Tổng hợp các loại mụn ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần chú ý và cách xử lý hiệu quả

Mụn ở trẻ sơ sinh có thể gây ra cảm giác bứt rứt, ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của trẻ. Đặc biệt, nếu không chăm sóc và điều trị đúng hướng, mụn sẽ dần phát triển, gây ra những tình huống khó lường như mưng mủ, loét da, lây lan với diện tích rộng… Khi da bé vẫn còn mỏng và yếu, mọi tác động sẽ để lại những biến chứng trên da sau này.

mụn ở trẻ sơ sinh
Mụn ở trẻ sơ sinh có thể gây ra cảm giác bứt rứt, ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của trẻ (Ảnh sưu tầm)

Độ nhạy cảm của da trẻ sơ sinh

Da bé sau khi sinh luôn mịn và mọng nhẹ. Đặc biệt, khi bé chưa có sức đề kháng với môi trường bên ngoài, da rất dễ bị trầy xước, kích ứng hoặc tấn công bởi các virut, bụi bẩn. Đó là lý do mẹ cần hiểu sâu về làn da của con để có cách chăm sóc an toàn. Trong giai đoạn này, mẹ không nên để con tiếp xúc trực tiếp với gió, ánh nắng hay nước mưa. Ngoài ra, sản phẩm dùng cho bé cũng cần được chọn lựa kỹ lưỡng.

Việc trẻ sơ sinh mọc mụn ở mặt hoặc thân dưới là tình trạng phổ biến khi da bé vẫn còn yếu, ngay cả khi mẹ luôn chú ý bảo vệ bé. Lý do là vi khuẩn luôn có tại mọi vị trí, bao gồm cả những đồ dùng cá nhân, không gian sinh hỏa của bé.

Một số tình trạng mụn ở trẻ sơ sinh thường gặp 

Mụn ở trẻ sơ sinh xuất hiện ở nhiều dạng. Mỗi dạng sẽ có đặc điểm nhận biết, vị trí xuất hiện cũng như cách điều trị khác nhau. Bố mẹ cần theo dõi và xác định đúng tình trạng mụn của trẻ để áp dụng cách xử lý phù hợp nhất. 

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước (rôm sảy)

Trẻ sơ sinh nổi mụn nước thường là các chấm mụn dạng vết sưng, màu đỏ hoặc trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng và có da đỏ bao quanh. Khoảng 20% trẻ sơ sinh bị mọc mụn, thường xuất hiện khi mới sinh và tăng lên sau vài tuần.  Trẻ sơ sinh bị mụn nước có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể như tay, chân, đùi, bẹn, má, mặt…

Về nguyên nhân, hiện vẫn chưa có câu trả lời chính xác nhưng theo các chuyên gia, hiện tượng mọc mụn nước ở trẻ sơ sinh có thể là các phản ứng viêm đối với nấm men ở trên da hoặc do hormone mà trẻ đã nhận từ mẹ vào những tháng cuối thai kỳ. Ngoài ra, nếu mẹ dùng một số loại thuốc khi đang cho con bú hoặc con phải dùng thuốc thì cũng có thể gây ra hiện tượng mụn nước. 

mụn ở trẻ sơ sinh
Mẹ dùng một số loại thuốc khi đang cho con bú hoặc con phải dùng thuốc thì cũng có thể gây ra hiện tượng mụn nước (Ảnh sưu tầm)

Vậy khi mụn ở trẻ sơ sinh là mụn nước thì nên xử lý như thế nào? Trước hết, bố mẹ cần chú ý đến việc vệ sinh thường xuyên cho trẻ, rửa mặt với nước ấm mỗi ngày một lần và vỗ nhẹ cho khô ngay sau đó. Giặt đồ cho trẻ với bột giặt nhẹ, không mùi, sử dụng quần áo có chất liệu mềm mại, không gây kích ứng. Đặc biệt:

  • Không tự ý dùng thuốc trị mụn không được kê đơn cho trẻ
  • Không lạm dụng chà rửa vì có thể khiến làn da của trẻ bị kích ứng nặng hơn
  • Không thoa kem dưỡng ẩm lên da của bé. Nếu tình trạng nặng hơn, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời, an toàn. 
  • Không bóp, nặn mụn để tránh làm nhiễm trùng vùng mụn.

Mề đay

Mề đay có thể xuất hiện sớm, sau khi trẻ chào đời. Biểu hiện đầu tiên là các vết phát ban tương tự như vết muỗi đốt, dần lan to và rộng ra nhiều vị trí trên cơ thể. Nguyên nhân gây ra mề đay thường không rõ ràng. Tuy nhiên, hầu hết xuất phát từ việc dị ứng với những thành phần không tương thích được với da hoặc dị ứng thời tiết.

mụn ở trẻ sơ sinh
Biểu hiện đầu của mề đay là các vết phát ban tương tự như vết muỗi đốt, dần lan to và rộng ra nhiều vị trí trên cơ thể (Ảnh sưu tầm)

Để xử lý tình trạng nổi mề đay ở trẻ, cha mẹ cần kết hợp hai phương pháp: Cho bé uống thuốc và thực hiện biện pháp khắc phục tại nhà:

  • Thuốc có chức năng kháng histamine thường được dùng để trị mề đay, đặc điểm là lành tính nên mẹ có thể cho uống tại nhà
  • Nếu cơ thể không phản ứng với thuốc kháng histamine, mẹ nên chuyển qua dùng thuốc steriod
  • Chườm lạnh tại các vùng bị nổi mề đay
  • Sử dụng kem bôi làm mát da
  • Tắm nước lá làm dịu da, làm sạch các tác nhân gây ngứa trên da.

Mụn kê ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị mụn kê (còn gọi là mụn hạt kê – mụn milia) là sự xuất hiện các sẩn nhỏ < 3mm, có màu trắng, thường mọc rải rác hoặc tập trung thành đám trên các vùng da. Ngoài ra, mụn kê cũng có thể là các sẩn màu đỏ hồng, đôi khi là mụn nước, mụn mủ trắng xen lẫn và gây ngứa ngáy tại chỗ. 

Mụn kê trẻ sơ sinh có thể xuất hiện ở mọi vị trí, tuy nhiên hay gặp nhất là ở mặt, khu vực mí mắt và má. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể phát hiện các mụn hạt kê ở nướu hay vòm họng của trẻ. 

mụn ở trẻ sơ sinh
Mụn kê trẻ sơ sinh có thể xuất hiện ở mọi vị trí, tuy nhiên hay gặp nhất là ở mặt, khu vực mí mắt và má (Ảnh sưu tầm)

Thông thường, mụn gạo ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện do sự ứ đọng chất bã nhờn hoặc sự kích thích tố của mẹ lưu lại trên vùng mặt, trán, gò má…của trẻ. Khi mụn ở trẻ sơ sinh là mụn kê, trước hết bố mẹ cần chú ý vệ sinh hàng ngày cho trẻ bằng nước ấm và dùng khăn mềm lau khô cho trẻ. Không dùng sữa tắm người lớn, không sử dụng bất kỳ sản phẩm chứa hương liệu cho trẻ vì dễ làm trẻ bị kích ứng. Không nên kỳ cọ da của trẻ quá mạnh, cần chú ý giữ cho da bé luôn được khô ráo. 

Trẻ sơ sinh nổi mụn đỏ

Trẻ sơ sinh mọc mụn đỏ là hiện tượng xuất hiện nhiều nốt mụn đỏ mọc rải rác hoặc từng đám ở các vùng da má, da mặt, trẻ sơ sinh bị mụn ở đầu, thậm chí là toàn thân trẻ. Mụn đỏ có thể mọc ở một vùng da nhất định, sau đó sẽ có khuynh hướng lan rộng ra xung quanh và toàn thân. Vùng da xung quanh mụn sẽ có màu đỏ, ngứa ngáy khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn và khó ngủ. 

mụn ở trẻ sơ sinh
Mụn đỏ có thể mọc ở một vùng da nhất định, sau đó sẽ có khuynh hướng lan rộng ra xung quanh và toàn thân (Ảnh sưu tầm)

Về nguyên nhân gây mụn ở trẻ sơ sinh, có thể chỉ đơn giản là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu viêm da ở trẻ. Do vậy, bố mẹ không nên chủ quan, cần theo dõi tình trạng của trẻ để sớm có hướng xử lý hiệu quả:

  • Giữ vệ sinh cho trẻ: Việc vệ sinh cho trẻ thường xuyên là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, mỗi tình trạng mụn lại cần cách xử lý riêng, chẳng hạn trường hợp cần kiêng nước thì bố mẹ chỉ nên dùng nước ấm lau nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cho trẻ.
  • Hạn chế chất gây dị ứng: Bố mẹ nên tránh cho con tiếp xúc với các yếu tố mang nguy cơ dị ứng da, hạn chế các loại xà phòng, nước hoa…
  • Lưu ý khi chọn quần áo: Khi trẻ sơ sinh bị mụn đỏ, bố mẹ cần chú ý lựa chọn quần áo có chất liệu mềm mại, thông thoáng để tránh làm tình trạng mụn thêm nghiêm trọng.

Khi trẻ có tình trạng nổi mụn đỏ, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý tới vấn đề vệ sinh và độ nhạy cảm của da:

  • Giữ cho da trẻ không tiếp xúc với các bề mặt bụi bẩn, nhiều vi khuẩn, ẩm ướt
  • Nên kiêng nước và gió
  • Không dùng khăn lau chà xát mạnh lên da trẻ
  • Không dùng các dung dịch có chất tẩy rửa mạnh, dễ gây dị ứng
  • Chọn quần áo chất liệu mềm mịn, nhẹ nhàng, không ôm người.

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ

Mụn ở trẻ sơ sinh là mụn mủ xuất hiện ở khoảng 20% trẻ nhỏ và không mang tính chất gia đình. Trẻ sơ sinh bị mụn mủ thường là các tổn thương mụn mủ không có nhân mụn, mụn viêm và xuất hiện chủ yếu ở khu vực mặt, má, đầu của trẻ. trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt

Về nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt chưa được xác định rõ ràng, có thể do các phản ứng viêm trên da với nấm Malassezia. 

Để xử lý mụn mủ ở trẻ sơ sinh, bố mẹ trước tiên cần chú ý rửa mặt vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa dầu. Ngoài ra, cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cho da của trẻ và mang lại hiệu quả mong muốn. 

Mụn nhọt ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị mụn nhọt là hiện tượng nhiễm trùng tại các nang lông và do vi khuẩn gây ra. Ban đầu, nhọt là nốt mụn trên da nhưng theo thời gian sẽ lớn dần, sưng to và lan rộng, xuất hiện mủ vàng trắng, thậm chí sưng tấy, gây đau đớn và khó chịu cho trẻ.  

Phần lớn da được bao bọc nhờ các nang lông nên nhọt mụn ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào. Tuy nhiên, chúng thường ưa thích “trú ngụ” tạo nơi có nhiều lông tóc, nơi thường xuyên bị ma sát hay nơi nhiều mồ hôi như trên đầu, cổ, mặt, vai, mông…

mụn ở trẻ sơ sinh
Mụn nhọt ưa thích “trú ngụ” tạo nơi có nhiều lông tóc (Ảnh sưu tầm)

Khi thấy trẻ sơ sinh bị mụn nhọt, dù trẻ có sốt hay không thì bố mẹ cũng cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám để được kê thuốc điều trị phù hợp. Ngoài ra, bố mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống kháng sinh trị mụn, không sử dụng sữa tắm hay kỳ cọ quá mạnh vì có thể làm mụn vỡ ra dẫn đến nhiễm trùng…

Mụn sài ở trẻ sơ sinh

Mụn sài là một trong các loại mụn ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất, trong dân gian thường cho rằng do trẻ bị nhiễm vía xấu hay tà khí. Dấu hiệu điển hình khi trẻ sơ sinh bị mụn sài thường là trẻ ăn kém, sau đó thì bỏ ăn, ngủ không ngon, hay giật mình, chân đạp lung tung, quấy khóc, mê mệt…

Để xử lý mụn sài ở trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể tiến hành khêu sài cho trẻ. Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý vì phương pháp này đòi hỏi rất cao ở tay nghề, nếu không có thể khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Những lưu ý để trẻ sơ sinh hạn chế lên mụn bất thường

Mụn ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, từ sinh lý đến bệnh lý. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào thì việc bố mẹ chủ động phòng ngừa cho trẻ là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số lưu ý giúp hạn chế tình trạng mụn ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

  • Vệ sinh da mặt thường xuyên: Nên rửa mặt cho bé bằng nước ấm. Nếu sử dụng xà phòng hoặc nước rửa mặt thì cần chọn loại dịu nhẹ, an toàn với bé, đảm bảo da không bị kích ứng hoặc mẩn đỏ.
  • Đảm bảo môi trường sống sạch và lành mạnh: Môi trường sống ảnh hưởng không nhỏ đến sự miễn dịch của trẻ. Do đó, để phòng ngừa cũng như hạn chế tình trạng mọc mụn cho trẻ thì bố mẹ cần thường xuyên vệ sinh môi trường sống, loại bỏ các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để ngăn ngừa mọc mụn cho trẻ.
  • Thận trọng khi dùng thuốc: Không dùng sản phẩm có chứa retinol, erythromycin, chất hóa học và các sản phẩm dưỡng da
  • Đưa trẻ đi khám định kỳ: Bố mẹ đừng quên cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để chủ động bảo vệ trẻ đồng thời phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, từ đó xử lý kịp thời, hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng không mong muốn.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, nguồn sữa chất lượng: Một chế độ dinh dưỡng khoa học, một nguồn sữa tốt sẽ giúp nâng cao miễn dịch cho trẻ, từ đó giúp cơ thể của trẻ ngăn chặn được sự tấn công của các tác nhân có hại. Với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho trẻ bú ít nhất 6 tháng đầu đời để tăng cường miễn dịch cho trẻ. Sau 6 tháng đầu, mẹ có thể tập thêm chế độ ăn dặm ở trẻ sơ sinh.
  • Lau mặt nhẹ nhàng: Khi da mặt bé đang trong giai đoạn nhạy cảm, mẹ nên làm sạch mặt một cách nhẹ nhàng, không lau hay chà xát lên da mặt.
mụn ở trẻ sơ sinh
Khi da mặt bé đang trong giai đoạn nhạy cảm, mẹ nên làm sạch mặt một cách nhẹ nhàng, không lau hay chà xát lên da mặt (Ảnh sưu tầm)

Với các trường hợp sử dụng sữa công thức, mẹ nên lựa chọn dòng sữa cao cấp, chất lượng và giàu dinh dưỡng, phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Dòng sữa công thức Biostime là một trong những lựa chọn của đông đảo mẹ bỉm sữa hiện nay. Với hàm lượng dinh dưỡng cao cùng hệ lợi khuẩn gần giống với sữa mẹ, sữa dê Úc hay sữa bò Úc Biostime giúp trẻ ăn ngon, hấp thu dinh dưỡng hiệu quả, tiêu hóa tốt và có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Trên đây là những chia sẻ về hiện tượng mọc mụn ở trẻ sơ sinh cũng như cách xử lý phù hợp nhất. Mụn có thể xuất hiện ở nhiều dạng với biểu hiện và mức độ nguy hiểm khác nhau. Do đó, bố mẹ vẫn nên đưa trẻ đi khám khi thấy trẻ mọc mụn bất thường để được điều trị hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Messenger Chat Zalo Gọi ngay