Tất tần tật về trẻ sơ sinh bị ho cha mẹ cần biết để chăm sóc con tốt nhất

Trẻ sơ sinh bị ho là tình trạng thường gặp, do hệ hô hấp của trẻ chưa phát triển toàn diện. Tình trạng ho có thể kéo dài dai dẳng nếu cha mẹ chăm sóc trẻ không đúng cách. Dưới đây là những thông tin về ho ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ có thể tham khảo để chăm sóc trẻ tốt nhất và giúp trẻ mau khỏi.

Môi trường sống nhiều khói bụi, ô nhiễm cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị ho
Môi trường sống nhiều khói bụi, ô nhiễm cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị ho

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho

Trẻ sơ sinh bị ho là phản xạ của cơ thể trẻ phản ứng lại với các chất kích thích từ môi trường hoặc loại bỏ các chất nhầy, dị vật trong cổ họng ra ngoài.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ho như:

  • Trẻ sơ sinh ho nhiều do virus

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho ở trẻ sơ sinh. Loại virus này lây qua giọt bắn và có chu kỳ sống 2 tuần. Biểu hiện nhiễm virus RSV thường là: cảm lạnh, ho, sổ mũi, nghẹt mũi.

  • Do nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn đường hô hấp cũng khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Nhiễm khuẩn có thể gây ra các bệnh hô hấp cho trẻ như: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm mũi, viêm amidan,… Nếu chăm sóc trẻ tốt thì đa số trẻ sẽ tự khỏi ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

  • Trẻ bị dị ứng thời tiết, môi trường xung quanh

Các dị nguyên từ môi trường có thể khiến trẻ bị ho dai dẳng, kéo dài kèm theo các triệu chứng như đau ngứa họng, chảy nước mũi, nước mắt và phát ban.

  • Ho gà ở trẻ sơ sinh

Các cơn ho kế tiếp nhau thành chuỗi, càng nhanh rồi yếu dần. Ho gà kèm các triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, sốt.

  • Những tác nhân bên ngoài khác

Môi trường sống nhiều khói bụi, ô nhiễm, khói thuốc lá, hóa chất, bụi vải, dị vật trong cổ họng… cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị ho.

Xem thêm:

Giải thích tiếng ho thường gặp ở trẻ

Trẻ sơ sinh bị ho có thể được chia làm nhiều dạng. Xác định từng dạng ho của trẻ sơ sinh hỗ trợ rất nhiều tới quá trình điều trị và phòng ngừa. Chính vì vậy, cha mẹ đừng bỏ qua những thông tin dưới đây.

Tiếng ho khan

Tiếng ho khan của trẻ sơ sinh báo hiệu trẻ bị cảm cúm hoặc cảm lạnh. Các dấu hiệu khác đi kèm bao gồm: Chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau họng. Tùy vào mức độ cảm lạnh/cảm cúm mà trẻ sơ sinh ho có đờm, sốt nhẹ vào ban đêm.

Tiếng ho kèm tiếng thở khò khè

Tiếng ho này cảnh báo trẻ có thể bị viêm tiểu phế quản. Tình trạng viêm có thể xảy ra khi trẻ bị cảm lạnh kéo dài. Ngoài ra cần lưu ý tình trạng ho và thở khò khè của viêm phổi và viêm phế quản, hen suyễn khá giống nhau.

Do đó, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời.

Tiếng ho vo vo trong cổ họng

Tiếng ho đặc trưng của ho gà ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh bị ho gà có thể không có triệu chứng nào ngoài chứng ngưng thở. Tình trạng ho gà kéo dài sẽ trở nên dữ dội và dai dẳng. Trẻ xuất hiện tình trạng mặt đỏ, tím tái do thiếu oxy gây suy hô hấp. Các dấu hiệu bệnh khác như: chảy máu cam, mắt lồi, vết thâm dưới mí mắt, đổi màu da…

Cơn ho có tiếng đờm di chuyển

Khi trẻ bị viêm phổi, âm thanh mà cha mẹ có thể nghe thấy rõ ràng trong mỗi cơn ho chính là tiếng đờm di chuyển. Trẻ bị viêm phổi bên cạnh biểu hiện ho đờm còn có các triệu chứng khác đi kèm như:

  • Trẻ bú không tốt hoặc không chịu bú mẹ.
  • Nhiệt độ cơ thể > 37 độ.
  • Trẻ thở gấp hoặc khó thở.
  • Khi bệnh nặng hơn, trẻ bị hạ thân nhiệt, lừ đừ.
  • Trẻ bị chướng bụng, nôn trớ, tím tái và co thắt ngực.

Ngoài ra, cha mẹ cần theo dõi nhịp hô hấp của trẻ theo từng độ tuổi. Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng, nhịp hô hấp > 60 nhịp thở/phút. Trẻ từ 2 tháng đến 1 tuổi có nhịp hô hấp trên 50 nhịp thở/phút.

Trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao?

Khi trẻ bị ho, cha mẹ thường có xu hướng cho trẻ uống kháng sinh. Theo bác sĩ nhi khoa, việc cho trẻ uống kháng sinh không qua chỉ định rất nguy hiểm. Trước khi quyết định dùng thuốc, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám và tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa.

Với trường hợp trẻ sơ sinh bị ho dai dẳng, cha mẹ có thể áp dụng những cách chăm sóc sau đây để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và giảm ho nhanh chóng.

Dùng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý giúp làm giảm lượng chất nhầy trong mũi, làm sạch đường hô hấp cho trẻ. Đối với trẻ 1 tháng tuổi bị ho, cha mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hỗ trợ trẻ tống đờm, nhầy trong mũi ra ngoài dễ dàng hơn.

Nước muối sinh lý giúp làm giảm lượng chất nhầy trong mũi giúp trẻ dễ thở hơn
Nước muối sinh lý giúp làm giảm lượng chất nhầy trong mũi giúp trẻ dễ thở hơn

Cho trẻ bú sữa mẹ

Nước làm loãng chất nhầy trong mũi và đường thở. Trẻ sơ sinh một tháng tuổi bị ho chỉ nên bú mẹ. Sữa mẹ giàu chất dinh dưỡng giúp trẻ xây dựng khả năng phục hồi và trở nên khỏe mạnh hơn mà không cần dùng đến thuốc điều trị.

Nâng cao đầu của trẻ khi ngủ

Cũng giống như việc kê thêm một chiếc gối giúp cải thiện tình trạng thở của người lớn bị nghẹt mũi, mẹo này rất hiệu quả đối với trẻ sơ sinh. Đặt một chiếc khăn gấp dưới đệm của trẻ và nâng lên cao một chút. Việc này giúp trẻ thở dễ dàng hơn và đờm cũng hạn chế trào ngược gây tắc đường thở của trẻ.

Duy trì độ ẩm trong không khí

Không khí ẩm sẽ giúp trẻ thở dễ dàng hơn, giảm kích ứng ho cho trẻ. Mẹ có thể duy trì độ ẩm không khí bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương thay vì các loại máy tạo hơi nước để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

Hạ sốt cho trẻ

Cha mẹ cần theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ 2-3 tiếng/lần. Giữ cơ thể trẻ thông thoáng. Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ trên 38 độ, cha mẹ hãy làm theo các bước sau:

  • Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị ho kèm sốt

Tốt nhất cha mẹ nên gọi bác sĩ nhi khoa hoặc đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất.

  • Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi bị ho sốt

Cha mẹ cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa hoặc đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất nếu xảy ra trường hợp sốt phát ban ở trẻ sơ sinh.

  • Trẻ sơ sinh 3-6 tháng tuổi bị ho sốt

Cha mẹ tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa, có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt và paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Trẻ 6 tháng bị ho sốt

Đối với nhóm trẻ từ 6 tháng – 12 tháng tuổi, cha mẹ có thể cho trẻ uống paracetamol mỗi 4-6 giờ hoặc ibuprofen 6-8 giờ một lần. Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng cùng một lúc cả 2 loại thuốc. Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn và đơn thuốc của bác sĩ nhi khoa.

Cha mẹ cần tìm cách hạ sốt cho trẻ nếu bé đồng thời bị ho và sốt
Cha mẹ cần tìm cách hạ sốt cho trẻ nếu bé đồng thời bị ho và sốt

Cách phòng tránh tình trạng ho cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị ho là điều cha mẹ không hề mong muốn. Tuy nhiên đây lại là tình trạng thường gặp ở trẻ giai đoạn này. Do đó, để phòng tránh tình trạng ho ở trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể tham khảo một số lưu ý sau đây:

  • Cho trẻ bú mẹ thường xuyên

Sữa mẹ cung cấp nhiều dinh dưỡng và đề kháng cho trẻ. Mẹ có thể nhỏ lượng sữa cho trẻ bú mỗi lần giúp làm tan đờm, giảm các cơn ho kéo dài. Trẻ sơ sinh bú mẹ ít nhất từ 0 – 6 tháng tuổi để có sức đề kháng tốt nhất, phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp, trong đó có trường hợp trẻ sơ sinh ho khan.

  • Sử dụng sữa công thức chất lượng

Đối với trường hợp trẻ sơ sinh không bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên chọn loại sữa mát, giàu các vitamin và dưỡng chất giúp tăng đề kháng ở trẻ nhỏ. Dòng sản phẩm sữa công thức Biostime là sản phẩm sữa đang được các mẹ bỉm Việt Nam tin dùng hiện nay. Biostime bổ sung HMO, DHA cùng các vitamin và dưỡng chất cho trẻ sơ sinh. Nhờ đó tăng cường khả năng miễn dịch từ bên trong, tăng sức đề kháng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

  • Đảm bảo môi trường sống xanh – sạch

Đảm bảo cho trẻ có một không gian sống sạch sẽ, thoáng đãng không có khói thuốc, khói bụi. Loại bỏ các chất gây dị ứng đường hô hấp ở trẻ. Duy trì độ ẩm trong không khí giúp trẻ dễ thở hơn. 

  • Cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ

Cha mẹ nên thường xuyên cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể theo dõi được tình trạng sức khỏe của trẻ, đặc biệt với các trường hợp trẻ sơ sinh ho khò khè. Nếu trẻ có những triệu chứng ho nguy hiểm thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng về sau.

Trên đây là tổng hợp thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh bị ho mà nhiều cha mẹ quan tâm. Việc chăm sóc trẻ đúng cách, tăng cường sức đề kháng cho trẻ thông qua sữa mẹ hay sữa công thức chất lượng mà trẻ đang sử dụng… là cách phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý thường gặp ở trẻ, trong đó có tình trạng ho khan, ho gà hay ho có đờm kéo dài.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *