Mẹ tự nhiên mất sữa sau khi sinh là tình trạng tuyến sữa ngưng hoạt động, không sản sinh sữa. Biểu hiện điển hình là bầu vú xẹp đi, căng tức, bầu ngực không tiết ra sữa khi con bú hoặc vắt sữa. Để khắc phục, mẹ cần xác định đúng nguyên do bị mất sữa.
Nguyên nhân khiến mẹ sau sinh tự nhiên mất sữa
Mẹ có thể mất sữa hoàn toàn, mẹ ít sữa đột ngột hoặc bị mất sữa khi đang trong thời gian con bú. Nguyên nhân dẫn đến mất sữa thường là tác động từ bên ngoài hay thể trạng sức khỏe của mẹ.
Thay đổi hormone sau sinh
Mẹ sau sinh 6 tháng bị mất sữa thường do rối loạn nội tiết tố, cụ thể là sụt giảm nồng độ hormone tiết sữa prolactin. Cơ thể mẹ cần sản sinh prolactin liên tục để cho con bú và sẽ giảm dần khi con bắt đầu ăn dặm. Dù vẫn tiếp tục cho bé bú mẹ, nhưng lượng sữa được sản xuất ra sẽ không nhiều như thời điểm mới sinh.
Như vậy, mẹ sau 6 tháng sinh bị mất sữa hay 7 tháng bị mất sữa là điều bình thường. Ngược lại, nếu sau sinh từ 2 – 5 tháng đã bị mất sữa, nghĩa là sức khỏe có vấn đề, làm gián đoạn hoạt động tiết sữa.
Căng thẳng và áp lực tâm lý
Sau sinh bị stress, áp lực tâm lý không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mẹ bị mất sữa. Tuy nhiên, nếu không ổn định về tâm lý sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng nguồn sữa. Khi căng thẳng, cơ thể tự động tiết ra hormone cortisol, chúng xâm nhập vào thành phần trong sữa mẹ, sau đó làm chậm dòng chảy của sữa. Ngoài ra, mẹ không đủ tinh thần để ăn và uống đầy đủ sẽ khó gọi sữa về.
Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất
Bà đẻ cần có chế độ ăn và uống khoa học, nạp đủ các nhóm dưỡng chất để bồi bổ cơ thể và sản xuất sữa. Việc lên thực đơn “kiêng khem” quá đà sẽ khiến mẹ thiếu chất, không đủ sức tiết sữa, đồng thời sữa không còn giàu giá trị dinh dưỡng. Cụ thể, thực đơn hàng ngày nên cân bằng đủ giữa các nhóm chất béo, chất đạm, vitamin khoáng chất, nước, cùng với đó là tăng tần suất ăn lên 3 – 6 bữa/ngày.
Các yếu tố sức khỏe của mẹ
Mẹ gặp các vấn đề về tuyến vú sẽ không thể duy trì nguồn sữa cho con. Các bệnh phổ biến và biểu hiện của chúng bao gồm:
- Áp xe vú: Vú sưng đỏ, căng tức dữ dội, có dịch mủ, mẹ sốt cao.
- Tắc tia sữa: Xuất hiện cục cứng bên trong vú, vú sưng và căng, sữa không chảy ra.
- Viêm tuyến vú: Vú sưng đỏ, đau khi chạm vào, có lẫn mủ trong sữa.
- Nhiễm khuẩn vú: Vú phù nề, đau tức, có khối áp xe, mẹ mệt mỏi toàn thân.
- …
Trong đó, áp xe vú, tắc tia sữa là hai nguyên nhân xảy ra nhiều nhất ở mẹ sau sinh. Mỗi bệnh có nguyên nhân và biểu hiện riêng, mẹ nên chú ý tới từng sự thay đổi nhỏ trên cơ thể. Hơn hết, để phòng ngừa các bệnh về tuyến vú, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ mỗi lần cho con bú và điều hướng bé bú đúng cách.
Sử dụng các phương pháp tránh thai sau sinh
Thuốc tránh thai hàng ngày mẹ sau sinh thường dùng được chia làm hai dạng: Thuốc dạng phối hợp và thuốc chỉ chứa progestin. Theo khuyến cáo của bác sĩ, thuốc ngừa thai phối hợp không nên dùng khi mẹ đang cho con bú bởi có thành phần estrogen, làm giảm lượng sữa, lâu dần dẫn đến mất sữa.
Mất cân bằng trong việc cho con bú
Bé không bú mẹ có bị mất sữa không là câu hỏi được nhiều người đưa ra. Câu trả lời là có. Hành động ti mẹ giúp kích thích tuyến sữa làm việc và sản xuất sữa liên tục. Nếu mẹ cho con bú thường xuyên và đúng cách, hormone prolactin được giải phóng, giúp cơ thể mẹ tiết ra nhiều sữa hơn. Một số mẹ lạm dụng sữa công thức hoặc chọn phương pháp “không cho con bú” sẽ có khả năng mất sữa sau sinh 1 tháng.
Phân biệt mất sữa với các tình trạng khác
Quá trình cho con bú sau sinh có thể xảy ra nhiều vấn đề: Tự nhiên mất sữa, tắc sữa, ít sữa. Với các mẹ chưa có kinh nghiệm sinh đẻ, sẽ khó phân biệt các trường hợp trên. Để nhận dạng 3 tình trạng trên, mẹ dựa vào các biểu hiện chính sau:
- Mất sữa: Tuyến sữa không hoạt động, các biện pháp vắt sữa và hút sữa hỗ trợ không có tác dụng.
- Ít sữa: Lượng sẽ của mẹ tiết ra ít hơn bình thường, bầu ngực xẹp, xuống không căng.
- Tắc sữa: Tuyến sữa vẫn hoạt động nhưng sữa bị ứ đọng bên trong, khiến bầu ngực căng tức, gây đau đớn cho mẹ.
Mỗi tình trạng sẽ có cách xử lý khác nhau, dựa vào thể trạng cụ thể của mẹ. Trong đó, tắc sữa là một trường hợp nguy hiểm, có thể dẫn đến ốm sốt, áp xe ngực. Với các mẹ bị mất sữa, nếu không có phương hướng xử lý kịp thời, mẹ sẽ ngừng sản xuất sữa hoàn toàn.
Cách khắc phục tình trạng tự nhiên mất sữa
Các giải pháp khắc phục tình trạng mất sữa, mẹ 3 tháng bị mất sữa, 4 tháng bị mất sữa hay mẹ sau sinh 2 tháng bị mất sữa đều có thể áp dụng.
Điều chỉnh chế độ cho con bú
Mẹ cho con bú thường xuyên, kết hợp dạy bé bú đúng khớp ngậm sữa sẽ gọi về dồi dào. Tuy nhiên, mẹ không nên ép trẻ bú theo đúng cữ giờ nếu trẻ không muốn, chỉ cần đáp ứng nhu cầu khi bé đói và muốn ăn sữa.
Giảm căng thẳng và tạo môi trường thư giãn
Sau sinh là đoạn thời gian nhạy cảm, mẹ dễ bị mệt mỏi và stress; hậu quả là kiệt quệ về tinh thần, thể chất, không đủ sức khỏe để chăm con . Do đó “mẹ bỉm” cần chú ý tới bản thân, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, đảm bảo ngủ ít nhất 10 tiếng mỗi ngày; giữ cho tinh thần lạc quan, tuyệt đối không để rơi vào trạng thái bi quan, không tìm đến các phương pháp gọi sữa tiêu cực.
Massage ngực và chườm ấm kích sữa
Massage ngực giúp tăng cường chất lượng sữa mẹ, cụ thể là tăng các thành phần có lợi trong sữa: chất béo, casein, thành phần đặc, tổng năng lượng. Mẹ có thể tận dụng thời gian bé bú, massage xung quanh phần ngực và hướng dẫn về khu vực núm vú, tiết tấu massage cần phối hợp nhịp nhàng với thời điểm bé nuốt sữa. Các động tác massage phải thực hiện nhẹ nhàng, không làm tổn thương ngực để đạt hiệu quả tối đa.
Uống đủ nước
Uống đủ lượng nước là yếu tố quan trọng để cơ thể mẹ sản sinh đủ lượng sữa mỗi ngày. Lượng nước trung bình nên là 2.5 – 3 lít mỗi ngày và ưu tiên nước ấm. Thời điểm tốt để uống nước là khi mẹ thấy khát và trước/sau khi cho con bú. Ngoài nước lọc, bác sĩ khuyến khích các mẹ sử dụng thêm: sữa dinh dưỡng, nước ép, nước canh, nước thảo mộc hoặc nước trà vằng.
Điều trị các vấn đề về sức khỏe
Với các mẹ tự nhiên bị mất sữa 1 bên hoặc 2 bên do bệnh lý, việc chữa trị triệt để là điều cần thiết để cơ thể quay về trạng thái bình thường, tiếp tục sản sinh sữa. Ví dụ, tắc tia sữa cần tìm cách thông tia sữa. Mẹ bị áp xe vú trong thời gian đầu có thể tự điều trị bằng cách chườm lạnh, nếu bệnh chuyển nặng thì cần sự can thiệp của bác sĩ.
Lựa chọn phương pháp tránh thai an toàn
Các biện pháp tránh thai an toàn, không ảnh hưởng tới sữa mẹ:
- Can thiệp vô kinh (LAM).
- Sử dụng bao cao su, đặt vòng tránh thai.
- Sử dụng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin.
- Tiêm thuốc DMPA.
- Dùng que cấy Implanon.
Tăng cường dinh dưỡng cho mẹ
Thực đơn cho mẹ sau sinh cần đảm bảo các nhóm chất. Đặc biệt các mẹ gặp phải vấn đề mất sữa, cần tăng cường thực phẩm lợi sữa, nên tránh các thực phẩm nặng mùi ảnh hưởng tới vị sữa mẹ, bé sẽ bỏ bú. Trung bình mẹ đang cho con bú phải nạp khoảng 2500 kcl từ các nguồn thực phẩm khác nhau, ưu tiên chế độ ăn nhiều hoa quả, chất béo, ngũ cốc và protein.
Tham khảo khẩu phần ăn lý tưởng cho mẹ trong một ngày:
- 200 gram thịt/cá.
- 1 quả trứng.
- 1 lít sữa tươi/sữa bột.
- 200 – 300gram trái cây.
- 500 – 600 gram rau xanh.
Khi phát hiện bầu vú xẹp dần, lượng sữa tiết ra giảm đột ngột dù đã tác động bên ngoài nghĩa là mẹ đang bị mất sữa. Việc mẹ tự nhiên mất sữa sau sinh sẽ làm gián đoạn quá trình hấp thu dưỡng chất và phát triển của con. Do vậy, mẹ cần can thiệp kịp thời để con được nuôi dưỡng đầy đủ.
Tôi là Giám Đốc Marketing của công ty TNHH Đầu tư XNK Hoan TT. Một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam.