Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ho khan và cách xử lý hiệu quả

Trẻ sơ sinh ho khan luôn là nỗi lo lắng đối với nhiều cha mẹ. Ho khan ở trẻ sơ sinh cảnh báo trẻ đang gặp vấn đề về đường hô hấp, do đó cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ và đi khám sớm để có phương pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.

Ho khan ở trẻ sơ sinh cảnh báo trẻ đang gặp vấn đề về đường hô hấp
Ho khan ở trẻ sơ sinh cảnh báo trẻ đang gặp vấn đề về đường hô hấp

Biểu hiện của trẻ sơ sinh ho khan 

Ho được coi là một phản xạ không có điều kiện của cơ thể. Hành động ho giúp trẻ bảo vệ cơ thể khỏi các dị nguyên từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể; hoặc đẩy các dị vật trong đường hô hấp ra ngoài. Chính vì vậy, khi trẻ sơ sinh ho trong những khoảng nhất định thì các mẹ không cần phải lo lắng.

Trẻ sơ sinh ho khan là hiện tượng trẻ ho không kèm đờm hoặc có nhưng ít, không bật được đờm hoặc dịch đường hô hấp ra khỏi đường thở. 

Ho khan thường xuất hiện về đêm khi trẻ nằm ngủ. Khi nằm, trẻ có xu hướng nuốt chất nhầy vào trong chứ không thở ra như khi ngồi hoặc đứng khiến chất nhầy bị mắc kẹt trong cổ họng. Đây là lý do tại sao trẻ ho ngày càng nhiều hơn khi ngủ. 

Một số dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ho khan mà cha mẹ cần lưu ý:

  • Ho khan liên tục: Cơn ho kéo dài liên tục không dứt. Các cơn ho này khiến trẻ đỏ mặt, tía tai, thậm chí chảy nước mắt và đau bụng.
  • Hơi thở yếu: Hơi thở trẻ yếu kèm những tiếng thở khò khè.
  • Sốt: Trẻ bị ho khan thường không sốt. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ sốt thì có nghĩa mức độ bệnh đã nặng hơn.
  • Bỏ ăn, bỏ bú: Trẻ trở nên khó chịu, không chịu bú mẹ hoặc sữa công thức, biếng ăn. Những cơn ho dữ dội có thể khiến trẻ bị nôn trớ.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh ho khan 

Nhận diện các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ho khan sẽ giúp cho việc khắc phục, điều trị tình trạng này đạt kết quả tốt nhất. Do đó cha mẹ không nên bỏ qua những nguyên nhân dưới đây.

Nguyên nhân bệnh lý

  • Do hen suyễn: Hen suyễn là bệnh di truyền về hô hấp. Hen suyễn khiến trẻ ho đột ngột. Các ngày sau sẽ ho liên tục kèm theo các tiếng rít khó chịu.
  • Do bị bệnh hô hấp: Các bệnh về hô hấp như viêm phổi, viêm hầu họng, viêm phế quản, các bệnh liên quan đến dị ứng đường thở… đều là lý do khiến trẻ ho khan.
  • Do trào ngược dạ dày: Nút thắt cơ tâm vị của trẻ sơ sinh còn yếu nên trẻ dễ bị trào ngược dạ dày. Trào ngược acid từ dạ dày lên thực quản làm cho trẻ ợ chua, ngứa và nóng rát cổ từ đó gây ra hiện tượng ho khan.
  • Do bị ho gà: Ho tiếng khá nhỏ và ngắn là dấu hiệu ban đầu của bệnh ho gà. Sau đó tiếng ho dần lớn và kéo dài, trẻ ho dữ dội kèm tiếng thở rít và sốt nhẹ. Cùng đó là các hiện tượng chảy nước mắt, nước mũi, tím tái, phù nề.
  • Do bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus: Trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp do nhiễm trùng xoang, cảm lạnh, nhiễm vi khuẩn và virus dẫn đến cảm cúm. Điều này khiến trẻ ho nhiều về đêm, khó thở và chảy nước mũi.

Các nguyên nhân khác

  • Thời tiết lạnh đột ngột: Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp vào chiều tối hoặc ban đêm, khí quản của trẻ phản ứng lại với khí lạnh, thanh quản dễ bị viêm dẫn đến ho.
  • Các tác nhân từ môi trường sống: Trẻ bị dị ứng với một số tác nhân ngoài môi trường như phấn hoa, thuốc lá, bụi, lông động vật (chó, mèo…) dẫn đến ho khan.
  • Dị vật đường thở: Khi trẻ bị hóc, dị vật mắc trong đường thở cũng là nguyên nhân khiến trẻ ho khan.

Cách giải quyết khi trẻ sơ sinh ho khan 

Trẻ sơ sinh ho khan lâu ngày sẽ dẫn đến mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu. Ho khan lâu và kéo dài cũng rất dễ gây biến chứng sang các bệnh hô hấp nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi,… khó để điều trị dứt điểm. Sau đây là một số cách mà các mẹ nên áp dụng khi thấy trẻ sơ sinh bị ho khan.

Cho trẻ bú nhiều sữa mẹ

Không giống người lớn thì uống nhiều nước, đối với trẻ sơ sinh thì trẻ chỉ cần bú sữa mẹ để làm loãng đờm trong cổ họng trẻ. Từ đó giúp cho mũi trẻ được thông thoáng, xoa dịu được các kích ứng trong cổ họng, giảm các hiện tượng nôn trớ, giúp trẻ dễ thở và dễ chịu hơn.

Ngoài ra, trong sữa mẹ cũng có nhiều chất dinh dưỡng và giúp tăng đề kháng của trẻ. Đối với trẻ 5 tháng ho khan, mẹ cũng có thể bắt đầu cho trẻ uống thêm nước cũng giúp trẻ giảm ho.

Nhỏ mũi bằng nước muối

Nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn lây nhiễm và làm loãng dịch nhầy trong mũi trẻ. Nhờ đó giúp giảm tình trạng trẻ sơ sinh ho khan.

Trẻ sơ sinh chưa thể tự xì mũi nên mẹ cần giúp trẻ bằng cách nhỏ nước muối hoặc chai xịt mũi chuyên dụng một cách nhẹ nhàng vào mũi. Sau đó sử dụng ống hút mũi để hút sạch các dịch nhầy trong mũi trẻ. 

Dùng tinh dầu tự nhiên

Sử dụng các tinh dầu từ thiên nhiên cũng là liệu pháp giúp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ho khan. 

Một số loại tinh dầu giúp giảm ho như: Tinh dầu khuynh diệp, bạc hà, tràm trà, hương thảo,… Tuy nhiên cần lưu ý với các trường hợp trẻ 4 tháng bị ho khan trở xuống (0-3 tháng tuổi), cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn tinh dầu cho trẻ.

Có thể sử dụng tinh dầu bằng cách nhỏ vào nước tắm, dùng trong máy làm ẩm không khí hoặc bôi vào lòng bàn chân trẻ. Tránh để trẻ nuốt phải tinh dầu và nên lựa chọn loại tinh dầu chất lượng, uy tín để sử dụng cho trẻ. 

Gối đầu trẻ cao hơn bình thường khi ngủ

Mẹ có thể đặt thêm một chiếc khăn dưới gối của trẻ để giúp gối cao lên một chút. Việc kê cao gối ngủ hơn bình thường giúp trẻ dễ dàng thở hơn, hạn chế việc đờm trào ngược gây tắc đường thở trẻ. 

Giữ độ ẩm thích hợp

Môi trường có độ ẩm thấp và khô khiến niêm mạc cổ họng của trẻ bị khô làm các cơn ho kéo dài hơn. Mẹ nên đảm bảo độ ẩm trong không khí ở phòng trẻ bằng cách sử dụng các máy làm ẩm không khí. Nên lựa chọn loại máy chất lượng và sử dụng theo hướng dẫn của chuyên gia.

Mẹ nên đảm bảo độ ẩm trong không khí ở phòng trẻ
Mẹ nên đảm bảo độ ẩm trong không khí ở phòng trẻ

Cách hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị ho khan 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó, cha mẹ nên áp dụng các biện pháp phù hợp để phòng tránh trẻ sơ sinh ho khan ngay từ sớm. Từ đó giúp con luôn được khỏe mạnh và phát triển tốt.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng của trẻ

Một chế độ dinh dưỡng với đầy đủ dưỡng chất và giàu vitamin giúp tăng sức đề kháng của trẻ, phòng tránh được các bệnh thường gặp ở giai đoạn sơ sinh, trong đó có bệnh về hô hấp. 

  • Đối với trẻ dưới 6 tháng, sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng an toàn và tốt nhất dành cho trẻ. 
  • Đối với trẻ sử dụng sữa công thức, nên lựa chọn loại sữa chất lượng, cao cấp và được các chuyên gia khuyên dùng như sữa công thức Biostime (dòng sữa dê Biostime hoặc sữa bò Biostime)…
  • Đối với trẻ đang ăn dặm, mẹ nên xây dựng thực đơn ăn dặm khoa học, thay đổi linh hoạt, lựa chọn các loại thực phẩm tươi ngon… để chế biến cho trẻ mỗi ngày.

Bên cạnh chế độ ăn uống, mẹ cũng có thể kết hợp sử dụng một số loại vitamin dạng giọt dành cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về cách dùng, liều lượng… trước khi sử dụng.

Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học cho trẻ

Giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh vô cùng quan trọng bởi giấc ngủ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ trong giai đoạn đầu đời này. Do đó mẹ nên luyện cho trẻ nề nếp sinh hoạt hàng ngày, sao cho trẻ ăn và ngủ đúng giờ, đủ giấc. 

Bên cạnh đó, nên cho trẻ tắm nắng và bổ sung thêm vitamin D để giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh hơn.

Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ

Tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm theo chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Đây cũng là cách giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách tối đa nhất. Do đó cha mẹ không nên bỏ qua điều này.

Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ

Một môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, không có khói bụi sẽ rất tốt cho hệ hô hấp của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần loại bỏ các chất gây dị ứng đường hô hấp ở trẻ như: Khói thuốc, khói than, bụi lông chó mèo,… ra khỏi khu vực sinh sống hàng ngày của trẻ.

Trên đây là các thông tin về vấn đề trẻ sơ sinh ho khan. Trong trường hợp trẻ ho khan kèm theo những dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Messenger Chat Zalo Gọi ngay