Những điều cần biết khi trẻ ho và nôn ra đờm về đêm

Trẻ ho và nôn ra đờm về đêm là hiện tượng sinh lý tự nhiên thường gặp. Tuy nhiên, nếu trình trạng này kéo dài cả đêm sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của trẻ dẫn đến mệt mỏi vào ban ngày. Ngoài ra đây còn có thể là dấu hiệu của các bệnh về hô hấp và hệ tiêu hóa. 

trẻ ho và nôn ra đờm
Trẻ ho và nôn ra đờm về đêm là hiện tượng sinh lý tự nhiên

Nguyên nhân của việc trẻ ho nhiều, nôn ra đờm

Hiện tượng sinh lý

Ho là một phản xạ tự nhiên để loại bỏ những dị vật xuất hiện trên đường thở. Khi ngủ trẻ nằm ngang có thể bị trào ngược thức ăn từ dạ dày lên đến thực quản. Do đó, cơ thể sẽ tự động kích hoạt cơ chế bảo vệ bằng việc ho hoặc nôn thức ăn ra ngoài. Thông thường, tình trạng này chỉ xảy ra do dạ dày chưa kịp tiêu hóa vì trẻ ăn muộn. Ngoài ra, cơn ho xuất hiện buổi đêm còn có thể giải thích bằng việc cha mẹ bật điều hòa nhiệt độ thấp làm tăng sự chênh lệch giữa giữa không khí trong và ngoài phòng. 

Sức đề kháng yếu

Ở trẻ nhỏ các chức năng chưa được hoàn thiện nên hệ miễn dịch cũng tương đối yếu. Trẻ dễ bị mắc phải bệnh nhiễm trùng huyết hoặc viêm màng não. Triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện sốt cao, đổ mồ hôi kèm với cơn ho dai dẳng. 

Bệnh cảm lạnh

Cảm lạnh là căn bệnh phổ biến thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi. Khi mắc phải trẻ sẽ bị tiết nhiều dịch mũi, tràn xuống họng tạo cảm giác buồn nôn. 

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa nguyên nhân chủ yếu là do sự tấn công của virus làm nhiễm khuẩn đường ruột. Do hệ tiêu hóa còn yếu nên trẻ dễ bị viêm đường ruột dẫn tới tình trạng trào ngược dạ dày. Khi đó thường xuyên xuất hiện cảm giác chán ăn, nôn trớ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Hen suyễn

Ho là triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh hen suyễn. Nếu tình trạng bệnh trở nặng trẻ sẽ bị tức ngực, khó thở gây nôn, cần tới cơ sở y tế nhanh chóng để được điều trị kịp thời. 

trẻ ho và nôn ra đờm
Nếu tình trạng bệnh trở nặng trẻ sẽ bị tức ngực, khó thở

Cách xử lý nhanh chóng ho và nôn ở trẻ em

Khi thấy trẻ gặp phải tình trạng này cha mẹ cần hết sức bình tĩnh và xử lý theo các biện pháp sau.

  • Nếu trẻ đang có dấu hiệu muốn nôn cần bế lên, áp người vào vai mình và vuốt nhẹ theo dọc theo lưng. 
  • Trường hợp đang nôn nên hướng đầu trẻ về phía trước hoặc nằm nghiêng để tránh dịch nôn đi vào khí quản. 
  • Sau khi nôn xong, lau sạch miệng trẻ và cho nằm gối không quá cao. 
  • Để trẻ nghỉ ngơi, khi đã ổn định bắt đầu cho uống nước hoặc dung dịch oresol nhằm bổ sung nước đã mất đi. 

Cách chăm sóc trẻ bị ho, nôn

Nếu gặp phải tình trạng trẻ ho và nôn ra đờm cha mẹ cần chú ý chăm sóc theo những hướng dẫn dưới đây. 

Tăng cường sức khỏe

Trẻ cần được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, nên bổ sung nhiều chất xơ và vitamin để kích thích hệ tiêu hóa. Ngoài ra hãy chuẩn bị thực đơn đa dạng để tăng sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh. .

Chia nhỏ bữa ăn

Mẹ không nên ép trẻ ăn quá mức mà phải chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Điều này giúp giảm áp lực cho dạ dày cũng như giúp thức ăn nhanh được tiêu hóa hơn. Khi chuẩn bị món ăn cần chọn thực phẩm sạch, nấu chín mềm. 

Lưu ý: Không cho ăn quá muộn sẽ khiến không tiêu hóa kịp dẫn đến tình trạng nôn trớ. 

Thay đổi chế độ ăn

Xây dựng chế độ ăn phù hợp là điều quan trọng để trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mỗi lần cho ăn cần chia lượng vừa đủ, không quá no hoặc quá đói. Nên thay đổi từ từ cho trẻ có thời gian thích nghi với chế độ mới. 

Bổ sung đủ nước và dinh dưỡng

Khi nôn thường xuyên trẻ sẽ bị mất nước và chất điện giải. Do đó, cha mẹ cần phải bổ sung lượng nước này để cơ thể có đủ năng lượng cho các hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, nên kết hợp nhiều nhóm chất dinh dưỡng nhằm tạo hệ miễn dịch khỏe mạnh. 

Giữ ấm cho trẻ

Để giảm thiểu tình trạng ho, cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ. Nếu trời lạnh nên mặc nhiều lớp quần áo nhưng vẫn phải đảm bảo độ thoáng khí, nếu không sẽ bị toát mồ hôi dẫn đến cảm lạnh. Vào thời điểm mùa hè không nên bật điều hòa quá lạnh sẽ kích thích gây ho. 

trẻ ho và nôn ra đờm
Để giảm thiểu tình trạng ho, cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ

Cách phòng tránh trẻ ho nôn về đêm

Ngoài việc tìm hiểu cách chăm sóc bạn nên biết cách phòng tránh để giảm thiểu nguy cơ con mình gặp phải tình trạng này. 

  • Thực hiện vệ sinh sạch sẽ vùng mũi và họng, ngăn ngừa sự sinh sôi của các tác nhân gây bệnh. 
  • Nên cho trẻ ăn trước khi đi ngủ từ 2 đến 3 giờ để dạ dày kịp tiêu hóa. 
  • Không cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây hại như thuốc lá, khói bụi…
  • Chú ý giữ ấm trong lúc ngủ, nên chọn các loại quần áo có khả năng thoát mồ hôi tốt. 
  • Kê cao đầu khoảng 15 đến 20cm, không kê quá cao sẽ gây khó chịu khiến trẻ quấy khóc. 
  • Bổ sung men vi sinh cho hệ tiêu hóa phát triển khỏe mạnh. 

Tóm lại, trẻ ho và nôn ra đờm vào ban đêm không dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu xử lý đúng cách và kịp thời. Trường hợp nghi ngờ hoặc không rõ nguyên nhân gây bệnh, cha mẹ hãy lập tức đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Messenger Chat Zalo Gọi ngay