ bị dị ứng. Trong phân mèo lại có vi khuẩn toxoplasmosis không tốt với thai nhi nên tốt nhất là bạn không tiếp xúc với chúng.
Dấu hiệu mẹ bầu nên đi khám trong tam cá nguyệt thứ nhất
Trong quá trình chăm sóc bà bầu mang thai 3 tháng đầu, khi thấy một số biểu hiện bất thường dưới đây, cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị:
- Chảy máu âm đạo:
Thấy máu âm đạo dù ít hay nhiều, màu sắc ra sao, các mẹ cần gặp bác sĩ ngay lập tức vì có thể đó là dấu hiệu của sảy thai, thai chết lưu, chửa ngoài tử cung,…
- Đau bụng dưới:
Khi đau bụng dưới ba tháng đầu, cơ thể xuất hiện những cơn đau kéo dài liên tục, không thuyên giảm, hãy đi khám luôn bởi đây là triệu chứng của dọa sảy thai.
- Chuột rút:
Đây là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu. Nhưng nếu chuột rút ở bụng kèm theo khó thở, chảy máu âm đạo thì cần đi khám luôn.
- Mất triệu chứng mang thai:
Nếu đột nhiên mẹ thấy mất các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, chán ăn, căng tức ngực,… cũng cần đến bệnh viện khám.
Chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa
Qua 3 tháng đầu, tình trạng ốm nghén cơ bản đã giảm bớt. 3 tháng giữa được gọi là thời kỳ bàng để mẹ bồi bổ cơ thể giúp thai nhi phát triển toàn diện. Chăm sóc bà bầu giai đoạn này cần lưu ý:
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa
Nhu cầu năng lượng trung bình của phụ nữ mang thai ở tam cá nguyệt thứ 2 khoảng trên 2.500kcal. Bạn nên ghi nhớ thông tin này để xây dựng chế độ dinh dưỡng đáp ứng đủ nhu cầu đó. Trong đó, nhu cầu về các nhóm chất thiết yếu cụ thể như sau:
- Chất đạm:
Thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu,… tốt cho hình thành bào thai, nhau thai, mô cơ thể mẹ.
- Chất béo:
Dầu dừa, dầu cọ, dầu mè, mỡ cá,… rất cần cho hệ thống thần kinh và hình thành màng tế bào của thai nhi.
- Chất xơ:
Ngũ cốc, rau xanh, khoai lang, trái cây,… hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón.
Đặc biệt, thời kỳ 3 tháng giữa, mẹ bầu rất dễ bị thiếu máu nên cần bổ sung nhiều sắt hơn. Nguồn sắt cho bà bầu tự nhiên từ thực phẩm không thể đáp ứng đủ, bạn cần thêm viên uống. Ngoài những thực phẩm nên bổ sung, các mẹ cũng lưu ý những loại cần tránh. Với giai đoạn này, mẹ bầu đã ăn uống ngon miệng hơn nhưng cần hạn chế đường, tinh bột tránh ăn quá nhiều dẫn đến tiểu đường thai kỳ cùng khiến não bộ thai nhi phát triển chậm hơn.
Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng giữa
Giai đoạn 3 tháng giữa, thai nhi ổn định hơn nhưng mẹ không thể chủ quan, vẫn có những điều không nên làm:
- Làm việc nặng:
Các hoạt động mạnh hay mang vác, di chuyển vật nặng khiến mẹ bầu nhức mỏi cơ thể, dễ bị chấn thương, thậm chí ngã do mất thăng bằng. Ngay cả việc yêu cầu phải leo trèo nhiều dù không phải mang vác gì cũng không nên thực hiện. Tất cả những điều này đều có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nhất là sảy thai.
- Đứng quá lâu:
Việc đứng quá lâu sẽ khiến chân phải chịu áp lực thời gian dài, cản trở hồi lưu máu tĩnh mạch. Từ đó, chân mẹ bầu sẽ rất đau mỏi, phù nề kéo theo cả đau lưng.
- Mang giày cao gót thường xuyên:
Đi giày cao gót thường xuyên làm các dây chằng ở chân bị kéo căng. Điều này khiến các mẹ dễ bị chuột rút ở chân hơn. Giày cao gót cũng tăng nguy cơ mất thăng bằng, vấp ngã ảnh hưởng đến thai nhi, tệ nhất là sảy thai.
- Cúi đầu thường xuyên:
Chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa nhớ nhắc các mẹ không được thường xuyên cúi đầu để tránh bị chóng mặt.
Dấu hiệu cần đi khám ngay
Dấu hiệu bất thường không được xử trí kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và bé. Trong 3 tháng giữa thai kỳ, những dấu hiệu được coi là bất thường phải kể đến:
- Đau bụng và chảy máu âm đạo:
Khi hai triệu chứng này xảy ra đồng thời, nhất là bụng đau quặn, có thể là dọa sảy/sảy thai, cần đến cơ sở y tế nhanh nhất để khám và có biện pháp xử lý.
- Không thấy cử động thai:
Thời kỳ 3 tháng giữa các mẹ đã cảm nhận được một số cử động của con. Nếu thấy cử động giảm hẳn một nửa trong vòng 12 giờ hoặc không có chuyển động gì quá lâu, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay.
- Vỡ nước ối sớm:
Nước ối chính là môi trường chất chất dinh dưỡng duy trì sự sống của thai nhi. Thông thường, sản phụ đến tuần thứ 37 trở đi mới vỡ ối. Trong 3 tháng giữa thai kỳ đã vỡ ối non là dấu hiệu nguy hiểm cần gặp bác sĩ ngay.
- Bụng không phát triển và không tăng cân:
Giai đoạn này theo lẽ thường mẹ bầu sẽ tăng cân nhanh, bụng cũng to lên nhiều. Nếu không thấy điều này, bạn nên đi khám ngay.
Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối
Bước đến 3 tháng cuối các mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi và nặng nề vì lúc này bụng bầu đã lớn. Việc chăm sóc bà bầu giai đoạn này cần tập trung vào những gì?
Chế độ dinh dưỡng cần thiết
Giai đoạn 3 tháng cuối là lúc bà cần bổ sung nhiều năng lượng nhất. Ngoài việc cân bằng các nhóm dưỡng chất, chế độ ăn hằng ngày cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt, protein, canxi, DHA, axit folic,… Những thực phẩm được khuyến khích sử dụng là thịt đỏ, rau tốt cho bà bầu có màu xanh đậm, đậu nành, ngũ cốc, dầu cá,… Bạn cũng chú ý uống 8 – 12 ly nước mỗi ngày vừa tránh mất nước vừa giảm táo bón và chuột rút.
Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng cuối
Để thuận lợi đón bé yêu chào đời, trong 3 tháng cuối, mẹ bầu cần tránh:
- Hạn chế quan hệ tình dục: Nếu sức khỏe thai kỳ của mẹ bầu không tốt thì nên hạn chế việc quan hệ để tránh động thai.
- Không đi chơi xa: Đi du lịch hay đi chơi xa thời điểm này sẽ làm cơ thể các mẹ nhức mỏi dẫn đến hậu quả không tốt.
- Không ăn quá mặn: Lượng muối nạp vào cơ thể quá nhiều tăng khả năng bị tiền sản giật và gây rối loạn hấp thụ dưỡng chất.
- Không tự lái xe: Bụng bầu 3 tháng cuối thai kỳ đã to nên lái xe không được như bình thường, không xử lý được tình huống dễ xảy ra tai nạn.
Lời khuyên cho mẹ bầu trước khi vượt cạn
Để chuẩn bị cho việc vượt cạn sắp tới, mẹ bầu nên:
- Đăng ký tham gia lớp học tiền sản để vững vàng tâm lý hơn khi chuyển dạ và sinh nở.
- Tìm hiểu và chọn nơi sinh phù hợp.
- Chuẩn bị vật dụng đi sinh cũng như đồ sơ sinh cần thiết cho em bé.
Chăm sóc phụ nữ mang thai luôn đòi hỏi phải rất tỉ mỉ và quan tâm đến từng chi tiết. Trong bài viết này, Biostime đã chia sẻ cách chăm sóc bà bầu cụ thể, chi tiết và dễ hiểu nhất dành cho các mẹ. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp thai phụ khỏe mạnh và thai nhi bình an chào đời.
Tôi là Giám Đốc Marketing của công ty TNHH Đầu tư XNK Hoan TT. Một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam.