Trẻ sơ sinh lười bú mẹ phải xử trí như thế nào?

Tình trạng trẻ sơ sinh lười bú có thể khiến trẻ tụt cân, chậm lớn và suy dinh dưỡng. Đây cũng chính là vấn đề khiến nhiều cha mẹ “đau đầu” khi không tìm ra cách xử lý. Do đó cần dựa vào các biểu hiện để đưa ra phương pháp giải quyết để quá trình chăm con nhẹ nhàng hơn. 

Tư thế cho bú không đúng khiến trẻ khó chịu, cựa quậy, hay khóc quấy và đặc biệt là bị phân tâm trong lúc bú
Tư thế cho bú không đúng khiến trẻ khó chịu, cựa quậy, hay khóc quấy và đặc biệt là bị phân tâm trong lúc bú

Nguyên nhân làm cho trẻ lười bú 

Tình trạng trẻ sơ sinh lười bú có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên cơ bản và phổ biến nhất của tình trạng này.

Nguyên nhân từ mẹ 

Trẻ sơ sinh bú kém có thể là do các nguyên nhân từ mẹ. Chẳng hạn như:

Ti của mẹ có vấn đề

Đầu vú của mẹ quá to, quá cứng hay tụt sâu thường khiến trẻ khó chịu khi bú và ngại bú mẹ. Ngoài ra, trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ cũng có thể là do kem dưỡng mẹ đang sử dụng có mùi khó chịu khiến bé ngại bú.

Sữa mẹ có vị lạ

Chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Nếu mẹ bổ sung quá nhiều các loại thức ăn nặng mùi, cay chua hay quá nhiều gia vị thì mùi vị của sữa mẹ có thể thay đổi. Sữa có vị lạ sẽ làm cho trẻ sơ sinh bú ít đi và thậm chí có thể gây ra tình trạng đau bụng, đầy hơi ở trẻ.

Tư thế bú không đúng

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ chính là do tư thế bú của trẻ không đúng. Tư thế cho bú không đúng khiến trẻ khó chịu, cựa quậy, hay khóc quấy và đặc biệt là bị phân tâm trong lúc bú. Ngoài ra, cho bú sai cách cũng làm cho trẻ sơ sinh bú ít đi vì lượng sữa mẹ tiết ra không đều.

Nguyên nhân chủ quan từ trẻ 

Một số bệnh lý ở trẻ cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh lười bú, chậm tăng cân. 

Hệ tiêu hóa có vấn đề

Nếu trẻ sơ sinh bú kém, bú ít kèm theo các biểu hiện như buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón thì mẹ nên kiểm tra xem liệu hệ tiêu hóa của bé có xảy ra vấn đề gì không.

Những vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh như rối loạn tiêu hóa, rối loạn khuẩn đường ruột, rối loạn co bóp dạ dày… có thể là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn và quấy khóc.

Thiếu vi chất dinh dưỡng

Trẻ sơ sinh bú ít cũng có thể là do thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, kẽm, các loại vitamin nhóm B… Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng sẽ gây ra tình trạng lười bú, sụt cân, ra nhiều mồ hôi và ngủ không sâu.

Nếu trẻ có thêm biểu hiện hay vặn mình thì có thể trẻ đang bị thiếu canxi, mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám để tránh các hậu quả về lâu dài.

Nấm lưỡi

Nấm lưỡi là một bệnh lý khá thường gặp ở trẻ sơ sinh với những biểu hiện chủ yếu là xuất hiện những mảng trắng (các vết loét) ở lưỡi, mép và niêm mạc miệng của trẻ. Căn bệnh này do nấm Candida Albicans gây ra khiến trẻ mất vị giác, đau đớn, lười bú và quấy khóc.

Nếu để bệnh tiếp diễn lâu ngày, mảng trắng có thể lan ra cả vùng niêm mạc họng, lan xuống đường thở gây viêm phổi và thậm chí lan xuống dạ dày gây tiêu chảy.

Nấm lưỡi khiến trẻ sơ sinh lười bú
Nấm lưỡi khiến trẻ sơ sinh lười bú

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh lười bú

Trẻ sơ sinh lười bú phải làm sao? Đây hẳn là câu hỏi được nhiều cha mẹ quan tâm và băn khoăn nhất. Thực tế, trẻ sơ sinh lười bú, chậm tăng cân không phải là một tình trạng hiếm gặp, nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết cách để khắc phục tình trạng này.

Nếu cha mẹ vẫn còn đau đầu không tìm ra cách xử lý thích hợp thì những phương pháp dưới đây có thể sẽ giải quyết “câu hỏi khó” này.

Thay đổi tư thế bú

Nếu sữa mẹ chảy quá nhanh hoặc quá chậm, mẹ có thể thay đổi tư thế và vị trí bú của bé để điều tiết lượng sữa. Bên cạnh đó, mẹ hãy hạn chế cho bé bú nằm để tránh bị sặc sữa và nôn trớ. Thay vào đó, mẹ nên ngồi dựa lưng vào tường để cho bé bú, việc này sẽ giúp sữa chảy chậm lại và giúp cho bé thoải mái và dễ bú hơn. 

Bú đúng cữ ban đêm

Cho trẻ bú đêm thực sự rất quan trọng vì nếu thường xuyên bỏ qua các cữ bú đêm có thể làm giảm lượng sữa của mẹ và khiến trẻ lười bú hơn. Do đó, mẹ nên đánh thức bé dậy để bú đúng cữ. 

Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng thích hợp cho mẹ

Nguồn sữa mẹ dồi dào và giàu dinh dưỡng sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Vì thế, mẹ không nên giảm cân hay kiêng khem quá đà trong quá trình cho con bú. Thay vào đó, hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ các dưỡng chất như sắt, kẽm, magiê, vitamin D, vitamin E… Một thực đơn giàu chất xơ, chất béo và khoáng chất sẽ rất có lợi cho cả mẹ và bé. 

Mặt khác, cần tránh xa các loại thực phẩm có hại như rượu bia, thuốc lá, thức ăn nhanh, đố đông lạnh,…Thêm vào đó, mẹ cũng cần phải tránh các loại thực phẩm cay nóng, nặng mùi để không làm thay đổi mùi vị của sữa. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng chất lượng sữa mẹ.

Thay đổi loại sữa công thức 

Đối với các bé uống sữa công thức, các loại sữa công thức kém chất lượng có thể khiến trẻ bị đau bụng, đi ngoài và biếng ăn. Do đó nếu thấy trẻ sơ sinh lười bú, mẹ nên xem lại loại sữa công thức mà con đang dùng.

Các bác sĩ nhi khoa khuyên rằng, mẹ nên chọn cho trẻ một loại sữa công thức uy tín, có chất lượng tốt. Sữa công thức Biostime là một gợi ý hoàn hảo dành cho mẹ. Đây là một sản phẩm sữa công thức đến từ tập đoàn H&H – một trong những tập đoàn đứng đầu thế giới về Probiotics supplements (thực phẩm bổ sung lợi khuẩn) cho trẻ em.

Sữa dê Úc Biostime được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, áp dụng những nghiên cứu khoa học mới nhất trong công thức sữa để tạo nên công thức vượt trội nhất, giống với sữa mẹ nhất.

Biostime SN – 2 bio plus ultra goat với công thức chuyên biệt hỗ trợ hoàn hảo cho hệ tiêu hóa của trẻ giúp trẻ tăng hấp thụ chất béo và canxi, tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngon hơn và ít quấy khóc. Sữa dê Biostime không chất tạo màu, tạo vị nên hoàn toàn an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Với những thông tin trên, tình trạng trẻ sơ sinh lười bú sẽ không còn là nỗi lo của cha mẹ nữa. Hy vọng cha mẹ sẽ sớm tìm ra giải pháp hiệu quả và thích hợp để khắc phục tình trạng lười bú của trẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Messenger Chat Zalo Gọi ngay