Trẻ sơ sinh bị nấc do nhiều nguyên nhân gây ra. Đôi khi tình trạng nấc diễn ra nhanh chóng và tự hết, nhưng trong một số trường hợp lại khiến trẻ khó chịu. Dưới đây là một số thông tin về biểu hiện cũng như cách xử lý khi trẻ sơ sinh hay nấc tốt nhất mà bố mẹ có thể tham khảo, áp dụng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc
Tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh xảy ra do sự kích thích tại cơ hoành không diễn ra liên tục, đồng thời nắp âm thanh khi đó bị đóng lại đột ngột. Tình trạng này thường xuất hiện với những trẻ dưới 1 tuổi. Vậy nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc do đâu?
Trẻ sơ sinh nấc cụt do nguyên nhân sinh lý
Trẻ sơ sinh hay nấc có thể do một số thói quen sinh hoạt gây ra như bú quá no hay bú không đúng cách, do ảnh hưởng môi trường gây ra… Cụ thể:
- Trẻ bú quá no: Khi trẻ bú quá nó có thể khiến dạ dày to lên và giãn ra. Khi xảy ra sự giãn nở đột ngột ở khoang bụng sẽ khiến cơ hoành co thắt và khiến trẻ bị nấc cụt.
- Mẹ cho trẻ bú bình không đúng cách: Lúc này, lượng khí đi vào dạ dày nhỏ của trẻ vô tình tăng lên, dạ dày chịu đựng quá mức gây tác động khiến cơ hoành co thắt và hình thành tiếng nấc.
- Sự thay đổi nhiệt độ môi trường: Do sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu nên khi nhiệt độ môi trường tăng giảm đột ngột sẽ khiến phổi của trẻ chịu ảnh hưởng và tạo nên tiếng nấc.
- Không khí ô nhiễm: Khi trẻ hít phải bụi bẩn, khói hay mùi quá gắt có thể sẽ dẫn đến ho. Khi ho quá nhiều sẽ làm cơ hoành bị tổn thương và dẫn đến nấc.
Trẻ sơ sinh hay nấc cụt do bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân sinh lý thì trẻ sơ sinh bị nấc nhiều còn có thể do trẻ đang mắc một số bệnh lý đặc trưng:
- Trào ngược dạ dày – thực quản: Đây được cho là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh hay bị nấc. Bởi lúc này, các axit trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản.
- Dị ứng: Trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với một số thành phần trong sữa công thức, thậm chí có thể dị ứng với cả sữa mẹ. Từ đó gây viêm thực quản và nấc cụt là một triệu chứng điển hình của bệnh lý này. Ngoài ra, trường hợp trẻ bú mẹ cũng có thể dị ứng với thực phẩm mà mẹ ăn hàng ngày.
- Hen suyễn: Khi các cơn hen khởi phát, tổ chức ống phế quản phổi bị viêm sẽ hạn chế luồng không khí di chuyển vào phổi và gây nên những tiếng khò khè ở trẻ. Đồng thời, lúc này cơ hoành của trẻ bị co thắt và dẫn đến nấc cụt.
Trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có sao không?
Trẻ sơ sinh nấc cụt nhiều có sao không? Tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh thường chỉ xuất hiện trong vài phút. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều đi kèm với một số triệu chứng bất thường khác thì bố mẹ không thể chủ quan.
Trong trường hợp trẻ nấc cụt bất thường và kéo dài, bố mẹ hãy chủ động tìm cách giảm đi những cơn nấc. Đồng thời đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để có phương pháp điều trị phù hợp.
Bởi khi nấc quá lâu có thể khiến trẻ bị khó chịu, nôn trớ hay khó thở, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hô hấp cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Trẻ sơ sinh bị nấc phải làm sao?
Mặc dù tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc không quá nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự hô hấp và tiêu hóa của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh bị nấc cụt phải làm sao? Dưới đây là một số mẹo và các lưu ý cần biết giúp làm giảm tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh hiệu quả.
Mẹo chữa nấc ở trẻ sơ sinh
Để nhanh chóng chấm dứt tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc nhiều, bố mẹ nên:
- Cho trẻ nghỉ ngơi: Nếu trẻ đang ăn sữa mẹ bỗng nhiên bị nấc, mẹ cần dừng ngay lại việc cho trẻ bú và cho trẻ nằm nghỉ. Việc này không những giúp giảm đi các cơn nấc mà còn giúp trẻ không bị sặc sữa.
- Cho trẻ ợ hơi: Mẹ có thể xoa nhẹ hoặc vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp trẻ giải tỏa các cơn nấc.
- Bịt lỗ tay hay cánh mũi của trẻ: Bố mẹ có thể dùng tay bịt nhẹ lỗ tay của trẻ trong vòng 30 giây, sau đó thả tay ra và bịt miệng trẻ. Lặp lại động tác từ 10-15 lần để làm cơ hoành bị căng giúp trẻ hết nấc.
- Thay đổi tư thế bú bình cho trẻ: Nếu trẻ khi bú bình bị nấc thì bố mẹ cần nhanh chóng thay đổi tư thế của bình sữa cho trẻ. Việc này sẽ giúp trẻ dễ dàng bú sữa mà không bị nấc hay sặc sữa.
Trẻ bị nấc nên tránh làm gì?
Tình trạng trẻ sơ sinh hay nấc cụt có thể khắc phục bằng một số mẹo dân gian kể trên. Bố mẹ cũng cần lưu ý việc chữa nấc ở trẻ sơ sinh nếu không đúng cách có thể khiến trẻ bị nấc kéo dài kèm theo nôn trớ.
Do đó, khi trẻ sơ sinh nấc nhiều bố mẹ cần tránh làm một số việc dưới đây:
- Không kéo lưỡi của trẻ: Nhiều bố mẹ sai lầm khi kéo lưỡi cho trẻ để giảm nấc. Tuy nhiên, việc này không những không làm giảm nấc mà còn khiến trẻ bị hoảng sợ, ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ.
- Không xóc bé: Khi trẻ bị nấc, bố mẹ tốt nhất nên đưa trẻ đi nghỉ ngơi, tránh sự rung lắc.
- Không cho trẻ uống nước lạnh: Hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện nên bố mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ uống nước lạnh hay nước hoa quả để giảm cơn nấc.
Cách phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc
Trẻ sơ sinh bị nấc không quá nguy hiểm nhưng có thể khiến trẻ bị khó chịu, nôn trớ và quấy khóc. Do đó, ngoài việc áp dụng một số biện pháp giảm nấc cho trẻ thì bố mẹ cũng có thể thực hiện một số cách phòng ngừa tình trạng nấc ở trẻ sơ sinh như sau:
- Chia bữa ăn của trẻ thành các bữa nhỏ: Việc chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì nhồi nhét trẻ ăn một lần có thể giúp hạn chế nguy cơ nấc cụt. Ngoài ra, mẹ cũng lưu ý điều chỉnh tư thế cho bé bú để đảm bảo sữa được chảy thằng vào dạ dày của trẻ.
- Nên cho trẻ ngồi uống sữa: Nếu trẻ có thể ngồi mẹ hãy để trẻ vừa ngồi vừa uống sữa. Việc này giúp thức ăn được đi thẳng vào dạ dày mà không khí không thể đi vào cùng.
- Vệ sinh núm vú sạch sẽ: Bố mẹ nên thường xuyên vệ sinh núm vú nhằm loại bỏ bã sữa khô sót lại. Khi trẻ đang bú mà dừng lại sẽ khiến không khí đi vào bụng của trẻ nhiều hơn mà dẫn đến nấc cụt.
- Không để trẻ ngủ khi đang bú bình: Bú bình có thể làm lượng sữa vào dạ dày nhiều hơn, nếu trẻ vừa bú bình vừa ngủ thì việc bị nấc cụt là khó tránh khỏi.
- Điều chỉnh nhiệt độ môi trường: Bố mẹ cần điều chỉnh nhiệt độ nước tắm cũng như nhiệt độ phòng không quá chênh lệch. Hãy giữ mức nhiệt ổn định, tránh việc mở điều hòa hay quạt quá mạnh khiến trẻ bị nấc cụt.
Trên đây là những thông tin chi tiết về hiện tượng trẻ sơ sinh bị nấc, trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không cũng như cách xử lý khoa học nhất. Khi tình trạng nấc cụt của trẻ không giảm, thậm chí kéo dài bất thường kèm theo nôn trớ, quấy khóc, bố mẹ nên chủ động đưa trẻ đi khám để được xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời.
Tôi là Giám Đốc Marketing của công ty TNHH Đầu tư XNK Hoan TT. Một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam.