Chế độ dinh dưỡng khi mang thai không thể thiếu các loại rau củ quả. Đây là nguồn bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất lành tính cho thai phụ. Dù thế vẫn có những loại rau có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé mà mẹ bầu không nên ăn. Hãy cùng tìm hiểu nhóm rau tốt cho bà bầu và những loại rau nên tránh trong bài viết này.
Hàm lượng rau cần bổ sung cho bà bầu
Trước tiên, phải khẳng định chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ không thể thiếu rau. Nhưng việc ăn bà bầu nên ăn rau gì, hàm lượng bao nhiêu thì không phải ai cũng biết. Những loại rau tốt cho bà bầu chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau trong bài viết này.
Về hàm lượng rau cần bổ sung cho cơ thể ở phụ nữ mang thai được khuyến cáo là khoảng 500 gram mỗi ngày. Hàm lượng này tính cả với rau được nấu chín và rau dưới dạng ăn sống. Nhưng các chuyên gia khuyên nên hạn chế đến mức thấp nhất việc ăn rau sống, tránh những hệ quả tiêu cực có thể xảy ra như đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc,… Đồng thời, mẹ cũng nên chọn rau theo mùa, tránh sử dụng rau đóng hộp sẵn.
Không ít mẹ bầu có tâm lý dùng các loại thực phẩm chức năng bổ sung khoáng chất thay vì ăn rau củ. Điều này là không nên vì chúng không thể đáp ứng đủ nhu cầu chất xơ cần thiết. Ngược lại, mẹ bầu cũng không “thần thánh hóa” việc ăn rau mà sử dụng quá nhiều. Thậm chí, việc này còn có thể gây nên tác dụng ngược, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Rau tốt cho bà bầu và bé
Bà bầu nên ăn rau gì? Rau củ nói chung chứa nhiều khoáng chất và vitamin tổng hợp cho bầu. Nhưng với phụ nữ mang thai thì cần lựa chọn cẩn thận hơn để không ảnh hưởng đến thai nhi. Dưới đây là một số loại rau tốt cho bà bầu, các mẹ tham khảo nhé.
Nhóm rau ăn lá, ăn hoa
Nhóm rau ăn lá, ăn hoa là đáp án đầu tiên cho câu hỏi bầu ăn rau gì tốt. Đây là nhóm rau phổ biến nhất, dễ chế biến và cũng dễ ăn.
Rau chân vịt
Loại rau này còn có tên gọi khác là cải bó xôi. Đây được đánh giá là thực phẩm vàng trong làng rau củ bởi những chúng rất giàu khoáng chất và vitamin. Đó là kẽm, sắt, canxi, kali, vitamin A, vitamin K, các vitamin nhóm B, folate, niacin,… Đặc biệt, hàm lượng vitamin C trong 100g rau chân vịt lên tới 28,1µg đáp ứng 24% nhu cầu hằng ngày của mẹ bầu. Các mẹ có thể xào, nấu canh, chiên trứng,… với rau chân vịt.
Rau bắp cải
Bắp cải là loại rau tốt cho bà bầu, là nguồn cung cấp vitamin A, vitamin E, kẽm, magie,… tốt cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Bắp cải lại ít calo sẽ giúp bà bầu kiểm soát cân nặng hiệu quả. Tuy nhiên, với các mẹ bị suy giáp thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ vì một số thành phần trong bắp cải tham gia vào quá trình sản sinh hormone tuyến giáp.
Bông cải xanh
Rau tốt cho bà bầu chắc chắn không thể bỏ qua bông cải xanh (súp lơ xanh). Trong loại rau này giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa, canxi, folate,… tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, nếu mẹ bầu đang thiếu sắt, hãy bổ sung ngay bông cải xanh bởi hàm lượng sắt trong chúng vô cùng dồi dào.
Bông atiso
Thực tế, không nhiều mẹ biết đến tác dụng của bông atiso để sử dụng trong thai kỳ. Nhưng đây lại là loại rau có khả năng ngăn tình trạng dị tật ống thần kinh thai nhi hàng đầu. Bởi thành phần bông atiso chứa choline, folate rất lớn. Đồng thời, đây cũng là thực phẩm giàu chất xơ bậc nhất giúp mẹ bầu giảm triệu chứng táo bón hiệu quả. Món ăn dễ nấu nhất mà các mẹ có thể áp dụng là bông atiso hầm móng giò.
Rau má
Rau má có phải là rau tốt cho bà bầu không? Nhiều mẹ bầu thắc mắc về vấn đề này khi lên thực đơn cho mình. Rau má hữu ích trong việc thanh lọc cơ thể, nhuận tràng nên mẹ bầu có thể sử dụng để cải thiện hệ tiêu hóa. Nước rau má cũng có tác dụng hạ sốt nên trong thời gian mang thai nếu bị sốt, các mẹ cũng uống được. Tuy nhiên, trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, bà bầu không nên sử dụng rau má vì có thể gây sảy thai.
Rau đay
Rau đay thường được dùng để nấu canh cua, là món canh khoái khẩu của nhiều người trong mùa hè. Nhưng bà bầu ăn rau đay có tốt không? Hàm lượng dinh dưỡng trong rau đay tương đối cao với nhiều khoáng chất tốt như sắt, canxi, beta-carotene… Cùng với đó, rau khá lành tính, ít gây dị ứng ngay cả với người nhạy cảm. Nên đây là loại rau tốt cho bà bầu các mẹ tham khảo để bổ sung vào chế độ ăn. Dù thế, bạn không nên lạm dụng vì rau đay vẫn là những loại rau bà bầu không nên ăn vì có thể gây tiêu chảy, động thai nếu ăn quá nhiều.
Nhóm rau ăn quả
Những gợi ý tiếp theo cho băn khoăn rau gì tốt cho bà bầu là một số loại rau ăn quả sau:
Cà chua
Cà chua được sử dụng trong nhiều món ăn, từ salad rau củ đến sốt với đậu, cá, sườn hay nấu canh trứng, canh chua. Vị chua thanh của cà chua tạo cảm giác ngon miệng, kích thích vị giác nên rất dễ ăn. Mẹ bầu bị nghén hay mệt mỏi chán ăn không thể bỏ qua thực phẩm này. Không những thế, cà chua còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe của mẹ bầu.
Bí đao
Rau tốt cho bà bầu chắc chắn ai cũng biết là bí đao. Bí đao hay bí xanh có tính hàn, mát gan, lợi tiểu, thích hợp sử dụng trong mùa hạ oi bức. Canh bí đao hầm xương, bí đao luộc… đều là những món quen thuộc. Ở tam cá nguyệt thứ 3, các mẹ có thể nấu nước bí đao uống hằng ngày để giảm tình trạng chuột rút, phù chân.
Ớt chuông
Nghe đến ớt, nhiều người ngạc nhiên khi chúng xuất hiện trong danh sách này. Khác với ớt cay gia vị, ớt chuông giàu hàm lượng vitamin C giúp hấp thụ sắt tốt hơn và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Chính vì vậy mà mẹ bầu nên thêm ớt chuông vào thực đơn của mình trong thai kỳ.
Nhóm rau ăn củ
Ăn rau gì tốt cho bà bầu? Ngoài hai nhóm rau trên, các mẹ đừng quên còn nhóm rau ăn củ cũng rất tốt cho sức khỏe của thai phụ.
Khoai lang
Công dụng nhuận tràng của khoai lang đã quá nổi tiếng nên được nhiều mẹ bầu sử dụng để chống táo bón. Nhưng trong loại củ này còn chứa hợp chất thực vật beta-carotene góp phần lớn vào quá trình chuyển hóa vitamin A. Nhờ vậy mà thai nhi được tiếp nhận hàm lượng lớn vitamin này và phát triển khỏe mạnh.
Củ sen
Củ sen cũng là một trong những loại rau tốt cho bà bầu. Các khoáng chất và vitamin trong củ sen hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa của bà bầu. Đồng thời, củ sen rất tốt để ổn định huyết áp và an thần. Các mẹ có thể chế biến canh hầm củ sen, chè củ sen đậu xanh, gỏi củ sen,…
Cà rốt
Một loại củ không thể thiếu trong danh sách rau tốt cho bà bầu là cà rốt. Cà rốt lành tính lại giàu vitamin A giúp tăng cường thị lực khi em bé sinh ra và trẻ hóa làn da cho sản phụ. Các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên ăn cà rốt nấu chín vừa đảm bảo an toàn vừa tăng lượng beta-carotene hấp thụ vào cơ thể.
Xem thêm:
Bà bầu không nên ăn rau gì?
Bên cạnh việc rau xanh là thực phẩm tốt cho bà bầu thì một số loại thực vật dưới đây có nguy cơ gây nguy hiểm tới mẹ và bé:
- Rau ngót: Rau chứa nhiều papaverin làm co thắt cơ trơn ở tử cung dẫn đến sảy thai, cản trở mẹ bầu hấp thụ canxi, loãng xương, chậm quá trình tăng trưởng của thai nhi
- Rau răm: Chứa thành phần làm co bóp tử cung, có tính nóng gây khó tiêu và nóng trong
- Ngải cứu: Rau có methanol làm tăng nguy cơ sảy thai
- Rau sam: Rau có tính hàn sẽ kích thích tới cơ tử cung, có thể làm chảy máu tử cung
- Rau củ muối chua: Đồ muối chua có hàm lượng muối cao, dễ làm cơ thể mất nước và tăng huyết áp ở mẹ.
Trên thực tế, theo lời khuyên của các chuyên gia, mẹ bầu không nên kiêng kỵ nhiều thực phẩm và nên ăn càng đa dạng càng tốt. Tuy nhiên, đối với những loại rau trên, sản phụ cần hạn chế ăn thường xuyên để tránh các tình huống rủi ro.
Lưu ý khi mẹ bầu ăn nhiều rau xanh
Rau tốt cho bà bầu chứa nhiều dinh dưỡng và lành tính nhưng mẹ vẫn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Rửa rau bằng nước sạch, dưới vòi nước chảy hoặc lắc nhẹ rau dưới nước để loại bỏ bụi bẩn ra khỏi kẽ rau
- Dùng tay rửa từng lá rau để đảm bảo rau không còn đất cát, sâu bọ
- Nên ngâm rau trong nước muối hoặc dùng dung dịch rửa rau chuyên dụng
- Không nên ăn rau sống; nếu ăn rau khi còn sống thì nên tìm mua loại rau đảm bảo, có chứng nhận Organic hoặc VietGap
- Ăn đa dạng loại rau để không bị ngán và cung cấp đủ chất.
Rau củ là thành phần quan trọng trong chế độ ăn hằng ngày của phụ nữ mang thai. Trên đây là gợi ý những loại rau tốt cho bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Các mẹ thay phiên sử dụng chúng tạo nên một thực đơn bổ dưỡng và phù hợp nhất nhé. Chúc bạn một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh!