Hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt: Những nguy cơ cần biết

Chảy máu ở âm đạo thông thường chỉ xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu chị em gặp phải hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt thì cần đặc biệt lưu ý. Đây là một hiện tượng bất thường, ẩn chứa nhiều nguy cơ mà chị em cần phải thăm khám và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt
Hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt ẩn chứa nhiều bệnh lý nguy hiểm (Ảnh sưu tầm)

Dấu hiệu hiện tượng ra ít máu trước kinh nguyệt

Triệu chứng của hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi, phụ thuộc vào cơ địa cũng như nguyên nhân ở mỗi người:

  • Màu sắc thay đổi sang nâu nhạt hoặc đổ tươi, lượng máu ít hoặc nhiều hơn bình thường
  • Cháy máu đột ngột trong vài giây hoặc kéo dài
  • Đau hông ở dưới bụng
  • Rối loạn chu kỳ
  • Tâm trạng thay đổi
  • Mệt mỏi, thiếu sức sống
  • Buồn nôn, nôn mửa.

Nhìn chung, các biểu hiện trên không cố định, chỉ mang tính chất tham khảo. Chị em cần quan sát kỹ lưỡng những thay đổi nhỏ nhất trên cơ thể, nhằm xử trí kịp thời với những tình huống xấu.

Xem thêm: 5 mẹo chữa kinh nguyệt ra nhiều tại nhà an toàn hiệu quả

Nguyên nhân hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt

Ra máu trước kỳ kinh nguyệt không phải là hiện tượng hiếm gặp đối với chị em phụ nữ. Đây có phải là một bệnh lý nguy hiểm? Thực tế, hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt do rất nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể như sau.

Rối loạn kinh nguyệt

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt là rối loạn kinh nguyệt. Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng bất thường ở một chu kỳ kinh nguyệt, biểu hiện bởi sự bất ổn định số ngày hành kinh hoặc lượng máu kinh ra bất thường. 

Bệnh lý này khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em ngắn hoặc dài ngày hơn bình thường. Vì vậy mà một số chị em gặp phải tình trạng ra máu trước kỳ kinh nguyệt 10 ngày. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là do stress, mãn kinh, cân nặng… Rối loạn kinh nguyệt xảy ra thường xuyên sẽ gây khó khăn trong việc tính toán và xác định chính xác chu kỳ kinh nguyệt, nguy hiểm hơn là gây ra tình trạng khó thụ thai ở chị em phụ nữ.  

Dùng các biện pháp tránh thai

Sử dụng phương pháp tránh thai nội tiết (uống thuốc tránh thai) thường gây mất cân bằng nội tiết tố estrogen ở phụ nữ, khiến chị em chưa tới tháng mà ra máu. Mất cân bằng nội tiết tố còn làm cho dịch âm đạo tiết ra có màu hồng hoặc có đốm máu. Mặc dù đây không phải là một trường hợp hiếm gặp và không gây nguy hiểm nhưng chị em vẫn nên tạm dừng sử dụng thuốc tránh thai để theo dõi và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng biện pháp tránh thai này.

hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt
Uống thuốc tránh thai hàng ngày có thể ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt, khiến nhiều chị em ra máu trước kỳ kinh (Ảnh sưu tầm)

Quan hệ tình dục

Âm đạo là vùng rất nhạy cảm nên nếu quan hệ tình dục quá mạnh bạo có thể gây ra các chấn thương và chảy máu trong âm đạo. Trong trường hợp vết thương nhẹ, bạn có thể theo dõi tại nhà, nhưng nếu máu âm đạo chảy nhiều và quá đau đớn, bạn nên đến bệnh viện và các trung tâm y tế để được xử lý kịp thời.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là một bệnh lý phj khoa mà bạn không nên chủ quan. Đây là một dạng u lành tính phát triển bất thường trong buồng trứng. Khối u này có thể là do dịch tích tụ thành hoặc phát triển từ các mô của buồng trứng. U nang buồng trứng có thể tự biến mất hoặc phát triển lớn dần nên cần được theo dõi và điều trị sát sao. Thông thường u nang buồng trứng sẽ gây ra một số triệu chứng như đau tức bụng dưới, đau vùng chậu, đau khi quan hệ và gây ra rối loạn kinh nguyệt.

Viêm nhiễm vùng kín

Các chị em phụ nữ có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm nhiễm vùng kín như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, huyết trắng, nấm candida vùng kín….. Các bệnh lý này đều có biểu hiện chung là âm đạo bị tổn thương, chưa tới ngày kinh mà ra máu, dịch âm đạo bất thường, đôi khi có lẫn máu kèm mùi hôi khó chịu.

Nguyên nhân gây bệnh thường là do nấm, vi khuẩn, ngoài ra còn do vệ sinh sai cách và do lây nhiễm qua đường tính dục. Để tránh cho bệnh kéo dài trở nặng, gây ra các biến chứng nguy hiểm, chị em cần sớm đi thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Xem thêm: Hướng dẫn cách trị tận gốc bệnh nấm vùng kín chị em cần biết

hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt
Viêm nhiễm vùng kín do nấm, vi khuẩn… là nguyên nhân phổ biến khiến nhiều chị em rối loạn kinh nguyệt, ra máu bất thường (Ảnh sưu tầm)

Máu báo thai

Khi trứng được thụ tinh tạo thành tổ ở nội mạc tử cung đôi khi cũng gây ra một ít máu trước kỳ kinh. Đây được gọi là máu báo thai và chúng thường có màu hồng, xuất hiện trong khoảng 10 – 14 ngày kể từ ngày thụ tinh thành công. Nếu đột nhiên gặp hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt kèm theo các biểu hiện đau ngực, buồn nôn, mệt mỏi và thèm ăn thì mẹ cũng đừng lo lắng quá nhé, bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang đến với ba mẹ. Để kiểm tra chính xác hơn thì mẹ có thể tự thử thai ở nhà hoặc đến bệnh viện để được thăm khám trực tiếp.

Thai ngoài tử cung

Khi mang thai, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ tạm dừng cho đến khi bé chào đời. Hiện tượng chảy máu âm đạo khi đang mang thai có thể là triệu chứng cho thấy bạn đang mang thai ngoài tử cung. Đây là một trường hợp cực kỳ nguy hiểm, cần được phát hiện và xử lý sớm để tránh cho việc bào thai có thể vỡ bất cứ lúc nào, đe dọa đến tính mạng của người mẹ.

Chảy máu âm đạo và dấu hiệu sảy thai

Dấu hiệu khi sảy thai bao gồm việc xuất huyết âm đạo, có mô thai hoặc cục máu đông thoát ra ngoài, vùng bụng dưới đau âm ỉ. Sảy thai cần được can thiệp y tế và phẫu thuật kịp thời để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.

hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt
Ra máu âm đạo bất thường kèm đau bụng dữ dội cũng có thể là biểu hiện của sảy thai và cần được can thiệp y tế kịp thời (Ảnh sưu tầm)

Cách xử trí trước hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt

Ra máu trước kỳ kinh nguyệt có thể là triệu chứng bình thường hoặc dấu hiệu một số bệnh phụ khoa. Dù thuộc trường hợp nào, con gái cũng cần biết cách xử trí an toàn và kịp thời:

  • Sử dụng băng vệ sinh, tampon để thấm hút, kiểm soát lượng máu
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, giảm căng thẳng
  • Ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều vitamin C và sắt để giảm nguy cơ mất máu; đồng thời hạn chế thu nạp natri và caffein
  • Vệ sinh sạch sẽ tại vùng kín bằng dung dịch vệ sinh lành tính, không thụt rửa để làm tổn thương vùng kín
  • Dùng nước ấm và nghệ để giảm cơn đau bụng và ngăn tình trạng chảy máu

Hơn hết, chị em không nên chủ quan và đến thăm khám tại cơ sở uy tín gần nhất để được chẩn đoán chính xác. Tránh việc hiện tượng kéo dài và khó chữa trị, nếu rơi vào trường hợp do bệnh lý.

Cách giữ chu kỳ kinh nguyệt bình thường, đều đặn

Một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thường lặp lại sau khoảng 28 – 30 ngày, thời gian diễn ra một kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 3 – 7 ngày. Một số người có chu kỳ kinh nguyệt ngắn thường lặp lại sau khoảng 21 ngày hoặc 32 – 35 ngày, đây vẫn được coi là một chu kỳ kinh nguyệt bình thường và không có gì đáng ngại.

Vậy nếu gặp hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt thì cần xử lý như thế nào? Vag làm thế nào để hạn chế tình trạng này? Chị em hãy ghi nhớ và áp dụng những điều sau đây:

Khám phụ khoa định kỳ

Có nhiều bệnh lý phụ khoa tiềm ẩn dưới những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mà nhiều chị em hay nhầm sang các bệnh phụ khoa khác hoặc không quá để ý. Đây có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu trước kỳ kinh của chị em phụ nữ, kèm theo đó là nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Do vậy, việc thăm khám phụ khoa định kỳ là vô cùng cần thiết, giúp sàng lọc, phát hiện, ngăn ngừa và điều trị sớm các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm ở chị em phụ nữ.

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

Một số chị em phụ nữ thường không quá quan tâm đến việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình nên nhiều người không phát hiện ra chu kỳ kinh nguyệt không đều. Thực tế, bạn không cần tự tính chu kỳ của mình, hiện nay có rất nhiều ứng dụng hỗ trợ theo dõi chu kỳ kinh nguyệt trên điện thoại di động. Những ứng dụng này giúp bạn theo dõi thời gian diễn ra chu kỳ của mình, thời gian rụng trứng và xác định cả những thay đổi bất thường của cơ thể bạn.

hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt
Chị em nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình hàng tháng để kịp thời phát hiện những bất thường và có cách điều trị hiệu quả (Ảnh sưu tầm)

Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý

Sinh hoạt không điều độ, dinh dưỡng không đảm bảo, hay thức khuya, stress do làm việc quá sức… có thể khiến cho bạn bị chậm kinh hoặc ra máu trước kỳ kinh. Điều bạn cần làm là bổ sung một chế độ dưỡng giàu vitamin và khoáng chất, luôn giữ cho tinh thần thoải mái bằng việc tập luyện thể thao, ngủ sớm, ngủ đủ giấc và tránh làm việc quá sức.

Trên đây là một số thông tin về hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt mà nhiều chị em đang lo lắng, băn khoăn. Khi thấy những biểu hiện bất thường ở kinh nguyệt của mình, chị em nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả, kịp thời. Bởi chăm sóc và bảo vệ sức khỏe sinh sản là việc làm vô cùng quan trọng, cần thiết của mỗi chị em phụ nữ, từ đó phòng ngừa nguy cơ vô sinh, hiếm muộn đang ngày càng có tỷ lệ cao hiện nay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *