Trẻ quấy khóc đêm rất thường gặp, đặc biệt ở lứa tuổi sơ sinh. Tình trạng này không chỉ gây ra các mối lo ngại về sức khỏe của trẻ, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của mẹ và làm đảo lộn cuộc sống gia đình. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phương pháp xử lý kịp thời sẽ hỗ trợ cha mẹ chăm con nhẹ nhàng hơn.
Nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ về đêm
Trẻ quấy khóc đêm có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó có một số yếu tố rất thường gặp mà cha mẹ cần quan tâm để khắc phục.
Trẻ quấy khóc đêm do rối loạn tiêu hoá
Ở trẻ nhỏ đặc biệt trong lứa tuổi sơ sinh, hệ tiêu hoá còn rất non yếu, chưa thực sự hoàn thiện. Chính vì thế trẻ dễ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hoá, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy… Tình trạng này càng nghiêm trọng hơn nếu chế độ dinh dưỡng của bé không khoa học, cân bằng. Cha mẹ có thể cho con ăn quá no, bồi bổ quá mức bằng những thực phẩm mà cơ thể bé chưa thể tiêu hoá và hấp thu. Điều này khiến cho lượng thực ăn bị dồn ứ lại lâu trong đường ruột, bị vi khuẩn lên men sinh ra khí trong bụng, khiến bé đầy hơi, chướng bụng. Khi đó trẻ thường quấy khóc liên tục vì cảm giác khó chịu.
Trẻ quấy khóc đêm do đói
Ở lứa tuổi dưới 2 tuổi, cơ thể trẻ có tốc độ phát triển đáng kinh ngạc. Chính vì thế nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn này cũng rất lớn. Trẻ có thể ăn nhiều hơn với lượng ăn tăng dần theo thời gian. Đôi khi cha mẹ không chú ý và vẫn giữ nguyên lượng ăn ở thời điểm trước đó, khiến trẻ bị đói và quấy khóc.
Trẻ quấy khóc đêm do vấn đề về thần kinh
Có thể nhiều người không biết, nhưng trẻ nhỏ vẫn gặp các vấn đề căng thẳng thần kinh. Điều này xảy ra chủ yếu do tác động của môi trường xung quanh như tiếng ồn, tiếng động mạnh, môi trường xa lạ, gặp gỡ người xa lạ… Những yếu tố này có thể khiến trẻ cảm thấy bất an, sợ hãi, căng thẳng thần kinh và quấy khóc dai dẳng.
Trẻ nhỏ lớn lên bằng cách làm quen và tiếp nhận những điều mới mẻ từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, nếu để trẻ tiếp cận một cách quá bất ngờ bằng những kích thích liên tiếp sẽ dễ khiến trẻ bị căng thẳng.
Trẻ bị thiếu vitamin D
Nghiên cứu cho thấy rằng, thiếu hụt vitamin D là một trong những nguyên nhân rất thường gặp dẫn tới tình trạng quấy khóc, khó ngủ ở trẻ. Chính vì thế, các chuyên gia đều khuyên phụ huynh nên quan tâm bổ sung đủ hàm lượng vitamin D cần thiết cho trẻ ngay từ sau sinh.
Trẻ quấy khóc đêm do tã, bỉm bị ướt bẩn
Nếu bé đột ngột tỉnh giấc và quấy khóc thì điều đầu tiên mẹ nên làm là hãy kiểm tra tã, bỉm của trẻ xem có bị ướt hay bẩn không. Trẻ ở độ tuổi sơ sinh tần suất đi vệ sinh rất lớn, trẻ có thể tè đầy bỉm hoặc đại tiện chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ. Khi tã bị ướt hoặc bẩn sẽ khiến bé khó chịu và quấy khóc nhiều hơn. Cha mẹ nên nhẹ nhàng vệ sinh cho bé, thay tã bỉm sạch để giúp bé quay trở lại giấc ngủ đêm.
Trẻ ngủ không sâu giấc ảnh hưởng như thế nào?
Trẻ quấy khóc đêm, ngủ không sâu giấc có thể gây ra nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả bé và mẹ.
Ảnh hưởng tới bé
Quấy khóc đêm khiến giấc ngủ của trẻ bị rối loạn, số giờ ngủ trong ngày không đảm bảo. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trẻ. Chúng ta biết rằng, các hormone tăng trưởng tự nhiên ở trẻ nhỏ chỉ tiết ra khi ngủ. Vì thế, trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh cần ngủ rất nhiều giờ trong ngày để đảm bảo sự phát triển của cơ thể.
Nếu trẻ không được ngủ đủ giấc cơ thể sẽ chậm phát triển hơn, trẻ chậm tăng cân, chiều cao, không đạt được các mốc chuẩn theo độ tuổi.
Tình trạng quấy khóc kéo dài càng làm trầm trọng thêm căng thẳng thần kinh ở trẻ, làm gia tăng nguy cơ khó thở, đột tử ở trẻ.
Ảnh hưởng tới mẹ
Con quấy khóc đêm ảnh hưởng tới giấc ngủ và quá trình nghỉ ngơi của mẹ. Khiến mẹ không có được giấc ngủ đầy đủ, gây suy giảm sức khỏe. Con khóc đêm cũng khiến mẹ lo lắng, căng thẳng thần kinh, kéo dài dễ dẫn tới stress, trầm cảm sau sinh.
Tình trạng trẻ khóc đêm cũng làm đảo lộn sinh hoạt gia đình, gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày, ảnh hưởng xấu tới hoạt động và công việc của các thành viên khác.
Cách giúp bé ngủ ngon giấc, mẹ yên tâm
Để giúp bé ngủ ngon giấc và hạn chế khóc đêm, cha mẹ cần thiết lập được thói quen ngủ khoa học, đồng thời lưu ý về chế độ dinh dưỡng của bé.
Thiết lập thói quen đi ngủ khoa học
Hãy thiết lập những công việc được lặp lại theo trật tự nhất định và cùng thời điểm mỗi đêm để giúp bé hình thành thói quen đi ngủ. Chẳng hạn, cho bé tắm nước ấm và massage cơ thể vào cuối giờ chiều để giúp bé thư giãn. Tiếp đó, con được ăn no, vỗ ợ hơi, thư giãn trước khi đi ngủ. Tắt hết đèn, giữ không gian tối và yên tĩnh để báo hiệu cho bé đã đến giờ ngủ. Mẹ có thể sử dụng thêm những yếu tố hỗ trợ như ti giả, tiếng ồn trắng để giúp con dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Hiểu rõ về giấc ngủ của con
Mẹ cần nắm được nhu cầu về giấc ngủ của trẻ ở độ tuổi khác nhau. Càng lớn, số giờ thức của trẻ vào ban ngày sẽ càng nhiều hơn và số giờ ngủ giảm đi. Nắm rõ điều này giúp mẹ điều chỉnh giờ ngủ vào ban ngày của trẻ hợp lý để đảm bảo rằng trẻ sẽ ngủ ngon giấc suốt đêm.
Giữ giờ ngủ và giờ thức giấc đều đặn
Hãy tạo cho cơ thể con đồng hồ sinh học đều đặn với giờ ngủ và giờ thức giấc đều đặn hàng ngày. Như vậy, cơ thể con sẽ được lập trình nhất quán để tránh các rối loạn về giấc ngủ.
Thiết lập không gian ngủ lý tưởng
Một không gian ngủ lý tưởng sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và thư giãn trong suốt giấc ngủ. Cha mẹ không nên trách mắng, quát nạt hay làm bất cứ điều gì khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, bất an trước giờ đi ngủ. Hạn chế xem tivi, các chương trình phim ảnh hay trò chơi có yếu tố kích thích thần kinh, gây cảm giác sợ hãi cho trẻ.
Ngoài ra, cần đảm bảo không gian ngủ của trẻ yên tĩnh, hạn chế ánh sáng, thông gió tốt và gọn gàng. Cần hạn chế ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như tivi, máy tính bảng, điện thoại trong phòng ngủ, bởi nó làm giảm tiết hormone melatonin và khiến cơn buồn ngủ ở trẻ bị trì hoãn.
Chú ý chế độ dinh dưỡng
Cha mẹ cần xây dựng cho con chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học giúp cho hệ tiêu hoá của trẻ hoạt động tốt.
Ở trẻ sơ sinh, nên bổ sung chất béo cấu trúc SN2. Đây là dạng chất béo rất dễ tiêu hoá, giúp giảm đầy hơi, chướng bụng, đồng thời giúp phân mềm, xốp giảm nguy cơ táo bón ở trẻ. Nhờ đó giúp giảm tình trạng trẻ quấy khóc đêm do các vấn đề tiêu hoá.
Sữa Biostime với chất béo cấu trúc SN2 giúp trẻ giảm tình trạng quấy khóc đêm
Sữa Biostime sở hữu công thức đột phá, chứa chất béo cấu trúc SN2 độc quyền từ Tập đoàn H&H của Úc, giúp hỗ trợ toàn diện hệ tiêu hoá của trẻ, giảm đầy hơi, chướng bụng, quấy khóc đêm.
Biostime là thương hiệu sữa hàng đầu tại Úc, đã có mặt tại nhiều quốc gia trên Thế giới và được đông đảo các bà mẹ tin dùng. Đây là loại sữa gần giống nhất với sữa mẹ với cấu trúc thành phần dinh dưỡng toàn diện, cân bằng.
Không chỉ chứa chất béo cấu trúc đặc biệt SN2 Palmitate, sữa Biostime còn bổ sung chủng lợi khuẩn M63, cùng FOS và GOS tạo nên công thức chuyên biệt cho trẻ có hệ tiêu hoá yếu. Sữa Biostime còn chứa hàm lượng canxi, DHA và A&A cao gấp nhiều lần so với các loại sữa thông thường khác, giúp hỗ trợ phát triển vượt trội chiều cao và trí tuệ cho trẻ.
Trẻ quấy khóc đêm là vấn đề nan giải với nhiều cha mẹ. Tuy nhiên nếu hiểu rõ nguyên nhân và có cách khắc phục hợp lý, bạn vẫn có thể giải quyết dứt điểm tình trạng này để hành trình nuôi con dễ dàng và thuận lợi hơn.
Tôi là Giám Đốc Marketing của công ty TNHH Đầu tư XNK Hoan TT. Một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam.