Trẻ sơ sinh ăn ít diễn ra thường xuyên và kéo dài sẽ gây ra các vấn đề liên quan tới sức khỏe như suy nhược cơ thể, chậm lớn, chậm phát triển… Điều này khiến cha mẹ không khỏi lo lắng đi tìm nguyên nhân và phương pháp thúc đẩy cho bé ăn nhiều hơn. Theo các chuyên gia, chứng biếng ăn ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể được cải thiện nếu hiểu đúng và có cách làm phù hợp.
Dấu hiệu nhận biết trẻ ăn đủ lượng theo tiêu chuẩn
Liệu trẻ đã ăn đủ lượng theo tiêu chuẩn cần thiết hay chưa là vấn đề mà mọi gia đình thường xuyên lo lắng.
Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tình trạng ăn uống của trẻ sơ sinh:
Biểu hiện nhận biết bé vẫn bú tốt
Để biết được trẻ sơ sinh ăn ít hay không, mẹ cần biết được dấu hiệu ăn bình thường của trẻ. Trẻ sơ sinh thường có dạ dày rất nhỏ. Trung bình trẻ sơ sinh có cữ ăn từ 8 đến 12 lần một ngày, mỗi lần cách nhau 2 tiếng nếu bú mẹ và 3 tiếng nếu bú bình. Trẻ bú tốt thường ngủ ngon sau ăn, không quấy khóc, phát triển cân nặng đều đặn, đi tiểu bình thường.
Biểu hiện bé bú ít, ăn sữa chưa đủ
Đối với các bé trong giai đoạn 1 đến 6 tháng tuổi, nếu thấy con bú ít hơn 8 – 12 lần/ngày, quấy khóc, trớ sau khi bú. Mẹ thấy con không tăng cân hoặc lười bú, ngậm ti khi bú, biếng ăn hoặc mất ngủ… thì cũng cần theo sát thể trạng sức khỏe của con để khắc phục kịp thời.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh ăn ít
Một số nguyên nhân phụ huynh cần chú ý quan sát nếu thấy trẻ sơ sinh ăn ít:
Chế độ ăn không khoa học
Nhiều gia đình không có thói quen xây dựng cữ bú khoa học và hợp lý cho con nhỏ: để bé bị đói, quấy khóc, lệch giờ ăn sữa. Điều này sẽ khiến bé lười bú và dễ cáu gắt. Mẹ nên cho trẻ bú thành nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau 2 tiếng để con hấp thụ dưỡng chất tốt nhất.
Biếng ăn tâm lý
Với chứng biếng ăn tâm lý, bé thường né tránh ăn, che miệng, quay mặt đi khi được cho ăn, cho bú. Điều này có thể đến từ việc người lớn có suy nghĩ lo lắng thái quá, dẫn đến hành động tiêu cực bắt ép trẻ ăn như quát mắng, bạo lực. Điều này về lâu dài có thể gây ảnh hưởng cả thể chất và tâm lý trẻ.
Biếng ăn sinh lý
Biếng ăn sinh lý thường xuất hiện trong một số giai đoạn phát triển của trẻ như: tập lẫy, tập đi, tập bò, mọc răng… Lúc này, con dễ bị tác động bởi các yếu tố mới mà xao nhãng việc ăn uống. Hãy luôn thu hút trẻ bằng những bữa ăn nhiều màu sắc, thay đổi khẩu vị và chia nhỏ khẩu phần ăn để trẻ tập làm quen.
Hệ tiêu hóa kém
Hệ tiêu hóa kém ở trẻ cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ ăn ít. Trong giai đoạn sơ sinh, chức năng tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ bị tiêu chảy chướng bụng, nôn trớ… Do vậy, cần theo dõi và đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn kịp thời.
Thiếu dinh dưỡng
Việc bổ sung vi chất cho trẻ thông qua thực phẩm hàng ngày là điều mà cha mẹ nên đặc biệt quan tâm. Trẻ sơ sinh thường thiếu 1 số vi chất như vitamin B, kẽm, Selen… Điều này là nhân tố gây nên chứng biếng ăn, ngủ kém, quấy khóc, lâu dần có thể ảnh hưởng đến thể trạng phát triển của trẻ.
Sữa mẹ có vị khác thường
Trẻ sơ sinh phụ thuộc phần lớn vào nguồn sữa mẹ. Thực phẩm mẹ ăn có thể ảnh hưởng đến vị sữa con bú. Do đó, khi vị sữa mẹ thay đổi, bé có thể sẽ bỏ ti. Các chất độc hại như: rượu, bia, đồ có cồn, chất kích thích, thực phẩm nặng mùi, khói thuốc… gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sữa mẹ và nguy hại đến cơ thể của bé.
Đầu vú không vừa miệng trẻ
Một số mẹ có đầu ti cứng, bị tụt sâu, hoặc gặp các tổn thương như nhiễm trùng, nứt nẻ… sẽ ảnh hưởng đến đường sữa, hoặc gây cảm giác khó chịu cho cả mẹ và bé trong quá trình mẹ cho ti. Mẹ cũng cần học tư thế bế chính xác để trẻ có thể ti trong tư thế thoải mái và dễ dàng nhất.
Mẹ bị thiếu sữa
Lượng sữa của mẹ quá ít cũng khiến cho trẻ bú mẹ không được no. Khi thiếu sữa, trẻ sẽ quấy khóc, khó chịu, lâu dần sẽ bỏ ti mẹ.
Sau khi tiêm vac xin
Trẻ sơ sinh sau tiêm vacxin thường sốt nhẹ hoặc hơi sưng ở vùng tiêm. Điều này khiến trẻ quấy khóc và lười ăn hơn. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu bình thường.
Trẻ sơ sinh biếng ăn đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nắm bắt được lý do dẫn đến việc trẻ sơ sinh ăn ít, các bậc phụ huynh sẽ dễ dàng tìm ra được phương pháp phù hợp thúc đẩy bé ăn nhiều hơn.
Trẻ sơ sinh ăn ít phải làm sao?
Các cách làm dưới đây sẽ là gợi ý giúp cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ:
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa mẹ. Do đó, mẹ nên rèn luyện chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn uống đầy đủ và hạn chế các chất độc hại cho cơ thể. Ngoài ra, việc bổ sung thêm vitamin theo chỉ định của bác sĩ cũng là cách cải thiện sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Tạo thói quen cho trẻ bú sữa khi đói
Với trẻ nhỏ, cần chú ý thời gian cho bé ăn đều đặn đúng bữa và tránh để trình trạng trẻ đói, cáu gắt hay thèm sữa mới cho bú. Như vậy sẽ tạo thói quen lười ăn cho con. Khi trẻ no, trẻ sẽ tự nhả ti. Do đó, mẹ không nên ép trẻ ăn thêm tránh con bị nôn trớ.
Chọn loại sữa phù hợp
Trường hợp trẻ ăn sữa ngoài, ba mẹ cần lựa chọn thật kỹ sữa công thức phù hợp với trẻ. Bên cạnh việc quan tâm đến bảng thành phần hay hương vị để đáp ứng nhu cầu của con. Sữa phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được kiểm định chất lượng mẹ mới tin dùng.
Với danh tiếng lâu đời trong lĩnh vực dinh dưỡng nhi khoa, Biostime là sản phẩm hàng đầu thế giới trong lĩnh vực dinh dưỡng và bổ sung lợi khuẩn dành cho trẻ em. Nhãn hàng tập trung vào việc kết hợp các yếu tố khoa học và tự nhiên với cam kết chất lượng bền vững.
Sản phẩm sữa bò Organic của Biostime dành cho trẻ từ 0 tháng tuổi trở lên được đánh giá như một trong những sự lựa chọn tốt nhất cho bé. Sữa organic là sự pha trộn đặc biệt của các chất béo, carbohydrates, protein cùng các chất dinh dưỡng bổ sung, tạo nên công thức vượt trội nhất, giống với sữa mẹ. Từ đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ.
Phát hiện và điều trị bệnh kịp thời
Nếu phát hiện ra những dấu hiệu cho thấy con biếng ăn do bệnh, cha mẹ cần đưa con đến bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc để điều trị. Khi trẻ khỏi bệnh, bé sẽ ăn trở lại.
Không ép ăn khi bé đã no
Tâm lý chung của ba mẹ luôn muốn con mình ăn thật nhiều để bé khỏe, bé bụ bẫm. Do đó, trong các bữa ăn thường thúc đẩy con ăn nhiều hơn nữa. Điều này vô hình chung để lại những tác động xấu đến tâm lý và đường ruột của trẻ nhỏ.
Khi bị ép ăn, con sẽ chuyển trạng thái ăn thụ động, thực quản sẽ bị dồn ép, co bóp đột ngột làm thức ăn trào ngược ra ngoài gây nôn trớ. Đây chính là tác nhân làm rối loạn đường ruột và xuất hiện triệu chứng đau dạ dày.
Cải thiện hệ tiêu hóa của bé
Đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng của con còn yếu. Nếu thấy con liên tục có những dấu hiệu bất thường như nôn trớ, phân lỏng, quấy khóc, sốt…, cha mẹ nên cho con đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn.
Xây dựng nếp sinh hoạt khoa học, chế độ ăn uống hợp lý. Song song với việc kết hợp sử dụng một số men vi sinh bổ trợ đường ruột theo chỉ định của bác sĩ nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho con.
Sản phẩm men vi sinh Úc Biostime Children Probiotics With 2’FL HMO là sự kết hợp hoàn hảo giữa lợi khuẩn và 2’FL HMO(Human Milk Oligosaccharides) – một hợp chất có trong sữa mẹ giúp trẻ hỗ trợ hệ tiêu hoá, tăng đề kháng và phát triển trí tuệ. Sản phẩm được các chuyên gia khuyên dùng cho trẻ.
Trẻ sơ sinh ăn ít luôn là vấn đề khiến ba mẹ lo lắng. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp ba mẹ giảm thiểu tâm lý hoang mang trong giai đoạn này, để hành trình nuôi con trở nên dễ dàng hơn.