Trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt không phải lúc nào cũng cần điều trị, có loại mụn sẽ tự mất đi nhưng có loại mụn lại là dấu hiệu cảnh báo vấn đề bất thường nào đó. Vậy trẻ sơ sinh mọc mụn ở mặt bao gồm những dạng nào, cách xử lý ra sao? bố mẹ đừng vội bỏ qua thông tin về vấn đề trẻ sơ sinh bị mụn ở mặt ngay sau đây.
Các tình trạng trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt phổ biến
Mụn có thể xuất hiện sau khi sinh từ 1 – 2 tuần. Trẻ sơ sinh khi mọc mụn có nhiều dạng, dưới đây là những trường hợp thường gặp.
Trẻ sơ sinh nổi mụn sữa trên mặt
Trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt – mụn sữa là sự xuất hiện các nốt mụn li ti màu trắng hay màu đỏ. Theo thống kê, có khoảng 20 – 40% trẻ sơ sinh bị mụn trắng ở mặt do mụn sữa trong những tháng đầu bú mẹ. Trong số các loại mụn ở trẻ sơ sinh, loại mụn này còn được gọi là mụn kê trên mặt trẻ sơ sinh (nang kê milia).
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị mụn kê ở mặt
Cho đến nay, chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân trẻ sơ sinh bị mụn kê ở mặt. Tuy nhiên, nhiều nguyên cứu cho rằng, hiện tượng này có liên quan đến hormone của mẹ hay của trẻ. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mọc nang kê ở trẻ sơ sinh như là:
- Tác dụng phụ của thuốc: Nếu mẹ phải điều trị bằng thuốc trong thai kỳ hay trẻ đang cần sự hỗ trợ của thuốc thì có thể dẫn đến tác dụng phụ nổi mụn sữa.
- Sữa bột không thích hợp: Nhiều trường hợp mụn sữa trên mặt ở trẻ sơ sinh hoặc mụn trắng ở trẻ sơ sinh là do trẻ không hợp với sữa công thức nhiều đạm Albumin.
- Chế độ ăn uống của mẹ: Với những trẻ bú sữa mẹ thì sẽ phụ thuộc rất lớn vào chế độ dinh dưỡng của mẹ. Nếu mẹ ăn nhiều đồ nóng, hơn nữa hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện cũng dễ kích thích mọc mụn sữa.
Triệu chứng trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt – mụn sữa
Trẻ sơ sinh nổi mụn sữa trên mặt thường tồn tại ở dạng mụn đỏ li ti hay mụn nhọt. Loại mụn này có thể có đầu trắng hoặc có mủ, vùng da xung quanh ửng đỏ.
Mụn sữa có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên mặt nhưng tập trung chủ yếu ở má và mũi. Ngoài trên mặt, nang kê còn có thể xuất hiện ở trán, cằm, da đầu hay phần lưng, cổ và xuất hiện nhiều hơn khi trẻ quấy khóc, da dính sữa, nóng trong hay tiếp xúc với quần áo chất liệu thô ráp.
Cách xử lý mụn kê trên mặt trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh nổi mụn trắng trên mặt hay mụn sữa không quá nguy hiểm nên bố mẹ không cần phải lo lắng. Bởi chúng có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Vệ sinh đúng cách cho trẻ, dùng nước ấm hay loại sữa tắm chuyên biệt cho trẻ sơ sinh.
- Luôn giữ cho da trẻ được khô thoáng, lựa chọn quần áo chất liệu mềm mại, thoáng hút mồ hôi.
- Mẹ đang cho con bú cần hạn chế ăn đồ ăn dễ gây dị ứng, đồ ăn cay nóng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
- Nếu trẻ bị dị ứng với thành phần trong sữa công thức trẻ đang sử dụng, bố mẹ nên đổi sang loại khác cho trẻ. Lưu ý lựa chọn sữa có thành phần giàu dinh dưỡng và gần giống với sữa mẹ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bố mẹ có thể tham khảo dòng sữa dê Úc Biostime hay sữa bò Úc Biostime – 2 loại sữa công thức đang được chuyên gia khuyên dùng hiện nay.
- Tuyệt đối không tự nặn mụn, không tự ý bôi thuốc hay kem trị mụn lên làn da nhạy cảm của trẻ. Việc tự ý bôi thuốc hay nặn mụn có thể khiến làn da của bé bị nhiễm trùng, tổn thương nặng nề.
Trẻ sơ sinh nổi mụn mề đay trên mặt
Trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt – mụn mề đay là tình trạng các mao mạch trên da trẻ bị tổn thương do các tác nhân gây hại khiến lớp trung bì bị phù cấp tính hoặc mãn tính.
Triệu chứng trẻ sơ sinh có mụn ở mặt là mụn mề đay
Trẻ sơ sinh có mụn mề đay trên mặt có thể xuất hiện một số triệu chứng dưới đây:
- Nổi mẩn đỏ: Trẻ sơ sinh có mụn đỏ ở mặt khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu và gãi liên tục. Khi càng gãi thì các nốt mẩn đỏ càng mọc lên nhiều hơn.
- Sốt nhẹ: Mề đay có thể khiến trẻ bị sốt nhẹ bởi lúc này sức đề kháng của trẻ đang bị suy giảm.
- Phù nhẹ: Triệu chứng cảnh báo tình trạng bệnh đã nặng hơn. Các ban đỏ, sẩn phù đột ngột xuất hiện làm sưng to một khu vực gọi là phù mạch.
- Mệt mỏi, biếng ăn: Trẻ có dấu hiệu chán ăn, bỏ bú, mệt mỏi, quấy khóc.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt – mụn mề đay
Trẻ sơ sinh bị nổi mề đay có thể do một số nguyên nhân dưới đây:
- Dị ứng: Khi trẻ bị dị ứng thực phẩm hay dị ứng thời tiết có thể là nguyên nhân làm bùng phát mề đay ở trẻ nhỏ.
- Điều trị thuốc Tây dài ngày: Nếu trẻ đang dùng một số thuốc nhóm penicillin hay thuốc giảm đau lâu ngày cũng có thể gây mụn mề đay.
- Nhiễm trùng cấp: Một số bệnh nhiễm trùng cấp như viêm họng, viêm amidan, cảm lạnh… không chỉ gây sốt cao mà còn kích thích gây mề đay mẩn ngứa.
- Côn trùng đốt: Trẻ bị côn trùng đốt cũng có thể dẫn đến mề đay, ngứa ngáy, sưng tấy…
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh nổi mụn đỏ ở mặt – mụn mề đay
Bố mẹ có thể áp dụng ngay một số biện pháp dưới đây nếu trẻ sơ sinh bị nổi mụn trên mặt do mề đay:
- Chườm lạnh: Bố mẹ có thể dùng khăn mềm bọc đá lạnh hoặc dùng túi chườm chuyên dụng giúp giảm ngứa ngáy và mề đay cho trẻ. Bố mẹ cần chú ý nhiệt độ túi chườm và không nên chườm quá lâu để tránh ảnh hưởng đến da trẻ.
- Giữ cơ thể trẻ luôn thông thoáng: Bố mẹ cần giữ nhiệt độ phòng luôn ở mức mát mẻ, nên mở cửa để không khí được lưu thông, không gian thoáng đãng.
- Hạn chế sử dụng xà phòng hay mỹ phẩm cho trẻ: Bố mẹ cần tránh dùng xà bông hay mỹ phẩm cho trẻ khi bị mề đay.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ và đưa trẻ đi khám: Nếu nhận thấy mụn mề đay trên mặt trẻ sơ sinh trở nên nghiêm trọng hơn.
Trẻ sơ sinh nổi rôm sảy trên mặt
Rất nhiều trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt là do mọc rôm sảy. Biểu hiện của rôm sảy thường là các nốt sần màu đỏ, đôi khi là mụn nước gây ngứa rát, từ đó khiến trẻ khó chịu và quấy khóc. Nhiều trường hợp trẻ sơ sinh lên mụn đỏ ở mặt do quá ngứa ngáy mà gãi liên tục, vô tình làm vùng da bị trầy xước, lở loét và viêm nhiễm.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh nổi mụn li ti trên mặt
Theo nhiều nghiên cứu, nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nổi mụn đỏ ở mặt, nổi rôm sảy thường là:
- Thời tiết nóng bức hoặc tác động của môi trường bên ngoài (ô nhiễm, khói bụi…).
- Trẻ mặc quần áo chất liệu quá dày không thấm hút mồ hôi nên gây tình trạng ứ đọng mồ hôi và mọc mụn.
- Trẻ nằm lồng kính, trẻ bị sốt cao, trẻ hoạt động quá nhiều… dẫn đến tắc nghẽn tuyến mồ hôi.
Cách xử lý trẻ sơ sinh nổi mụn rôm trên mặt
Tình trạng trẻ sơ sinh có mụn trắng ở mặt do rôm sảy không quá đáng lo. Tuy vậy, bố mẹ nếu không biết cách xử lý khoa học có thể khiến tình trạng mụn ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Theo đó, bố mẹ có thể:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ để giảm rôm sảy cho trẻ một cách an toàn.
- Sử dụng khăn mềm và nước ấm để lau người làm mát da cho trẻ.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng kem trị rôm sảy cho trẻ.
- Sử dụng các loại sữa tắm chuyên biệt, dịu nhẹ.
- Lựa chọn sản phẩm giặt xả dịu nhẹ, chuyên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Trẻ sơ sinh nổi mụn do viêm da thể tạng
Trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt, mụn trên đầu trẻ sơ sinh nhất là trẻ ở độ tuổi 3 tháng – 6 tháng có thể do viêm da thể tạng (còn gọi là chàm sữa) gây ra. Bệnh lý này đặc trưng bởi sự xuất hiện của các nốt đỏ li ti cùng các mảng hồng ban trên mặt, gây ngứa ngáy dữ dội ở trẻ.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh lên mụn đỏ ở mặt do chàm sữa
Hiện nay, chưa có nguyên nhân chính xác gây bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một số yếu tố được cho có khả năng gia tăng nguy cơ mắc bệnh phải kể đến:
- Giới tính: Trẻ sơ sinh gái có nguy cơ bị viêm da thể tạng cao hơn trẻ sơ sinh trai.
- Môi trường sống: Điều kiện sống cũng tác động đến nguy cơ mắc bệnh chàm thể tạng. Theo nhiều nghiên cứu, nếu trẻ sinh sống ở môi trường khí hậu lạnh và ô nhiễm nguy cơ mắc bệnh da liễu sẽ cao hơn.
- Di truyền: Trẻ có bố mẹ mắc các bệnh viêm mũi dị ứng, chàm, hen suyễn… cũng có nguy cơ bị chàm sữa cao hơn.
Triệu chứng trẻ sơ sinh nổi mụn ở mặt do chàm sữa
Một số triệu chứng nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm da thể tạng ở mặt bao gồm:
- Xuất hiện các mảng sần đỏ, sau đó là các nốt mụn li ti như bóng nước; khi mụn vỡ sẽ kết thành vảy.
- Trẻ ngứa ngáy, khó chịu và quấy khóc.
- Da trẻ khô sần sùi, bong vảy khi mụn nước vỡ ra.
Điều trị viêm da thể tạng ở trẻ sơ sinh
Làn da của trẻ rất nhạy cảm, do đó bố mẹ cần thận trọng trong việc điều trị cho trẻ. Tốt nhất, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa hoặc đưa trẻ đi khám để được chỉ định hướng điều trị an toàn nhất. Bên cạnh đó cần lưu ý:
- Dưỡng ẩm và giữ cho làn da của trẻ luôn ở trạng thái tối ưu nhất.
- Bôi thuốc mỡ chứa steroid để giảm viêm và ngứa ngáy cho bé. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bố mẹ đã tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại thuốc và cách dùng phù hợp.
- Lựa chọn quần áo rộng rãi, mềm mại cho trẻ.
- Nên tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước ấm để làm mềm da và giảm ngứa. Tránh sử dụng sữa tắm cho trẻ em sơ sinh nhiều xà phòng hoặc chất tẩy rửa quá mạnh.
- Giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, tránh ẩm thấp và bụi bẩn.
- Chú ý đến nguồn sữa vì có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ…
Xem thêm:
Trẻ sơ sinh mọc mụn có nguy hiểm không?
Làn da là bộ phận chiếm diện tích lớn nhất trên cơ thể, cũng là nơi tiếp xúc với vật thể, môi trường bên ngoài. Do vậy, da dễ bị xâm nhập bỏi vi khuẩn. Đặc biệt, ở trẻ sơ sinh, làn da non nớt, nhạy cảm sẽ dễ bị tổn thương từ những tác nhân nhỏ.
Bên cạnh các tác hại cơ bản như làm trầy xước da, mẩn đỏ ở da, virus sẽ có cơ hội xâm nhập qua da đi vào bên trong cơ thể. Từ đó gây ra các biến chứng hoặc căn bệnh nguy hiểm. Do vậy, khi trẻ sơ sinh có mụn, cha mẹ không nên bỏ qua.
Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh mụn nhọt
Cha mẹ cần biết cách đối phó cũng như phòng tránh việc trẻ sơ sinh bị mọc mụn, hạn chế mụn nhọt lây lan ra rộng hơn.
- Không tự dùng thuốc trị mụn, cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, người có chuyên môn
- Không cọ xát nhiều vào vùng da bị mụn, sẽ khiến tình trạng trở nặng
- Dùng xà bông chuyên dụng cùng nước sạch để vệ sinh cho bé; sau đó lau khô vùng da
- Không dùng các loại kem, lotion cho bé hay nước muối loãng để lau rửa.
Hy vọng rằng với những thông tin trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt trên đây sẽ giúp bố mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc trẻ. Khi tình trạng trẻ sơ sinh mọc mụn đỏ ở mặt trở nên nghiêm trọng, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Tôi là Giám Đốc Marketing của công ty TNHH Đầu tư XNK Hoan TT. Một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam.