Trẻ sơ sinh phát ban mẹ nên làm gì để an toàn cho bé?

Trẻ sơ sinh phát ban thường có nguyên nhân là sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Nếu được nhận biết sớm và chăm sóc đúng cách, bệnh không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của con. Nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. 

Trẻ sơ sinh phát ban
Trẻ sơ sinh phát ban thường có nguyên nhân là sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ còn yếu

Sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là một loại bệnh truyền nhiễm lành tính. Đây là tình trạng cơ thể bị sốt và xuất hiện những đốm ban nhỏ ẩn hoặc nổi hẳn lên bề mặt da. Bệnh do virus gây nên và thường gặp ở trẻ sơ sinh 5 – 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên virus dễ xâm nhập gây sốt phát ban, thậm chí là cả các bệnh truyền nhiễm khác như Sởi, Rubella,…

Sốt phát ban cũng dễ gặp ở các trẻ sinh non thiếu tháng. Bởi kháng thể truyền từ cơ thể mẹ sang bé hết sớm hơn. Thông thường, đa số trẻ nhỏ đều bị bệnh này ít nhất một lần. Nhìn chung, sốt phát ban ở trẻ sơ sinh thường không nghiêm trọng, không gây nguy hiểm. Nhưng không phải vì thế mà các bậc phụ huynh chủ quan, vẫn cần phải theo dõi sát sao tình trạng này. 

Khi trẻ sơ sinh sốt phát ban, những vị trí phát ban thường là: 

  • Trẻ phát ban đỏ ở mặt: Biểu hiện trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt bên ngoài trường hợp này khá giống với rôm sảy. Theo đó, da trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ có đầu mủ trắng hoặc vàng. Thường thì tình trạng này sẽ tự hết khi được vệ sinh vùng da tổn thương sạch sẽ.
  • Trẻ phát ban đỏ ở đầu: 90% tình trạng trẻ sơ sinh bị mụn ở đầu là do phát ban. Các ban đỏ này xuất hiện trên đầu bé và cũng có mủ vàng. Giống như ban đỏ ở mặt, ban đỏ ở đầu cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. 
  • Trẻ phát ban toàn thân: Đây là biểu hiện rõ nhất của sốt phát ban ở trẻ sơ sinh. Khi nhiễm bệnh, trẻ sốt cao sau đó phát ban khi cơn sốt bắt đầu hạ nhiệt. Ban bắt đầu phát từ tai rồi lan ra mặt, xuống ngực và toàn thân. Dạng phát ban này sẽ nhô hẳn lên bề mặt da của trẻ.
trẻ sơ sinh phát ban
Biểu hiện trẻ sơ sinh sốt phát ban ở mặt mà bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết

Nguyên nhân trẻ sơ sinh phát ban

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm virus. Trong đó, 5 loại virus chính gây sốt phát ban là virus Rubella, virus Herpes, virus Sởi, Adenovirus và Enterovirus. Nhưng phổ biến nhất là virus Herpes 6 hoặc 7. 

Trẻ bị sốt phát ban thường do:

  • Lây từ người sang người: Trẻ có tiếp xúc với dịch hô hấp của người bệnh. Hoặc trẻ dùng chung các đồ vật dính dịch hô hấp hay tiêu hóa của thành viên khác trong gia đình mắc bệnh.
  • Lây từ động vật: Trẻ bị động vật mang mầm bệnh cắn nên nhiễm bệnh. Ngoài ra còn có thể sốt phát ban do chấy rận, do chuột hoặc do mò mạt.

Triệu chứng trẻ sơ sinh bị phát ban

Sau khi nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với nguồn lây, thời gian ủ bệnh đến khi có triệu chứng khoảng 1 – 2 tuần. Với bệnh ở thể nhẹ, triệu chứng thường nhẹ và cũng ít thấy nổi ban đỏ. Nhưng nhìn chung sốt phát ban ở trẻ sơ sinh sẽ có 2 triệu chứng thường gặp: 

Trẻ sốt cao bất ngờ

Khởi phát dễ thấy nhất khi nhiễm bệnh là cơn sốt bất ngờ với nhiệt độ cao. Có trường hợp trẻ sốt lên tới 40 độ. Ngoài ra, trẻ cũng có thể gặp tình trạng đau họng, sổ mũi, ho. Một số trẻ lại thấy sưng các hạch bạch huyết ở cổ. Và cơn sốt của trẻ kéo dài từ 3 – 5 ngày mới dứt. 

Xuất hiện phát ban

Sau khi hạ sốt, trẻ bắt đầu phát ban, thường xuất phát từ mông. Số ít trẻ thì phát ban xuất hiện từ đầu, dưới da hoặc ở mặt. Tiếp đến, ban đỏ lan dần xuống ngực, bụng, lưng, cổ, cánh tay, chân và toàn thân.

Trẻ sơ sinh phát ban sau sốt thường là các nốt hoặc mảng nhỏ màu hồng, hơi sần lên. Mẹ có thể dễ dàng nhận thấy thông qua biểu hiện da trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ. Ở một số đốm, các mẹ có thể thấy viền trắng xung quanh. Dù thế nào thì những vết ban này cũng chỉ kéo dài vài ngày, có trẻ chỉ vài giờ. Chúng không gây ngứa hay khó chịu cho trẻ.

Một số triệu chứng khác 

Ngoài hai triệu chứng trên, sốt phát ban ở trẻ sơ sinh còn một số biểu hiện khác như sưng mí mắt, chán ăn, tiêu chảy nhẹ, quấy khóc. Trong giai đoạn này, bố mẹ nên theo dõi kỹ tình trạng của trẻ để có các biện pháp khắc phục kịp thời.

trẻ sơ sinh phát ban
Trẻ sơ sinh thường quấy khóc, chán ăn… khi sốt từ 39 độ trở lên

Sốt phát ban có nguy hiểm không?

Sốt phát ban là hiện tượng phổ biến ở cả trẻ em và người lớn, thường lành tính, không gây nguy hại tới sức khỏe. Tuy nhiên, với bé sau khi chưa có hệ miễn dịch vững vàng, sốt phát ban có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được điều trị đúng cách. Một số hậu quả có nguy cơ xảy ra như viêm amidan, viêm não, nhiễm trùng ống tai giữa… Ngoài ra, các cơ quan khác trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng nặng nề, để lại di chứng lâu dài cho trẻ.

Về cách điều trị, mẹ nên tìm hiểu và thực hiện tại nhà một cách bài bản trong thời gian đầu. Sau đó, khi có dấu hiệu trở nặng, cần đưa bé đến bác sĩ.

Hướng dẫn điều trị khi trẻ sơ sinh bị sốt phát ban

Vậy trẻ sơ sinh bị phát ban phải làm sao? Trong trường hợp trẻ sốt quá cao và kéo dài, phát ban không cải thiện sau ba ngày thì cần đưa con đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị. 

Cách điều trị tại nhà

Phương án an toàn là đưa bé đến cơ sở y tế thăm khám ngay bị bé phát bệnh để nhận được lời khuyên và kê thuốc. Việc tự ý cho trẻ uống thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể làm tình trạng sức khỏe của bé đi xuống, đặc biệt là nguy cơ gặp biến chứng tăng cao.
Trong quá trình điều trị tại gia, mẹ lưu ý cho bé uống đủ nước, cơn sốt dễ làm bé bị hụt lượng nước cần thiết. Quần áo mặc nên rộng và thoáng. Mẹ tắm, lau người cho bé bằng nước ấm; kiêng nước lạnh và gió. Điều quan trọng là giữ vệ sinh cho môi trường sinh hoạt cũng như người chăm sóc trẻ bị ốm.

trẻ sơ sinh phát ban
Mẹ nên tắm cho bé bằng nước nóng và tắm trong thời gian ngắn, không ngâm bé trong nước (Ảnh sưu tầm)

Khi nào cần đưa bé đến cơ sở y tế chữa trị?

Mẹ cần đưa bé đến bệnh viện hoặc phòng khám nếu có các dấu hiệu sau đây:

  • Ngủ nhiều, khó đánh thức
  • Lả người
  • Khóc liên tục
  • Co giật
  • Bỏ bú, bú ít hơn bình thường
  • Nôn ra dịch vàng xanh
  • Da tái, nổi bông tím
  • Thở yếu, thở khò khè, thở nhịp không đều
  • Chướng bụng
  • Tiểu ít
  • Có khối phồng to ở bẹn
  • Viêm mắt
  • Xuất huyết dưới da.

Hơn hết, khi phụ huynh nhận thấy bất kể điều bất thường ở con, hoặc lo lắng về sức khỏe con trẻ đều nên đến ngay cơ sở y tế.

Tuy nhiên, dù chăm sóc trẻ ở nhà hay ở bệnh viện thì cha mẹ cũng cần đảm bảo các nguyên tắc dưới đây.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sốt phát ban đúng cách

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh cần kiêng gì? Giữ gìn vệ sinh và tăng cường đề kháng cho trẻ là hai yếu tố quan trọng nhất.

Kiêng tắm nước lạnh và gió

Theo bác sĩ chuyên khoa, việc tắm rửa sạch sẽ cho trẻ là điều vô cùng cần thiết giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. Bởi làn da khi trẻ sốt phát ban rất nhạy cảm, cần được giữ sạch để không bị viêm nhiễm hay bội nhiễm. Đồng thời, việc lau người cho trẻ thường xuyên cũng giúp trẻ nhanh hạ sốt và tránh biến chứng sốt cao co giật. Khi tắm rửa cho trẻ đang sốt phát ban, các mẹ lưu ý nên sử dụng nước ấm.

Nhiều mẹ băn khoăn về việc trẻ sơ sinh bị sốt phát ban tắm lá gì cho nhanh khỏi. Dưới đây là một số loại thảo dược đun nước tắm cũng rất hiệu quả mà mẹ có thể tham khảo:

  • Lá trầu không: Loại lá này thường được dùng để sát trùng, tiêu đờm, tiêu viêm. Vì thế, nước lá trầu không giúp làm sạch rất tốt, hữu dụng trong việc giảm ngứa cho trẻ. 
  • Lá trà xanh: Các mẹ lấy lá trà rửa sạch, vò nát rồi đun nước tắm cho con. Các thành phần trong lá trà xanh sẽ chống nhiễm trùng da, giảm triệu chứng phát ban. 
  • Lá ngải cứu: Trong lá ngải cứu chứa lượng lớn monoterpen, sesquiterpene, adenin, cholin có khả năng kháng viêm và sát khuẩn. Vì thế, nước tắm ngải cứu cũng rất tốt để điều trị sốt phát ban ở trẻ sơ sinh.
  • Lá kinh giới: Theo dân gian, tắm nước lá kinh giới giúp giảm mẩn ngứa rất tốt. Tuy nhiên, cách này không áp dụng với những em bé dưới 6 tháng tuổi.

Thêm một điều mà các mẹ cần nhớ khi vệ sinh cho con là tắm ở nơi kín gió và chọn khoảng thời gian ấm áp trong ngày để tắm cho trẻ. Bên cạnh đó, nếu lựa chọn một trong các loại lá trên, mẹ đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, ăn dặm ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn này là rất quan trọng. Các mẹ nên bổ sung nước nhiều hơn cho con để tránh tình trạng mất nước. Thêm vào đó, có thể lựa chọn một số loại nước hoa quả giàu vitamin C để tăng cường vitamin và khoáng chất cho con.

Nếu em bé đã ăn dặm thì nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày với những phần ăn dạng lỏng để con dễ tiêu hóa. Đồng thời, bổ sung chất dinh dưỡng bằng những thực phẩm tốt cho trẻ như trứng, các loại rau xanh,… 

Nếu trẻ sử dụng sữa công thức, mẹ nên lựa chọn các loại sữa chất lượng như sữa bò Úc Biostime, sữa dê Úc Biostime… Những loại sữa này có hàm lượng dinh dưỡng cao, cùng công thức chuyên biệt với hệ lợi khuẩn chất lượng giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt nhất, tăng cường sức đề kháng. Nhờ đó trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau khi sốt, ốm.

trẻ sơ sinh phát ban
Mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng cho trẻ mới ốm dậy bằng sữa công thức chất lượng như sữa dê Úc Biostime, sữa bò Úc Biostime…

Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh sốt phát ban

Sốt phát ban vẫn chưa có vaccine phòng ngừa. Vì thế, cách phòng sốt phát ban ở trẻ sơ sinh tốt nhất là giữ cho trẻ ở môi trường sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với người lớn bị sốt. Không nên đưa trẻ đến những nơi đông người để tránh lây nhiễm cộng đồng. 

Các mẹ cũng chú ý nhắc người khác rửa tay sạch trước khi bế con hay cho con ăn. Đồng thời tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Và đương nhiên không thể quên bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho con khỏe mạnh, chống lại bệnh tật. 

Xem thêm:

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh lành tính và dễ điều trị. Tuy nhiên, các mẹ hãy cố gắng hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho trẻ cũng đừng quên bổ sung kiến thức để chăm sóc em bé của mình đúng cách trong trường hợp các con nhiễm bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Messenger Chat Zalo Gọi ngay