“Trẻ sơ sinh 4 tháng ăn dặm được không?” là vấn đề khiến nhiều bà mẹ băn khoăn. Một số phụ huynh mong muốn cho con ăn dặm vào tháng thứ 4 để giúp con cứng cáp và phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần lưu ý cho bé ăn dặm ở thời điểm phù hợp để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Trẻ sơ sinh 4 tháng ăn dặm được không?
Về cơ bản, thời điểm ăn dặm của mỗi bé là không giống nhau do tốc độ phát triển khác nhau. Đây là giai đoạn bé tập làm quen với những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Trong 1 năm đầu tiên, ăn dặm không thể thay thế sữa mẹ làm nguồn cung cấp dưỡng chất chính cho bé.
Hoạt động này chỉ nhằm mục đích bổ sung chất dinh dưỡng khi sữa mẹ không thể đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cho cơ thể bé. Đồng thời, giúp bé luyện tập những thói quen, kỹ năng ăn uống, tạo tiền đề cho sự phát triển sau này.
Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, thời điểm cho bé ăn dặm thích hợp nhất là sau 6 tháng tuổi. Lý do là ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ đã có thể hấp thụ được các loại thức ăn khác. Bên cạnh đó, nhu cầu dinh dưỡng cũng cao hơn – 700 kcal/ngày, trong khi sữa mẹ chỉ có thể cung cấp 450 kcal/ngày. Vì thế bé cần nạp đủ dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh.
Tuy nhiên, trên thực tế, nếu bé đã có những dấu hiệu sẵn sàng cho việc ăn dặm, mẹ cũng có thể cân nhắc cho con ăn ở tháng thứ 5, thậm chí là tháng thứ 4. Nhưng tuyệt đối không cho trẻ ăn trước 4 tháng, bởi cơ quan tiêu hóa lúc này chưa sẵn sàng để bé bắt đầu một chế độ ăn uống khác, hay dẫn đến một số vấn đề như nguy cơ béo phì, nghẹn,… và nhiều ảnh hưởng xấu khác đến sự phát triển của con.
Tại sao không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm?
Ăn dặm quá sớm sẽ dẫn đến một số tác hại cho trẻ như:
- Rối loạn tiêu hóa
Ở giai đoạn sơ sinh, cơ thể trẻ chưa sản xuất men amylase để tiêu hóa được tinh bột. Cho bé ăn sớm khiến con có những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, tiêu chảy, phân lổn nhổn và có mùi chua.
- Suy giảm miễn dịch
Khi bé ăn dặm sớm, dạ dày của bé còn nhỏ nên dễ no, dẫn đến ít bú sữa mẹ. Từ đó không thể hấp thu các yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ, làm sức đề kháng yếu hơn, dễ nhiễm trùng và ốm vặt.
- Bị nghẹn thức ăn
Các bé đã quen với thức ăn lỏng như sữa mẹ, nên sẽ không kịp thích ứng nếu đột ngột đổi sang các loại thực phẩm rắn. Ở thời điểm này, các cơ quan như lưỡi, cơ hàm, hầu, họng không thể phối hợp tốt với nhau, khiến bé dễ bị nghẹn, gây ra ngạt thở rất nguy hiểm.
- Tổn thương dạ dày
Dạ dày của trẻ sơ sinh rất yếu, lớp dịch nhầy và niêm mạc bảo vệ mỏng manh. Thức ăn rắn đi vào dễ cọ xát gây tổn thương dạ dày bé.
- Ảnh hưởng chức năng thận
Ăn dặm sớm khiến thận quá tải, dễ bị lắng cặn và suy giảm chức năng hoạt động.
Vậy, trẻ sơ sinh 4 tháng ăn dặm được chưa? Câu trả lời là rồi nhưng không nên. Do rất nhiều tác hại xấu có thể xảy ra, mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng nếu muốn cho con ăn dặm khi được 4 tháng tuổi. Mẹ nên quan sát một số biểu hiện cho thấy con đã sẵn sàng ăn dặm rồi mới đưa ra quyết định.
Trong giai đoạn này, hầu hết các bé đều chỉ cần lượng dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức chất lượng.
Các mẹ có thể tham khảo sản phẩm sữa dê Úc của Biostime được sản xuất từ 100% sữa dê cao cấp từ bang Victoria. Với các ưu điểm như:
- Đạm dê cao cấp hỗ trợ tiêu hóa tốt, dễ hấp thụ, giảm nguy cơ dị ứng.
- Liên kết chất béo SN-2 Palmitate hỗ trợ trẻ ăn ngon, ngủ ngon.
- DHA & ARA X2 hỗ trợ trí não phát triển toàn diện.
- Hệ lợi khuẩn chuyên biệt chứa hơn 13 tỷ lợi khuẩn/100ml sữa.
Dấu hiệu trẻ sẵn sàng ăn dặm
Các chuyên gia ở Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, bé nên bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên và dặm tốt nhất ở tháng thứ 7. Tuy nhiên, một số bà mẹ đã có kinh nghiệm cho rằng, trẻ phát triển sớm vẫn có thể ăn dặm từ 4 tháng tuổi nếu có những dấu hiệu sau:
- Bé có thể giữ cho đầu, cổ thẳng, ổn định và ngẩng cao khi ngồi.
- Không còn phản xạ đẩy lưỡi ra khi đưa thức ăn vào miệng.
- Bé hay đưa môi dưới ra khi mẹ đút thức ăn.
- Bé hay mút tay hoặc đưa bất kỳ đồ vật gì đang cầm trên tay vào miệng.
- Bé thích thú khi nhìn mọi người ăn, thường xuyên đòi lấy.
- Miệng luôn tóp tép như đang nhai.
Mặc dù có thể ăn dặm nhưng sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chính cho bé trong 6 tháng đầu đời. Mẹ không nên vì lý do gì mà bắt ép bé ăn dặm quá nhiều và giảm lượng sữa cần thiết con bú mỗi ngày. Bên cạnh đó, mẹ cần quan tâm đến việc lựa chọn thực phẩm cho con. Bởi đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con.
Trẻ sơ sinh 4 tháng ăn được những gì?
Ở giai đoạn này, bé có thể ăn được một số thực phẩm như:
Hoa quả
Trái cây cung cấp hàm lượng vitamin vô cùng dồi dào, nên đây sẽ là thực phẩm lý tưởng cho bé ăn dặm. Vậy, trẻ sơ sinh 4 tháng ăn được ăn được hoa quả gì? Một số loại trái cây mẹ nên cho bé ăn là mận, táo, đào, xoài, bơ, chuối, hồng xiêm,…
Mẹ nên mua loại trái cây đảm bảo chất lượng, rửa sạch và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Khi cho bé ăn, mẹ xay nhuyễn hoặc ép nước để bé dễ ăn và dễ tiêu hóa. Thời điểm ăn tốt nhất là sau bữa chính 1 – 2h, 3 ngày/1 lần.
Thịt
Một số loại thịt bé ăn được bao gồm:
- Thịt lợn
Thịt lợn chứa nhiều protein, kẽm và canxi giúp trẻ phát triển tốt về thể chất. Tuy nhiên, do cơ thể bé chưa thể tiêu hóa các loại chất đạm tốt và răng chưa đủ khỏe để nghiền thức ăn, nên mẹ nên chế biến thịt lợn thành dạng mềm nhừ hoặc giã làm ruốc trộn cùng bột/cháo cho bé ăn.
- Thịt gà
Trong ức gà có chứa photpho và niacin giúp giải phóng năng lượng trong quá trình trao đổi chất. Vitamin B6 trong thịt gà còn tốt cho xương và chống lão hóa. Mẹ có thể cho bé làm quen với loại thực phẩm này bằng cách nấu bột thịt gà. Thịt cần làm nhỏ và mềm như ruốc để tiêu hóa tốt nhất.
- Thịt cá chép
Thịt cá chép mềm và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, mẹ cần thận trọng khi sơ chế cá bởi 1 chiếc xương cá nhỏ sót lại cũng có thể khiến bé bị hóc rất nguy hiểm. Mẹ có thể nghiền nát thịt cá chép rồi nấu cùng bột cho bé ăn.
- Thịt tôm
Thịt tôm là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ. Mẹ nên chế biến thành ruốc tôm để bé dễ ăn, dễ tiêu hóa cũng như thuận lợi hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, trong thời điểm này, mẹ chỉ nên cho bé ăn thịt với lượng nhỏ mỗi ngày (20g) để bé tập quen và quan sát xem bé có dấu hiệu dị ứng hay sợ ăn không rồi mới cho bé ăn tiếp hoặc tăng dần số lượng.
Sữa chua
Bé ăn dặm có thể bắt đầu ăn sữa chua được làm từ thành phần và công thức phù hợp. Sau bữa cơm sẽ là thời điểm thích hợp nhất để các lợi khuẩn có trong sữa chua hoạt động giúp bé hấp thụ và tiêu hóa tốt hơn
Lượng sữa chua mẹ nên cho bé ăn theo độ tuổi được gợi ý là:
- Trẻ dưới 1 tuổi: 50 – 100ml
- Trẻ 2 – 3 tuổi: 100 – 200ml
- Từ 3 tuổi trở lên: 200 – 300ml
Dầu ăn
Trẻ em từ 0 – 4 tháng tuổi cần khoảng 35 – 50% nguồn năng lượng từ chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày (Theo các chuyên gia từ Viện Hàn lâm Y khoa Hòa Kỳ). Việc này để đáp ứng nhu cầu phát triển thể lực và trí lực của bé.
Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh, Bệnh viện hoàng gia Worcester Anh (Khoa Dinh Dưỡng) cho biết, trẻ em cần chất béo có trong dầu ăn để hòa tan vitamin trong cơ thể.
Một số loại dầu ăn để cha mẹ tham khảo như:
- Dầu ô liu
- Dầu mè
- Dầu óc chó
- Dầu bơ
- Dầu dừa
- Dầu gấc
“Trẻ sơ sinh 4 tháng ăn dặm được không?” là câu hỏi của nhiều bà mẹ lần đầu có con. 4 tháng là thời điểm cho con ăn dặm khá sớm, nên phụ huynh cần cân nhắc và chuẩn bị kỹ lưỡng để có chế độ cho con ăn hợp lý nhất, đảm bảo con lớn lên khỏe mạnh, hoạt bát và phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.