Trẻ sơ sinh gắt ngủ là hiện tượng bé quấy khóc trước khi ngủ hoặc khi ngủ dở giấc. Đây là một trong những vấn đề khiến nhiều cha mẹ cảm thấy bối rối. Vậy nguyên nhân khiến bé sơ sinh gắt ngủ là gì và có những cách trị gắt ngủ ở trẻ sơ sinh nào hiệu quả? Mời bạn cùng tìm hiểu ngay các thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây.
Tại sao trẻ sơ sinh gắt ngủ quấy khóc?
Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh gắt ngủ và quấy khóc là do:
- Bé vẫn đang trong quá trình làm quen với thế giới bên ngoài. Sau sinh, thế giới bên ngoài chưa quen thuộc với trẻ, có rất nhiều yếu tố khiến trẻ cảm thấy bất an, khó chịu. Do đó, cách thể hiện cảm xúc mãnh liệt nhất của bé chính là gào khóc.
- Gắt ngủ ở trẻ sơ sinh còn do trẻ thường có những giấc ngủ ngắn và không sâu, trẻ cũng dễ bị giật mình tỉnh giấc.
- Ngoài ra, trẻ sơ sinh hay gắt ngủ khi cảm thấy mệt mỏi, khó chịu trong người. Lúc này, cha mẹ nên kiểm tra nguyên nhân bé vì sao bé như vậy, có thể là do tã bỉm bị ướt, đầy gây ẩm ướt, tã bỉm quấn quá chặt hoặc các vấn đề khác về sức khỏe như trẻ bị đầy hơi, trẻ sơ sinh đau bụng,…
Trẻ sơ sinh gắt ngủ đến khi nào?
Khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác là trẻ sơ sinh gắt ngủ đến khi nào vì mức độ gắt ngủ và thời gian gắt ngủ của mỗi bé là khác nhau. Cùng với đó là các yếu tố như môi trường sống của trẻ, cách chăm sóc trẻ của cha mẹ, tính cách của trẻ,… cũng có tác động nhiều đến tình trạng gắt ngủ của bé.
Theo nghiên cứu của trường Đại học Tohoku Nhật Bản, có đến hơn 50% trẻ sơ sinh bị gắt ngủ và các chuyên gia đã chỉ ra rằng, hầu hết các bé đều gắt ngủ nhiều trong 3 tháng đầu đời, sau đó giảm dần và hết hẳn vào các giai đoạn sau.
Cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ
Trẻ sơ sinh gắt ngủ phải làm sao? Đây có lẽ là nỗi băn khoăn của không ít bậc cha mẹ khi cảm thấy thực sự khó khăn trong việc đưa bé vào giấc ngủ. Để giúp bé thoát khỏi tình trạng này, cha mẹ có thể tham khảo những mẹo chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh dưới đây.
Chú ý đến dấu hiệu buồn ngủ và không để trẻ thức quá giấc
Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi mỗi ngày cần ngủ khoảng 14-18 giờ bao gồm cả giấc ngủ ngày và giấc ngủ đêm, mỗi giấc ngủ sẽ kéo dài khoảng 2-3 giờ. Những giấc ngủ ngắn có thể giúp trẻ sơ sinh củng cố ký ức cụ thể, rất quan trọng cho quá trình phát triển trí não của bé. Vì vậy khi trẻ có các biểu hiện buồn ngủ như dụi mắt, ngáp, không thích vui đùa,… thì mẹ nên cho trẻ bú và dỗ bé ngủ luôn. Ngoài ra, cha mẹ có thể dần hình thành cho bé một thói quen ngủ đúng giờ để tránh tình trạng trẻ sơ sinh gắt ngủ, giúp bé có giấc ngủ ngon hơn.
Cho bé ăn no trước khi đi ngủ
Trẻ sơ sinh hay gắt ngủ phải làm sao? Một trong những cách trị gắt ngủ ở trẻ sơ sinh hiệu quả đó là cho bé ăn no trước khi đi ngủ. Vì trẻ sơ sinh thường ăn khá ít và nhanh đói nên khoảng 2-3 tiếng là bé cần bú sữa một lần. Khi được ăn no, trẻ sẽ cảm thấy buồn ngủ hơn. Do đó, cách ru bé ngủ nhanh nhất là hãy đảm bảo bé được ăn no trước khi ngủ để bé không quấy khóc nhiều trước khi ngủ và cảm thấy đói giữa giấc. Tuy nhiên, cha mẹ không nên cho trẻ sơ sinh ăn quá no vì như vậy sẽ làm bụng bé khó chịu dễ gây cáu gắt khi ngủ.
Trong một số trường hợp trẻ không muốn uống sữa có thể nguyên nhân đến từ nguồn sữa công thức không chất lượng. Khi gặp phải vấn đề này, cha mẹ nên tham khảo dòng sữa uy tín, không chứa chất dễ gây dị ứng hay khó tiêu. Trong đó, sữa dê Úc Biostime là sản phẩm hỗ trợ toàn diện cho sự phát triển của trẻ nhỏ, với bảng thành phần đẹp:
– Liên kết chất béo SN-2 Palmitate giúp trẻ ăn ngon hấp thu tốt và ngủ ngon
– Đạm dê cao cấp giúp bé tiêu hoá tốt, dễ dàng hấp thu, giảm nguy cơ dị ứng
– Hệ lợi khuẩn chuyên biệt
– DHA & ARA X2 ho bé phát triển trí não toàn diện
– Chứa 13 tỷ lợi khuẩn/100ml sữa cho bé hấp thu nhanh, tiêu hoá tốt.
Gần gũi với bé và ru trẻ bằng những giai điệu nhẹ nhàng
Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, những trẻ được gần gũi với cha mẹ và được bế hay địu trên tay ít nhất 3 giờ/ngày sẽ ít quấy khóc hơn những trẻ không được bế ẵm thường xuyên. Vì hành động bế ẵm này sẽ khiến trẻ có cảm giác an toàn như luôn có cha mẹ sẵn sàng ở bên cạnh.
Cùng với đó, cha mẹ hãy thử ru bé ngủ bằng những bài hát ru có giai điệu nhẹ nhàng, du dương không chỉ giúp bé ngừng khóc mà còn giúp trẻ cảm thấy thư giãn, từ đó giúp sản sinh “hormone hạnh phúc”, tăng chất lượng giấc ngủ. Nhưng cha mẹ cũng không nên phụ thuộc quá nhiều vào những bài hát ru vì khi trẻ nghe nhiều sẽ dần hình thành thói quen và bắt buộc phải được nghe hát ru thì mới ngủ được. Chính vì vậy, cha mẹ chỉ nên cho bé nghe khi trẻ quấy khóc quá nhiều mà không thể dỗ dành.
Cho trẻ mặc quần áo thoải mái và quấn tã đúng cách
Trẻ sơ sinh gắt ngủ đôi khi là do cảm thấy khó chịu bởi cha mẹ quấn tã quá chặt hoặc tã bị ướt. Cho nên, cha mẹ chú ý cách quấn tã sao cho đúng để bé cảm thấy thoải mái và hãy kiểm tra thường xuyên tã bỉm của trẻ ngay cả trong khi ngủ.
Bên cạnh đó, cha mẹ hãy lựa chọn những loại bỉm tã thấm hút tốt và các loại quần áo được làm từ chất vải thoáng mát, phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh.
Cho bé ngủ trong một không gian yên tĩnh
Bé sơ sinh gắt ngủ phải làm sao? Cha mẹ nên cho bé ngủ trong một không gian yên tĩnh tại một nơi cố định để tạo cảm giác quen thuộc cho trẻ. Ở những nơi ồn ào trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và khó có thể đi vào giấc ngủ, từ đó sinh ra tình trạng quấy khóc.
Ngoài ra, cha mẹ hãy chú ý đến các vấn đề khác như nhiệt độ, ánh sáng trong phòng vì những yếu tố này cũng sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Bởi vậy, hãy chú ý điều chỉnh mọi thứ để bé có được giấc ngủ tốt nhất, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Không ép ngủ khi trẻ chưa buồn ngủ
Khi trẻ chưa buồn ngủ nhưng cha mẹ cứ bắt ép con phải ngủ dẫn đến tình trạng trẻ quấy khóc, gắt ngủ. Thực tế đây chính là sự phản kháng lại của bé. Nếu như bé ngủ quá nhiều vào ban ngày thì ban đêm trẻ sẽ không cảm thấy buồn ngủ nữa. Các dấu hiệu cho thấy bé không muốn ngủ là mắt bé mở to, mút tay, trẻ sơ sinh gắt ngủ về đêm, lăn lộn không chịu ngủ, không chịu bế ngửa mà muốn bế thẳng lên đi lại để có thể ngắm nhìn,… Cha mẹ hãy chú ý các biểu hiện này để biết được con có đang buồn ngủ hay không và đừng cố bắt bé ngủ khi bé không muốn.
Cho bé hoạt động nhẹ nhàng vào ban ngày
Trẻ 4 tháng gắt ngủ phải làm sao? Đối với trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi trở lên, cha mẹ lưu ý nếu như ban ngày trẻ hoạt động mạnh sẽ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, từ đó cũng dễ làm trẻ gắt ngủ về đêm. Mặc dù cơ thể buồn ngủ nhưng não bộ của trẻ vẫn không ngừng hoạt động khiến bé dễ giật mình, quấy khóc. Vì thế, vào ban ngày, cha mẹ chỉ nên cho bé hoạt động nhẹ nhàng.
Bổ sung đầy đủ vitamin D cho trẻ
Làm gì khi trẻ sơ sinh gắt ngủ? Khi trẻ sơ sinh được bổ sung đầy đủ lượng vitamin D cần thiết thì bé sẽ ít quấy khóc và ngủ ngon hơn. Mỗi ngày, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần khoảng 400UI vitamin D cho sự phát triển. Vì vậy, cha mẹ có thể bổ sung vi chất này cho trẻ bằng cách uống các thực phẩm chức năng hoặc cho trẻ phơi nắng 15-20 phút mỗi ngày để cơ thể trẻ tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, từ đó có thể tự tổng hợp vitamin D.
Cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên mỗi ngày
Việc cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên mỗi ngày sẽ giúp bé sớm phân biệt được ngày và đêm để dễ dàng hình thành chu kỳ sinh học trong giấc ngủ. Đặc biệt, cho bé tắm nắng vào lúc sáng sớm còn làm cho cơ thể sản sinh ra hormone melatonin có tác dụng kích thích cơn buồn ngủ, giúp trẻ đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
Lưu ý: Nếu trẻ sơ sinh gắt ngủ quá lâu có thể là do bé bị khó chịu hoặc đau bên trong người. Vì vậy, nếu bạn đã thử hết các cách trên mà trẻ vẫn khóc quá nhiều và tình trạng gắt ngủ diễn ra thường xuyên, khó đưa con vào giấc ngủ thì cha mẹ hãy cho bé đi khám để các bác sĩ kịp thời kiểm tra, rất có thể bé đang mắc phải căn bệnh nào đó.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh cần bổ sung những gì để phát triển toàn diện?
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp cha mẹ tìm ra nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh gắt ngủ và cách xử trí nhanh chóng cho cha mẹ để có thể “đối phó” được với chứng gắt ngủ của bé. Hy vọng qua bài viết này, các bậc cha mẹ sẽ có nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn trong việc nuôi dạy trẻ, giúp con vào giấc dễ dàng, phát triển một cách toàn diện nhất.