Trẻ sơ sinh 5 tháng ăn dặm được chưa là băn khoăn của nhiều bà mẹ khi có con đến tuổi này. Thời điểm ăn dặm đánh dấu bước ngoặt vô cùng quan trọng trong quá trình trưởng thành của con trẻ. Đây không chỉ là giai đoạn bổ sung dinh dưỡng cho bé mà còn là hành trình làm quen, khám phá những hương vị mới. Vì vậy, mẹ cần tìm hiểu cẩn thận và chi tiết về chế độ ăn của con.
Trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi ăn dặm được chưa?
Mỗi em bé sẽ có tốc độ phát triển khác nhau, nên việc ăn dặm có thể diễn ra sớm từ 4 tháng tuổi, hoặc muộn là 7 tháng tuổi. Theo WHO khuyến cáo, bé nên ăn dặm từ tháng thứ 6 để cung cấp năng lượng và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Mặc dù vậy, để tạo tiền đề cho bé ăn dặm ở tháng thứ 6, những bé phát triển nhanh có thể ăn dặm từ tháng thứ 5, thậm chí là tháng thứ 4 (theo Viện Y Tế Quốc gia Hoa Kỳ) nếu con có những biểu hiện cho thấy đã sẵn sàng bắt đầu hành trình mới.
Dấu hiệu trẻ có thể ăn dặm
Một số biểu hiện giúp mẹ nhận biết trẻ có thể ăn dặm hay chưa:
Bé ngẩng cao đầu khi ngồi: Khi bé kiểm soát được phần đầu, cổ một cách cứng cáp hoặc dễ dàng ngồi lên mà không cần cha mẹ hỗ trợ thì trẻ đã có dấu hiệu có thể ăn dặm. Bởi đây là yếu tố giúp bé ngồi thẳng để nhai và nuốt an toàn.
Bé nhìn theo và đưa miệng ra khi thấy đồ ăn: Một cách đơn giản để mẹ nhận biết con đã sẵn sàng ăn dặm chưa là thử đưa thìa lại gần bé. Nếu trẻ cố gắng đưa miệng ra đón thức ăn hay nhìn theo bữa ăn của người lớn và há miệng, thì đó là dấu hiệu cho thấy bé đã ăn dặm được.
Phản xạ đẩy lưỡi biến mất: Khi con muốn ăn dặm, bé sẽ không còn phản xạ đẩy lưỡi, nhè thức ăn ra ngoài khi mẹ đút thức ăn.
Bé ngậm mọi vật dụng cầm trên tay: Một dấu hiệu cho thấy các bé muốn ăn dặm là khi bé chộp những gì gần nhất rồi đưa vào miệng.
Cân nặng của bé tăng nhanh: Nếu bé bắt đầu tăng cân nhanh, chứng tỏ bé có nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Khi đó, mẹ cần bổ sung cho con những thực phẩm bổ dưỡng và lành mạnh để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của bé.
Trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi ăn được gì?
Trước 6 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chính của bé là sữa mẹ. Các bữa ăn dặm chỉ nhằm mục đích cho bé làm quen với thực phẩm khác và bổ sung chất dinh dưỡng cho bé. Khi đó, mẹ có thể cho bé ăn các loại thực phẩm như:
Nhóm thực phẩm protein trẻ 5 tháng ăn được
Một số loại thực phẩm cung cấp protein tốt cho sức khỏe của bé bao gồm thịt, trứng, tôm, cá và các loại đậu. Trong đó, thịt và đậu rất giàu kẽm và sắt nên được các chuyên gia khuyến khích đưa vào thực đơn ăn dặm cho bé. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho bé ăn thịt sau khi đã được các loại rau củ nghiền bởi thịt có độ dai nhất định.
Khi chế biến các món ăn từ thịt, mẹ hãy xay nhuyễn và kết hợp cùng một số nguyên liệu mà bé đã quen thuộc như bí đỏ, đậu Hà Lan, khoai lang,… để bé dễ làm quen.
Trẻ sơ sinh 5 tháng ăn được quả gì?
Rau củ quả là những loại thực phẩm giúp bé bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, tạo cho bé thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ những ngày đầu ăn dặm. Một số loại quả cung cấp nhiều kẽm, sắt và các vitamin bé có thể ăn là bí đỏ, cà rốt, bơ, cải bó xôi, bông cải xanh,…
Các loại rau củ quả cần làm sạch và nấu chín, sau đó nghiền hoặc xay nhuyễn trước khi nấu cho trẻ. Một số loại trái cây mềm như bơ, chuối chín chỉ cần nạo hoặc nghiền nhuyễn là bé đã có ngay một món ăn dặm bổ dưỡng.
Từ những loại thực phẩm trên, mẹ có thể xây dựng thực đơn ăn dặm đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng cho bé.
Gợi ý thực đơn cho trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm
Trẻ 5 tháng tuổi ăn 1 – 2 bữa/ngày với 1 – 2 muỗng cà phê thức ăn mỗi bữa. Nếu bé thích thú với các món ăn dặm, mẹ tăng thêm lượng thực phẩm trong bữa ăn nhưng không nên tăng nhiều vì nếu bé no thì sẽ bỏ bú.
Thực đơn cho trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm mẹ có thể tham khảo như sau:
Tuần | Số bữa/ ngày | Lượng thực phẩm/ bữa | Loại thức ăn |
Tuần 1 | 1 bữa | 5 – 10ml | Cháo trắng xay mịn |
Tuần 2 | 1 bữa | 15 – 25ml | Cháo nấu rau củ xay nhuyễn |
Tuần 3 | 2 bữa | 35 – 40ml | Cháo rau củ xay nhuyễn, đặc hơn chút so với tuần trước |
Tuần 4 | 2 bữa | 35 – 40ml | Cháo rau củ xay nhuyễn như tuần 3, có thể bổ sung thêm thịt/ cá/… |
Ví dụ về một thực đơn chi tiết được đề xuất bởi các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa:
- Sáng sớm: Sữa mẹ/sữa công thức
- Bữa sáng: 1 – 4 thìa ngũ cốc ( bắp, gạo tẻ) nấu thành cháo, xay hoặc nghiền nhuyễn
- Bữa trưa: Sữa mẹ/sữa công thức
- Bữa xế: Sữa mẹ/sữa công thức
- Bữa chiều: Sữa mẹ/sữa công thức
- Bữa chiều muộn: 1 – 4 thìa khoai lang nghiền trộn sữa
Không chỉ cần một thực đơn phù hợp, mẹ còn cần có những lưu ý khi bé tập ăn dặm vì đây là giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình trưởng thành của con.
Những lưu ý khi cho trẻ 5 tháng ăn dặm
Chú ý biểu hiện trẻ dị ứng
Khi con ăn một loại thực phẩm mới, mẹ nên cho bé sử dụng trong vào ngày theo dõi tình trạng sức khỏe
Tập cho trẻ ăn từ từ
Ăn dặm là một quá trình, nên mẹ cần để cho con đủ thời gian để làm quen và thích ứng với hương vị mới. Mẹ nên bắt đầu bằng các món ăn loãng và không nên ép con ăn hết 1 thìa bột ăn dặm nga từ lần đầu.
Ăn dặm vẫn kết hợp bú sữa mẹ hoặc uống sữa ngoài
6 tháng đầu tiên, sữa mẹ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Ăn dặm trong giai đoạn này chỉ nhằm mục đích cho bé làm quen với các thực phẩm mới, không thể trở thành nguồn dinh dưỡng chính. Vì vậy, mẹ cần có chế độ kết hợp giữa sữa mẹ/sữa công thức và những thực phẩm lành mạnh khác.
Cha mẹ có thể tham khảo dòng sữa dê Úc hoặc sữa bò Úc do Biostime trực tiếp phân phối. Sản phẩm được sản xuất 100% tại Úc, đạt chuẩn an toàn thực phẩm, đảm bảo khả năng hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất cho bé.
Trẻ sơ sinh 5 tháng ăn dặm được chưa còn tùy thuộc vào sự phát triển của bé. Mặc dù mẹ có thể rất hào hứng với việc cho bé làm quen với các món ăn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, mẹ nên cho con ăn dặm khi con đủ tháng. Tuy nhiên, mẹ cần có đôi mắt quan sát tinh tế và tỉ mỉ để đáp ứng những yêu cầu phù hợp với bé.