Sau sinh là khoảng thời gian cơ thể phụ nữ rất yếu, đặc biệt là đối với sản phụ sinh mổ. Vậy sau sinh mổ nên ăn gì để có thể bổ sung dinh dưỡng để cơ thể nhanh phục hồi trở về trạng thái bình thường và cung cấp đủ dưỡng chất cho bé khi nuôi con bằng sữa mẹ?
Tại sao cần chú trọng dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ?
Mẹ bỉm sau sinh mổ sức khỏe sẽ yếu hơn so với sinh thường, khó khăn trong việc phục hồi hơn vì vết mổ lớn, lâu lành. Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng và cần thiết cho mẹ bỉm sau sinh mổ, nó tác động đến quá trình phục hồi cơ thể của người mẹ:
- Giúp vết thương phục hồi nhanh chóng: Chế độ ăn chứa protein sẽ giúp tái tạo da non, làm liền vết mổ, vitamin và khoáng chất giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng trong quá trình hồi phục vết mổ. Các yếu tố khác như sắt, kẽm, canxi cũng đóng vai trò cầm máu.
- Tăng lượng sữa của mẹ: Bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ giúp mẹ có nhiều sữa hơn, cung cấp được các dưỡng chất cho con và đáp ứng được nhu cầu bú sữa của trẻ sơ sinh.
- Kiểm soát cân nặng sau sinh: Một chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ giúp mẹ phục hồi nhanh, nhiều sữa mà còn giúp kiểm soát cân nặng của mẹ. Một bữa ăn nên có đầy đủ các thực phẩm như thịt nạc, rau xanh, củ quả,…
Phụ nữ sau sinh mổ nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ sau sinh, vậy mới sinh mổ nên ăn gì để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể?
Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng:
- Sắt: Có trong bí đỏ, lòng đỏ trứng gà, nho, chuối, các loại hạt. Có thể kết hợp để nấu thành các món ăn hoặc ăn riêng từng loại theo sở thích của cá nhân.
- Protein: Thường có nhiều trong thịt bò, thịt lợn, thịt gà, phô mai hoặc thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như hạt cây, đậu phụ, sữa thực vật. Một số món ăn được chế biến từ các loại thực phẩm trên để làm lợi sữa như: cháo thịt bò, móng giò nấu đu đủ xanh, gà hầm đậu phụ…
- Vitamin E: Được bổ sung từ mầm lúa mì, hạnh nhân, lạc, rau bina, dầu thực vật, bông cải xanh.
- Vitamin C: Có trong cam quýt, súp lơ, cà chua, đậu hà lan, ổi,… giúp quá trình lành vết thương diễn ra nhanh chóng hơn.
Mẹ bầu cũng nên bổ sung các thực phẩm giúp tăng sữa bằng cách thêm vào thực đơn một số món ăn chứa nhiều dinh dưỡng và cung cấp nguồn sữa luôn dồi dào như móng giò hầm đu đủ, cá chép hấp đu đủ xanh… Đây là các món ăn giúp mẹ bầu về sữa nhanh chóng và nâng cao chất lượng cho bé.
Sau khi sinh nên chú ý đến việc bổ sung nước cho cơ thể từ 2-3 lít mỗi ngày tùy theo thể trạng để tránh tình trạng mất nước sau sinh. Các sản phẩm như sữa, sữa chua rất tốt vì vừa có thể cung cấp nước, vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Đẻ mổ kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng, mẹ bỉm cũng nên chú ý đến việc sau sinh mổ kiêng ăn gì để không ảnh hưởng đến sự phục hồi của cơ thể. Nên tránh các thực phẩm như:
- Các thực phẩm gây đầy hơi: Tinh bột, sữa đậu nành,… vì dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây khó chịu cho mẹ bỉm sau sinh.
- Đồ lên men: Dưa muối, cải muối,…những thực phẩm này chứa các chất không tốt cho mẹ đang cho con bú, ảnh hưởng đến chất lượng sữa và làm suy giảm hệ miễn dịch.
- Quả chua: Các loại quả chua như khế, xoài,… gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ và có thể làm trẻ bị tiêu chảy do hệ tiêu hóa của bé còn yếu.
- Gia vị: Ớt, tiêu, hành,… chứa các chất không có lợi cho việc cải thiện sắc tố da, làm chậm quá trình phục hồi của vết thương. Các loại gia vị này còn ảnh hưởng đến mùi vị của sữa, có thể làm trẻ bỏ bú mẹ.
- Đồ nếp: Là nhóm thực phẩm dễ để lại sẹo, kích thích và đẩy nhanh quá trình sản sinh collagen mới tạo nên sẹo lồi. Ăn đồ nếp làm kéo dài thời gian lành vết thương, dễ bị mưng mủ, viêm nhiễm, xáo trộn các mô sợi collagen trong tế bào làm vết thương trở nên tệ hơn.
- Các món nhiều dầu mỡ: Những món ăn này chứa quá nhiều dầu không tốt cho quá trình phục hồi vết thương và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Cà phê, thuốc lá, rượu, bia: Đây đều là các chất không nên sử dụng trong quá trình cho con bú, caffeine có trong các loại thực phẩm này làm bé dễ bị đầy hơi, đau bụng, quấy khóc, khó ngủ.
Gợi ý thực đơn dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ
Mẹ bỉm sau sinh và gia đình có thể tham khảo thực đơn cho mẹ sau sinh mổ dưới đây để có thể bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Thực đơn 1 | Cơm trắng |
Thịt rang | |
Canh bí đỏ nấu tôm | |
Rau cải luộc | |
Tráng miệng: dưa hấu | |
Thực đơn 2 | Cơm gạo lứt |
Gà kho | |
Khổ qua nhồi thịt | |
Rau lang xào | |
Tráng miệng: đu đủ chín | |
Thực đơn 3 | Súp gà hầm nấm |
Tôm rim | |
Trứng hấp | |
Tráng miệng: ổi | |
Thực đơn 4 | Cháo thịt băm |
Thịt bò xào đậu đũa | |
Củ cải hấp | |
Tráng miệng: sữa chua và chuối | |
Thực đơn 5 | Cơm gạo lứt |
Canh đu đủ hầm móng giò | |
Mướp xào trứng non | |
Thịt băm rang hành | |
Tráng miệng: nước ép dưa hấu | |
Thực đơn 6 | Cháo chim bồ câu hầm táo đỏ |
Ngọn bí non xào | |
Tép rang | |
Tráng miệng: nho | |
Thực đơn 7 | Cơm trắng |
Canh chua cá hồi | |
Khoai tây xào | |
Sườn xào chua ngọt | |
Tráng miệng: 1 quả na | |
Thực đơn 8 | Cơm chiên rau củ |
Tôm hấp | |
Bông cải xanh luộc | |
Tráng miệng: sữa chua | |
Thực đơn 9 | Canh gà hầm sâm |
Khổ qua nhồi thịt | |
Bầu xào | |
Tráng miệng: táo | |
Thực đơn 10 | Cơm trắng |
Thịt heo kho | |
Canh mồng tơi nấu tôm | |
Tráng miệng: thanh long |
Nguyên tắc dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ
Để đảm bảo thời gian ở cữ của mẹ sau sinh mổ diễn ra được suôn sẻ, nên tuân thủ theo các nguyên tắc dinh dưỡng sau:
- Cân bằng đầy đủ 4 nhóm chất: Đạm, tinh bột, chất béo, vitamin & khoáng chất. Không nên chú trọng quá nhiều vào một nhóm chất và bỏ qua các nhóm còn lại hoặc kiêng khem không khoa học, điều này sẽ làm cơ thể bị mất cân bằng, ảnh hưởng đến sức khỏe, kéo dài thời gian phục hồi cơ thể và cả chất lượng sữa cho con.
- Ăn thức ăn dễ tiêu hóa để tránh đầy hơi, táo bón. Giai đoạn đầu sau sinh thường có sản dịch, vì vậy không nên ăn các thực phẩm khó tiêu hóa vì dễ gây co thắt dạ dày, táo bón hoặc làm sản dịch ra nhiều hơn.
- Bổ sung thực phẩm giàu sắt, kẽm, canxi để giúp vết thương mau lành và phục hồi cơ thể.
- Tránh thực phẩm gây viêm, dễ gây dị ứng hoặc ảnh hưởng đến vết mổ như thịt gà, rau muống…
- Sau sinh mổ 6 tiếng đầu: Chỉ nên uống nước lọc và đợi khi có hiện tượng xì hơi hoặc có thể đi đại tiện thì mới nên ăn cháo loãng, tránh thức ăn đặc.
- Từ ngày thứ 2 trở đi: Có thể ăn cơm mềm, thịt cá, cháo súp nhưng cần tránh thực phẩm gây viêm, sẹo. Ăn cân bằng dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm để tốt cho sức khỏe.
- Uống nhiều nước để tránh bị táo bón, mất nước sau sinh, ăn đủ chất để vết mổ mau lành và có đủ sữa cho con bú.
Sau sinh mổ nên ăn gì và kiêng gì luôn là vấn đề đáng được quan tâm cho sức khỏe của mẹ và bé. Nên chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng cân bằng theo lời khuyên của bác sĩ và thể trạng của từng người để giúp mẹ bỉm nhanh chóng phục hồi sau sinh và có thể chăm sóc tốt cho bé.
Tôi là Giám Đốc Marketing của công ty TNHH Đầu tư XNK Hoan TT. Một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam.