Viêm họng ở trẻ nhỏ là bệnh lý về đường hô hấp hay gặp trong thời điểm giao mùa. Triệu chứng thường gặp là ngứa họng, nóng rát cổ họng, ho nhẹ. Về lâu dài, chúng gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang… Để khắc phục tình trạng này, bài viết sẽ hướng dẫn mẹ cách chữa trị nhanh chóng, an toàn và hiệu quả ngay tại nhà.
Viêm họng là gì?
Viêm họng là tình trạng nhiễm trùng vùng niêm mạc họng. Người bị viêm họng sẽ có cảm giác đau rát, khó chịu trong khi nói, nhất là khi nuốt. Một số trường hợp, bệnh lý này còn đi kèm với sốt cao, cúm, ngạt mũi, nổi hạch… Nếu cơ thể có sức đề kháng tốt, bệnh sẽ tự khỏi sau 1 tuần. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể trở nên trầm trọng hơn, gây ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Nguyên nhân viêm họng ở trẻ em
Viêm họng ở trẻ nhỏ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Nhiễm Virus, vi khuẩn: Hiện nay có đến hơn 200 virus khác nhau được coi là nguyên nhân gây viêm họng. Trong đó, nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn nhóm A (vi khuẩn Streptococcus) thường bắt gặp ở trẻ nhỏ từ 5 – 15 tuổi. Đặc biệt, loại vi khuẩn này có khả năng lây nhiễm qua vết thương, vết loét hoặc tuyến nước bọt.
- Phản ứng môi trường: Viêm họng ở trẻ nhỏ có thể bắt nguồn từ việc niêm mạc họng dị ứng với bụi, khói độc, phấn hoa, lông thú nuôi…
- Thời tiết: Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột về nhiệt độ như nóng/ lạnh bất thường sẽ khiến cơ thể không kịp thích ứng.
- Đề kháng yếu: Vi khuẩn gây viêm họng ở trẻ nhỏ sẽ hoạt động mạnh mẽ khi con có sức đề kháng kém.
- Gần người mắc bệnh: Viêm họng ở trẻ nhỏ thường lây truyền qua giọt bắn hoặc dịch cơ thể của người mắc bệnh trước đó.
Viêm họng có nguy hiểm không?
Viêm họng ở trẻ nhỏ nếu để quá lâu sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm sau:
- Biến chứng trong vòm họng: Viêm họng gây sưng tấy niêm mạc họng, viêm amidan, áp – xe thành họng…
- Các căn bệnh liên quan đến Tai – mũi – họng: Viêm họng sẽ kéo theo các căn bệnh không mong muốn như viêm xoang, viêm tai giữa. Đặc biệt nếu viêm tai giữa không được chữa trị ngay sẽ có nguy cơ mưng mủ, biến chứng nặng dẫn đến tử vong.
- Gây hư hỏng phế quản và phổi: Các bệnh như viêm phế quản, viêm thanh quản, mất tiếng sẽ xảy ra nếu người bệnh không có biện pháp kịp thời.
- Suy tim, thận hay khớp: Tác nhân gây viêm họng nguy hiểm nhất được gây ra bởi liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A (Streptococcus nhóm A). Vi khuẩn này sau khi xâm nhập gây viêm cầu thận, thấp khớp và viêm cơ tim. Từ đó, nguy cơ đột quỵ và tử vong là rất lớn.
Các triệu chứng của trẻ ho viêm họng
Thông thường, các triệu chứng viêm họng ở trẻ nhỏ thường rất dễ thấy, bao gồm:
- Trẻ kêu đau, rát cổ họng.
- Khó nuốt khi được cho ăn, uống
- Giọng khàn
- Con sốt nóng hoặc sốt rét, gai người
- Cơ thể đau nhức
- Amidan sưng
- Ăn vào thường nôn mửa
- Soi niêm mạc họng thấy sưng, đỏ.
Trong trường hợp con còn quá bé (dưới 12 tháng tuổi) bố mẹ cần theo dõi biểu hiện như:
- Quấy, khóc liên tục
- Lười ăn, chật vật trong giờ ăn. Không chịu nuốt mà nôn, nhè đồ ăn
- Ho liên tục, chảy nước mũi và khó thở
- Sốt, cúm
- Chảy nước bọt liên tục
Đó là những biểu hiện thường thấy của căn bệnh này. Ở mức độ nhẹ, ba mẹ được phép điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh kéo dài kèm theo các triệu chứng khác, con phải được đưa đến bác sĩ để thăm khám kịp thời.
Cách trị viêm họng ở trẻ nhỏ tại nhà
Các phương pháp điều trị viêm họng tại nhà mà ba mẹ dễ dàng áp dụng như sau:
Vệ sinh mũi họng cho trẻ nhỏ
Hệ thống cơ quan tai – mũi – họng có mối liên quan mật thiết. Viêm họng rất dễ dẫn đến tình trạng chảy nước mũi, viêm xoang. Nếu trẻ bị chảy dịch mũi ít, có thể lau rửa cho con nhẹ nhàng bằng khăn mềm.
Nếu dịch mũi đặc, có gỉ, nhỏ ngay 2 – 3 giọt nước muối sinh lý (được bác sĩ chỉ định) vào 2 cánh mũi. Đợi gỉ mũi ngậm nước mềm ra thì lấy tăm bông gảy nhẹ cho con.
Trường hợp dịch mũi quá nhiều gây nghẽn đường thở, phụ huynh nên sử dụng dụng cụ hút dịch mũi. Tuy nhiên, trẻ quá nhỏ không nên dùng vì gây tổn thương niêm mạc mũi cho con.
Hạ sốt cho trẻ
Khi trẻ có dấu hiệu sốt do viêm mũi, bố mẹ cần ngay lập tức hạ sốt cho con, tránh tình trạng trẻ sốt cao gây co giật. Hãy cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để giảm thân nhiệt. Sau đó chườm khăn và tiếp nước bằng các sản phẩm chứa chất điện giải như Oresol, hydrite sẽ giúp con sớm hồi phục.
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối sẽ khiến con giảm cảm giác đau rát họng. Cách làm như sau: hòa tan 5 gram muối trong 237ml nước đun sôi để nguội. Vậy là bạn đã có dung dịch nước muối loãng rồi. Hãy cho sẻ súc miệng với tần suất ít nhất 1 giờ/ 1 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Viên ngậm
Các dạng viên ngậm hay siro ho là giải pháp hữu hiệu để trị chứng viêm họng ở trẻ nhỏ. Lưu ý rằng chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, có thể lựa chọn các loại có thành phần từ tinh dầu bạc hà để tăng hiệu quả làm mát vòm họng và lại dịu cơn đau.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Trong tình trạng bệnh kéo dài, bắt buộc trẻ phải sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Dưới đây là loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn điều trị:
- Penicillin V: Là loại kháng sinh phổ biến nhất để điều trị bệnh viêm họng. Thường uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 2 tiếng.
- Amoxicillin: Kháng sinh này có thể thay thế Penicillin, dùng đầu bữa ăn chính.
- Penicillin G benzathin A: Dạng kháng sinh tiêm bắp, dùng cho các trường hợp không thể uống kháng sinh.
- Erythromycin ethylsuccinate (ví dụ như E-Mycin): Là loại kháng sinh dạng uống cho bệnh nhân bị dị ứng với penicillin.
Khi nào nên đưa trẻ đi viện?
Sau 2 – 3 ngày mà các triệu chứng viêm họng ở trẻ nhỏ không đỡ, cha mẹ cần cho con đi khám ngay. Lưu ý rằng, bệnh tật chuyển hóa rất nhanh nên các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm đến tình trạng sức khỏe của con mình.
Ngoài ta nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường sau đây, bé cũng cần được đưa đến viện để thăm khám:
- Liên tục biếng ăn, mất ngủ
- Hơi thở yếu, khó khăn
- Xuất hiện màng trắng ở niêm mạc họng
- Sốt trên 38.5 độ C
- Sốt kéo dài, li bì
- Phát ban
- Tia máu trong dịch nước bọt, đờm
- Ho dữ dội, liên tục
- Đau tai và có dấu hiệu chảy dịch
- Nôn mửa kéo dài
Cách phòng ngừa đau họng ở trẻ em
Căn bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ rất dễ lây lan, đặc biệt là qua giọt bắn chứa vi khuẩn mang mầm bệnh. Do đó, để phòng tránh, ba mẹ thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Tập cho con thói quen rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch diệt khuẩn.
- Cách ly với người mắc hoặc có dấu hiệu nhiễm bệnh
- Bệnh nhân cần che miệng, mũi bằng khăn giấy khi hắt hơi, xì mũi hoặc ho. Sau khi sử dụng, đem bỏ khăn giấy vào thùng rác.
- Tiêm phòng đầy đủ theo quy định của Bộ Y Tế
- Vệ sinh tai, mũi, họng cho trẻ thường xuyên
- Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết
- Giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng
- Giữ ấm cổ, ngực, lòng bàn chân bàn tay khi trời lạnh.
Viêm họng ở trẻ em nếu để lâu dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vậy nên, cần thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh để bảo vệ sức khỏe con mình một cách tốt nhất. Nếu con có dấu hiệu trở bệnh, cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.