Nhiễm trùng sơ sinh là một vấn đề nguy hiểm đối với trẻ mới sinh, có thể xuất hiện trước, trong hoặc sau khi sinh. Đây là một trong những bệnh lý gây tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở những nơi có điều kiện y tế hạn chế.
Nhiễm trùng sơ sinh là gì?
Nhiễm trùng sơ sinh là tình trạng bị các tác nhân vi sinh vật xâm lấn, xảy ra trên trẻ từ lúc sinh đến 28 ngày tuổi. Trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm trùng do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, đặc biệt là trẻ sinh non. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và các tổn thương cơ quan. Thường trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng phải nhập viện và sử dụng thuốc kháng sinh, truyền dịch, thở oxy tùy theo đánh giá của bác sĩ.
Các triệu chứng của trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh
Các triệu chứng của nhiễm trùng sơ sinh mà trẻ có thể gặp phải bao gồm:
- Triệu chứng hô hấp: Bao gồm cơ thể xanh tái, hô hấp nhanh, thở rên và rối loạn nhịp thở. Trường hợp nghiêm trọng có thể gặp phải tình trạng ngừng thở đột ngột trong hơn 15 giây.
- Triệu chứng tiêu hóa: Các dấu hiệu bao gồm chướng bụng, bỏ bú, bú kém, ứ dịch dạ dày và tiêu chảy.
- Triệu chứng tim mạch: Nhận biết qua da xanh tái, nhịp tim nhanh hơn 160 nhịp/phút, lạnh các chi và huyết áp giảm.
- Triệu chứng thần kinh: Gồm tăng hoặc giảm trương lực cơ, co giật, giảm phản xạ, tinh thần lơ mơ và kích động.
- Triệu chứng thể chất: Bao gồm giảm cân và rối loạn điều hòa thân nhiệt.
- Triệu chứng ở da và niêm mạc: Có thể bao gồm xuất huyết dưới da, da tái, phát ban, vàng da, nổi mủ, cứng bì và nổi vân tím.
- Triệu chứng huyết học: Kiểm tra có thể cho thấy tụ máu dưới da, xuất huyết nhiều, tử ban và gan lách to.
Phát hiện bệnh càng sớm qua các dấu hiệu, càng tạo điều kiện cho việc can thiệp điều trị hiệu quả và giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây nên tình trạng nhiễm trùng sơ sinh
Nguyên nhân gây nên nhiễm trùng sơ sinh có thể bắt nguồn từ vi khuẩn hoặc virus mà trẻ hít phải hoặc nuốt phải trong quá trình sinh. Trong nhiều trường hợp, vi khuẩn được truyền từ mẹ sang con qua đường sinh dục trong lúc sinh, sau đó có thể xâm nhập vào phổi hoặc máu của trẻ.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng có thể mắc phải các loại virus như Herpes hoặc thủy đậu, đặc biệt là trẻ sinh non. Virus có thể lây sang trẻ trong tử cung của mẹ hoặc sau sinh thông qua tiếp xúc với người mắc bệnh. Điều này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe ở trẻ sơ sinh.
Nhiễm trùng sơ sinh có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng sơ sinh là một nguyên nhân chính gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ sinh non và thiếu cân. Tỷ lệ tử vong ở trẻ nhẹ cân có thể cao hơn 2-4 lần so với trẻ đủ tháng. Trẻ sơ sinh cân nặng cực thấp mắc nhiễm trùng huyết có nguy cơ tổn thương thần kinh cao.
Nếu được phát hiện và xử lý kịp thời, có thể hạn chế được các biến chứng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách hoặc không kịp thời, nhiễm trùng sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của hệ thần kinh, các giác quan, và chức năng cơ thể của trẻ, thậm chí dẫn đến tử vong.
Cách xử lý trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh
Sau đây là một số phương pháp điều trị cho trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh được đưa ra bởi các chuyên gia y tế.
Sử dụng thuốc
Phương pháp điều trị nhiễm trùng sơ sinh thường kết hợp sử dụng nhiều loại kháng sinh. Việc lựa chọn loại kháng sinh cần được thực hiện cẩn thận trong khi đợi kết quả xét nghiệm. Thời gian điều trị bằng kháng sinh sẽ phụ thuộc vào nhiễm trùng cụ thể, loại vi khuẩn gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh, tình trạng sức khỏe của trẻ và phản ứng với kháng sinh.
- Nhiễm trùng máu: Thường điều trị bằng kháng sinh trong khoảng 10-14 ngày.
- Viêm phổi: Thời gian điều trị bằng kháng sinh là khoảng 7-10 ngày.
- Viêm màng não mủ: Có thể kéo dài hơn, khoảng 14-21 ngày.
- Tụ cầu vàng: Cần điều trị liên tục trong 3-6 tuần.
Phương pháp vệ sinh
Vô khuẩn là nguyên tắc cực kỳ quan trọng trong việc chăm sóc và điều trị cho trẻ sơ sinh. Vệ sinh và chăm sóc đúng cách sẽ giúp cải thiện triệu chứng của nhiễm trùng sơ sinh ở trẻ và hỗ trợ quá trình phục hồi của bệnh. Dưới đây là một số lưu ý dành cho phụ huynh và người chăm sóc trẻ khi trẻ đang trong quá trình điều trị nhiễm trùng:
- Rửa tay sạch và sát khuẩn nhanh chóng khi chuyển sang tiếp xúc với trẻ khác.
- Thay quần áo Blue hàng ngày và đảm bảo sử dụng mũ, khẩu trang và găng tay khi thực hiện thủ thuật.
- Thay đổi chăn, ga và gối đã được vô khuẩn hàng ngày, tiến hành tiệt khuẩn giường và lồng ấp. Đồng thời, lau sàn nhà bằng thuốc sát khuẩn và không sử dụng quét sàn.
- Thiết lập lịch trình tổng vệ sinh và tiệt khuẩn phòng, đồ dùng và trang thiết bị hàng tháng.
- Tránh tiếp xúc với người thân ngoài trừ trong những trường hợp cần thiết và chỉ cho phép thăm theo giờ.
Để loại bỏ vi khuẩn, có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Với nhiễm trùng da, mụn mủ, rốn hoặc áp xe, cần phải lọc hết tổ chức hoại tử, rửa sạch bằng nước muối sinh lý.
- Nếu có khe, hốc nhiều thì cần rửa sạch bằng oxy già, lau khô và sử dụng thuốc Betadine 2,5% để tiệt trùng tại chỗ.
- Sử dụng chấm xanh Methylen vào nốt mụn phỏng trên da hoặc bôi kem kháng sinh để ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng.
Dinh dưỡng
Để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ sơ sinh, các mẹ cần đảm bảo chế độ ăn uống của mình đầy đủ dinh dưỡng. Điều này sẽ hỗ trợ việc cho bé bú sữa mẹ một cách hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên tắc trong thực đơn hàng ngày mà các mẹ cần tuân thủ:
- Đảm bảo cung cấp đủ calo và protein từ các loại thịt gia cầm, thịt bò, lợn và hải sản,… để hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ.
- Bổ sung dinh dưỡng từ các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa như rau xanh, hoa quả, các loại hạt và sữa.
- Sử dụng thêm các thực phẩm chức năng, vitamin và khoáng chất để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé từ nguồn sữa mẹ. Cùng với đó, mẹ cần kết hợp sữa công thức nhàm đảm bảo đủ lượng và đủ chất cho bé. Nên tìm sữa có hàm lượng đạm A2 cao, hạn chế dị ứng tối đa và tăng sức đề kháng cho trẻ. Sữa dê Úc Biostime là sản phẩm được tin dùng bởi sản phẩm cao cấp này đáp ứng nhu cầu cao cho trẻ trong suốt những năm tháng đầu đời.
Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng hiệu quả
Để phòng tránh nhiễm trùng sau sinh một cách hiệu quả, cần thực hiện các biện pháp sau:
Phòng ngừa trước sinh
- Bà mẹ cần tiêm chủng phòng ngừa bệnh Rubella trong độ tuổi chưa từng mắc Rubella để tránh nguy cơ nhiễm bệnh cho thai nhi.
- Tiêm phòng bệnh uốn ván và viêm gan để ngăn ngừa vi rút lây qua máu cho bé.
- Đi khám thai định kỳ để phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm như giang mai, viêm gan B, đồng thời tìm ra giải pháp phù hợp để không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
- Đối với các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng niệu dục hoặc nhiễm trùng toàn thân, cần điều trị kịp thời và hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan cho trẻ sau này.
- Bảo đảm chế độ dinh dưỡng an toàn cho bà mẹ khi mang thai để tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và bé, từ đó giảm nguy cơ suy dinh dưỡng ở mẹ và tránh sinh non, vì trẻ sinh non dễ bị nhiễm trùng và tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng ở đối tượng này khá cao.
Trong lúc sinh
- Đảm bảo vô khuẩn trong quá trình sinh, sử dụng các dụng cụ y tế phải được vệ sinh và bảo quản đúng cách để tránh nhiễm trùng.
- Tránh các biến chứng sản khoa như sinh ngạt, tổn thương trong quá trình sinh.
- Với các trường hợp sinh khó, quá trình chuyển dạ kéo dài, cần hạn chế thăm khám âm đạo nhiều lần để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Sau khi sinh
- Rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan.
- Thường xuyên vệ sinh phòng ốc, dụng cụ tắm gội cho bé, giữ cho phòng thoáng đãng, sạch sẽ, và đầy đủ ánh sáng để không gian không thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.
- Vệ sinh da, mắt, tai và rốn của trẻ đều đặn để đảm bảo sự sạch sẽ và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Cha mẹ hãy thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa, duy trì vệ sinh cá nhân cho bé, tiêm phòng đúng lịch để ngăn chặn hiệu quả trình trạng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh.
Nhiễm trùng sơ sinh là bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong cao ở trẻ. Cần đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị ngay khi có dấu hiệu bất thường. Điều này giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn và giảm tỷ lệ tử vong.