Bệnh phụ khoa là một trong những vấn đề về sức khỏe sinh sản được các chị em vô cùng quan tâm. Trong đó, nấm ở vùng kín là bệnh lý thường gặp nhưng lại dễ nhầm lẫn với một số dạng bệnh khác của viêm âm đạo. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về viêm nấm vùng kín, dấu hiệu nấm vùng kín và cách trị tận gốc bệnh nấm vùng kín với Biostime trong bài viết này.
Nấm âm đạo là gì?
Nấm âm đạo còn được gọi là nấm vùng kín, nấm âm hộ. Trong âm đạo phụ nữ luôn tồn tại cả hai loại vi khuẩn có lợi và có hại. Khi cơ thể khỏe mạnh, âm đạo duy trì sự cân bằng lành mạnh thì những lợi khuẩn là lactobacillus sẽ tiêu diệt các sinh vật gây hại.
Nhưng vì một nguyên nhân nào đó mà sự cân bằng bị xáo trộn, nấm candida có cơ hội phát triển và tấn công vùng kín. Theo đó, lượng nấm ngày càng gia tăng mà lượng lợi khuẩn ít đi sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nấm men. Ngoài nấm candida, siêu vi khuẩn chlamydia lây qua đường tình dục cũng có khả năng khiến chị em nhiễm nấm âm đạo.
Bị nấm vùng kín có nguy hiểm không? Đây không phải căn bệnh quá nguy hiểm, có thể điều trị dễ dàng nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, bệnh dễ tái phát nên trị tận gốc bệnh nấm vùng kín là từ khóa được phái nữ tìm kiếm nhiều nhất. Hơn nữa, để tình trạng bệnh kéo dài vừa ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vừa dẫn tới những bệnh lý nguy hiểm hơn, tác động xấu đến sức khỏe sinh sản.
Triệu chứng của nấm âm đạo
Nhìn chung biểu hiện của các bệnh phụ khoa tương đối giống nhau. Mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa ngáy ở âm đạo khiến chị em khó chịu có phải dấu hiệu bị nấm vùng kín? Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo nếu xuất hiện một số triệu chứng dưới đây thì có thể bạn bị nấm âm đạo:
- Âm đạo ngứa ngáy: Nhiễm nấm vùng kín khiến âm đạo bị ngứa bên ngoài, có trường hợp ngứa vào sâu bên trong. Niêm mạc âm đạo dễ bị tổn thương và đỏ lên do ngứa. Nếu không chữa trị, tổn thương có thể lan rộng sang môi lớn, môi bé, bẹn đùi,…
- Âm đạo khô, nóng rát: Đây là triệu chứng phổ biến nhất nhưng cũng thường bị nhầm nhất. Không ít nàng cho rằng âm đạo khô do thiếu hụt collagen, không liên quan đến bệnh. Tuy nhiên, nấm âm đạo sẽ kèm theo cảm giác nóng rát và cảm giác này càng tăng khi quan hệ tình dục. Nên không trị tận gốc bệnh nấm vùng kin chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến chuyện chăn gối.
- Khí hư bất thường: Bị nấm vùng kín nữ giới thường ra khí hư nhiều hơn, màu trắng đục giống sữa, đặc quánh. Mùi khí hư khó chịu nhưng mùi hôi nhẹ hơn so với viêm âm đạo.
- Tiểu buốt: Nấm âm đạo biểu hiện cả ở việc tiểu rắt nhiều lần trong ngày và thấy đau buốt mỗi lần tiểu tiện.
Nguyên nhân gây nấm vùng kín
Tác nhân phổ biến nhất gây viêm nấm âm đạo là nấm Candida. Nguyên nhân bị nấm vùng kín chủ yếu liên quan đến chế độ sinh hoạt, vệ sinh hằng ngày chưa đúng tạo điều kiện cho nấm phát triển mạnh gây bệnh.
- Không ít trường hợp phái nữ mắc bệnh do sử dụng quần lót không phù hợp. Quần lót quá chật, không thấm hút tốt, độ đàn hồi kém chính là tiếp tay cho nấm âm đạo xâm nhập dễ dàng.
- Vệ sinh âm đạo sai cách, đặc biệt là thụt rửa quá sâu, âm đạo bị tổn thương tạo điều kiện cho nấm phát triển. Việc sử dụng các loại dung dịch vệ sinh chứa nhiều kiềm hoặc kém chất lượng của khiến âm đạo mất độ cân bằng, tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Chăm sóc vùng kín không tốt trong kỳ kinh nguyệt cũng là nguyên nhân gây nấm âm đạo. Ví dụ, không vệ sinh “cô bé” thường xuyên, dùng băng vệ sinh chứa nhiều tạp khuẩn,… Ngoài ra, sử dụng bao cao su không phù hợp trong quan hệ tình dục cũng làm nàng dễ mắc nấm âm đạo.
- Đã có nghiên cứu cho thấy nhóm người mắc bệnh tiểu đường có tỷ lệ mắc nấm âm đạo cao hơn. Thêm vào đó, nhóm người mắc bệnh suy giảm miễn dịch hoặc thường xuyên dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch cũng dễ mắc bệnh hơn. Việc trị tận gốc bệnh nấm vùng kín với nhóm trường hợp này cũng vì thế mà khó khăn hơn.
- Việc thường xuyên sử dụng kháng sinh liều cao sẽ tiêu diệt phần lớn lợi khuẩn của cơ thể. Từ đó, hai khuẩn tăng lên, nấm có môi trường phát triển và gây bệnh. Nên chị em phải dùng kháng sinh để điều trị bệnh nào đó dễ bị nấm vùng kín hơn.
Cách trị tận gốc bệnh nấm vùng kín
Những bất tiện và ảnh hưởng của nấm âm đạo với cuộc sống và sinh hoạt của phái nữ là không thể phủ nhận. Tuy nhiên không phải vì thế là các chị em tự ý dùng thuốc để đẩy nhanh quá trình trị nấm vùng kín. Dưới đây là những cách trị nấm âm đạo an toàn, hiệu quả để nàng tham khảo:
Cách trị nấm vùng kín nữ tại nhà
Phương pháp trị nấm âm đạo ở nhà chủ yếu là các mẹo dân gian và dành cho những trường hợp tình trạng nhẹ. Cụ thể:
Lá trầu không
Từ lâu, lá trầu không đã được sử dụng để trị ngứa ngáy cho vùng kín. Với các thành phần dược lý như tanin, methyl eugenol, cineol,… lá trầu có khả năng diệt khuẩn và ức chế nấm vô cùng hiệu quả.
Để loại trừ những tác động tiêu cực của nấm, bạn dùng lá trầu không đun nước và vệ sinh vùng kín hoặc xông hơi. Bạn có thể kết hợp lá trầu với gừng, muối tinh, giấm táo,… để tăng công dụng. Ngoài ra, lá ngải cứu, lá ổi, trà xanh, lá húng quế,… cũng có tác dụng tương tự, bạn có thể dùng thay thế.
Tỏi
Tỏi được ví như một loại kháng sinh tự nhiên. Nồng độ allicin cao trong tỏi có thể kháng khuẩn và chống nấm candida rất tốt. Chị em rửa sạch tỏi, ép từ 3 – 5 tép lấy nước cốt rồi pha loãng với nước lọc để uống mỗi ngày. Nhiều người truyền tai nhau trị tận gốc bệnh nấm vùng kín bằng cách đặt tỏi vào âm đạo. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm, bạn không được áp dụng vì tính cay nóng của tỏi có thể khiến niêm mạc âm đạo bị bỏng.
Nước muối sinh lý
Đây là cách đơn giản, tiết kiệm lại an toàn để chữa nấm vùng kín. Sau khi rửa vùng kín bằng nước sạch, bạn dùng nước muối sinh lý rửa và massage nhẹ nhàng 5 – 10 phút. Cuối cùng đừng quên lau khô hoàn toàn vùng kín. Tốt nhất phái nữ nên mua nước muối sinh lý tại nhà thuốc thay vì tự pha nước muối loãng. Bởi nếu pha không đúng tỷ lệ dễ làm mất cân bằng pH làm âm đạo khô rát.
Cách trị nấm vùng kín theo phương pháp hiện đại
Để xác định chuẩn nhất tình trạng bị nấm vùng kín, chị em nên đến các cơ sở y tế uy tín. Tại đây, bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để kiểm tra âm đạo, cổ tử cung để xác định tình hình. Bạn cũng sẽ được lấy mẫu dịch âm đạo làm các xét nghiệm cần thiết. Sau thăm khám và có kết quả xét nghiệm phát hiện nấm, vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn giúp trị tận gốc bệnh nấm vùng kín.
Trường hợp nhiễm nấm nhẹ, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc bôi khoảng một tuần. Tùy tình trạng mỗi người mà các loại thuốc khác nhau, đường bôi thường là nystatin, terconazole,… hoặc đường uống như fluconazole.
Sau khoảng thời gian này, nếu bệnh không tiến triển hoặc triệu chứng nghiêm trọng hơn, bạn cần đi khám lại. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc và có thể chỉ định điều trị dài ngày, kê đơn thuốc uống đa liều hoặc dùng liệu pháp kháng Azole.
Cách phòng ngừa nấm âm đạo
Bên cạnh các cách trị tận gốc bệnh nấm vùng kín, biện pháp phòng ngừa nấm âm đạo cũng được chị em quan tâm không kém. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn chú ý:
- Đảm bảo giữ vùng kín sạch sẽ, chọn dung dịch vệ sinh có tính kiềm nhẹ, phù hợp từ những thương hiệu uy tín.
- Lau khô hoàn toàn vùng kín sau khi đi tiểu tiện, đại tiện. Tuyệt đối không lau theo chiều từ hậu môn về phía trước.
- Không lạm dụng các loại kem bôi âm đạo hay thuốc xịt, nước hoa vùng kín.
- Chọn loại quần lót thoáng mát, chất liệu thấm hút tốt. Không mặc quần bó sát hay quần ướt, ẩm quá lâu.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý, tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể. Hạn chế đồ ngọt, món nhiều dầu mỡ, thức uống có cồn, có ga.
- Bị nấm vùng kín có quan hệ được không? Khi thấy có dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa, nàng không nên quan hệ. Để ngừa bệnh nấm vùng kín, cần chú ý quan hệ tình dục an toàn.
Trên đây là những thông tin về một số phương pháp trị tận gốc bệnh nấm vùng kín dành cho các chị em. Mong rằng bài viết giúp bạn hiểu thêm về bệnh cũng như cách chữa trị, phòng tránh hiệu quả, an toàn. Sau điều trị, nếu có dấu hiệu tái phát, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn.