Nắm rõ dấu hiệu của trẻ thiếu kẽm giúp phụ huynh tránh cho con tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí tuệ,… Thông qua biểu hiện của bé, các mẹ sẽ nhận biết sớm được tình trạng thiếu kẽm và có cách phòng ngừa – khắc phục hiệu quả cho “cục cưng” nhà mình.
Tác hại khôn lường khi trẻ bị thiếu kẽm
Kẽm (Zn) là một nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong hành trình phát triển của bé. Trẻ nhỏ thiếu kẽm nếu không bổ sung kịp thời sẽ gặp phải một số vấn đề sức khoẻ như:
- Thấp còi, suy dinh dưỡng và nhẹ cân hơn các bạn cùng trang lứa.
- Biếng ăn, tiêu hoá kém, hay bị táo bón và buồn nôn kéo dài.
- Khó ngủ, ngủ không sâu và thường thức nhiều về đêm.
- Chậm phát triển tâm thần vận động, suy yếu hoạt động não bộ, rối loạn vị giác, khứu giác,…
- Hay tái nhiễm các bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá, viêm da, viêm niêm mạc.
- Tóc gãy rụng, móng yếu.
- Vết thương lâu lành lại và hay bị dị ứng/kích ứng.
Việc con gặp phải các vấn đề sức khỏe trên là điều không mong muốn với các mẹ. Vì vậy, bạn nên chú ý bổ sung đầy đủ kẽm cho bé yêu nhà mình để con có điều kiện phát triển tốt nhất, phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, cung cấp kẽm cần tuân thủ đúng liều lượng và phù hợp với theo độ tuổi của trẻ.
Liều lượng kẽm trong 1 ngày cho trẻ theo chuyên gia
Liều lượng kẽm trong 1 ngày của trẻ ở mỗi độ tuổi là không giống nhau. Theo WHO, mức kẽm cho trẻ qua các giai đoạn cụ thể như sau:
- Dưới 3 tháng tuổi: trung bình 3 mg/ngày.
- Trẻ từ 5 – 15 tháng tuổi: trung bình 5 – 8 mg/ngày.
- Từ 1 – 10 tuổi: trung bình 10 – 15 mg/ngày.
Có thể thấy, hàm lượng kẽm tăng dần theo thời gian cùng với sự phát triển của trẻ. Các mẹ nên căn cứ vào liều lượng theo khuyến cáo này để áp dụng cho con nhà mình. Ngược lại, để bổ sung đúng liều lượng kẽm trước tiên bạn cần nắm rõ các dấu hiệu khi thiếu kẽm của con.
10 dấu hiệu của trẻ bị thiếu kẽm
Trẻ bị thiếu Zn sẽ có những dấu hiệu dễ nhận thấy sau:
Rụng tóc
Kẽm là hoạt chất tham gia vào quá trình, tổng hợp protein và nhân bản tế bào, giúp tóc chắc khỏe. Khi tóc yếu và hay gãy rụng thì khả năng cao trẻ đang cần bổ sung kẽm.
Trẻ bị viêm loét miệng
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng kẽm thấp làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn ở miệng phát triển. Đó là nguyên nhân khiến trẻ hay bị viêm loét, nấm miệng, tưa lưỡi gây đau đớn, khó chịu.
Móng tay yếu, có đốm trắng
Zn có vai trò quan trọng với việc hình thành và cấu tạo móng. Khi thiếu kẽm, trên móng tay, móng chân của bé sẽ xuất hiện các vết đốm trắng, móng giòn và dễ gãy hơn bình thường.
Suy giảm hệ miễn dịch, dễ bị bệnh
Hoạt chất kẽm tham gia vào các tế bào lympho T, lympho B và đại thực bào của hệ miễn dịch. Thiếu kẽm, hệ miễn dịch bị suy yếu nên trẻ hay mệt mỏi, ốm vặt và nhiễm các bệnh như ho, sốt, cảm cúm, viêm hô hấp,…
Tổn thương mô, vết thương lâu khỏi
Một biểu hiện của trẻ bị thiếu kẽm thường gặp là vết thương lâu lành, khó hồi phục khi tổn thương tế bào mô. Bé cũng dễ mắc các bệnh về da như mẩn ngứa, hăm tã, viêm bã tiết, chàm sữa,…
Bỏ bú, chán ăn
Phần lớn trẻ sơ sinh bỏ bú hoặc có biểu hiện chán ăn, ăn kém là do thiếu kẽm. Bé bị mất vị giác nên ăn không cảm thấy ngon dẫn đến bỏ bữa.
Trẻ chậm phát triển, thấp còi
Thiếu hụt kẽm kéo dài khiến trẻ không ăn được nhiều, tiêu hoá kém và khó hấp thụ dinh dưỡng. Từ đó gây trở ngại cho quá trình phát triển dẫn đến tình trạng thấp còi, suy dinh dưỡng.
Suy giảm thính giác
Thính giác của bé yêu cũng sẽ bị tác động không tốt. Bạn chỉ cần để ý một chút sẽ thấy con mình thường bị ù tai, phản ứng chậm với tiếng gọi và mất tập trung.
Rối loạn tiêu hoá
Rối loạn tiêu hoá thể hiện qua triệu chứng tiêu chảy, đi ngoài phân sống kéo dài. Tình trạng này để lâu dẫn đến cơ thể thiếu nước, nguy hiểm đến tính mạng con.
Trẻ quấy khóc, khó ngủ về đêm
Chức năng thần kinh và não bộ bị ảnh hưởng khi thiếu kẽm thời gian dài. Lúc này bé thường quấy khóc nhiều, khó ngủ, mơ màng và hay giật mình.
Trên đây là các dấu hiệu cho thấy trẻ đang thiếu kẽm. Mỗi dấu hiệu thời kỳ đầu sẽ không quá rõ ràng đòi hỏi người lớn cần tỉ mỉ quan sát. Sau khi thấy con có dấu hiệu thiếu kẽm, các mẹ cần tìm ra nguyên nhân rồi áp dụng phương án khắc phục hợp lý.
Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng thiếu kẽm ở trẻ
Việc tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng thiếu Zn ở trẻ giúp cha mẹ có thêm kiến thức chăm sóc con tốt hơn.
Nguyên nhân
Cơ thể bé dễ thiếu hụt kẽm do một số nguyên nhân sau:
- Chế độ ăn không hợp lý
Khẩu phần ăn không khoa học và thiếu các thực phẩm giàu kẽm. Cùng với thói quen xay nhuyễn và nấu quá nhừ đồ ăn là nguyên nhân làm khiến hàm lượng Zn trong thực phẩm suy giảm.
- Kẽm trong sữa mẹ bị suy giảm
Sữa mẹ là nguồn bổ sung kẽm quan trọng với trẻ nhỏ. Trung bình mỗi lít sữa chứa khoảng 2 – 3 mg kẽm. Tuy nhiên, hàm lượng này giảm dần, đến tháng thứ 4 chỉ còn 0.9 mg/lít. Nếu mẹ không kịp thời bổ sung sẽ khiến trẻ sơ sinh thiếu kẽm.
- Trẻ bị các bệnh ảnh hưởng đến hấp thụ kẽm
Trẻ bị mắc các bệnh viêm da đầu chi ruột, hồng cầu hình liềm, gan mãn tính sẽ hạn chế khả năng hấp thụ dẫn đến thiếu hụt kẽm.
- Kẽm bị thất thoát khỏi cơ thể
Một trong những nguyên nhân bé thiếu kẽm là do chất bị thất thoát ra ngoài qua huyết dịch hoặc chấn thương. Cho trẻ sử dụng kháng sinh lâu dài cũng sẽ làm suy giảm hàm lượng Zn trong cơ thể.
Trẻ thiếu kẽm xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp bạn bổ sung kẽm hợp lý cho con, nhưng nhìn chung, phụ huynh có thể áp dụng ngay các cách sau.
Cách khắc phục
Cha mẹ có thể khắc phục tình trạng thiếu kẽm cho con bằng các cách dưới đây:
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như: tôm, cua, hàu, thịt bò, bí đỏ, khoai lang, súp lơ, trứng gà,…
Mẹ cũng cần tăng cường thêm các thực phẩm chứa nhiều vitamin C (hoa quả, rau xanh,…) để nâng cao khả năng hấp thu kẽm. Hạn chế hoạt chất Phytate có trong ngũ cốc thô, đậu nành nhằm bảo toàn và tránh thất thoát kẽm.
- Bổ sung qua sữa mẹ
Sữa mẹ cần đảm bảo đủ lượng kẽm cung cấp cho trẻ trong giai đoạn 6 tháng đầu đời. Để làm được điều đó, các mẹ cần có chế độ ăn uống khoa học, tập trung các thực phẩm như thịt, trứng, cá, rau xanh và bổ sung vitamin C.
- Dùng thêm sản phẩm ngoài
Song song với việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng, các bậc cha mẹ cũng có thể lựa chọn thêm các sản phẩm bổ sung trực tiếp cho trẻ. Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm hỗ trợ kẽm hiệu quả dưới dạng sữa, viên uống, siro,… Trong đó, Biostime là thương hiệu uy tín nhận được sự tin yêu của đông đảo các mẹ ở Úc, Anh, Pháp, NewZealand, Hong Kong, Trung Quốc, Singapore,…
Điểm mạnh các dòng sản phẩm của hãng là nguồn nguyên liệu 100% thiên nhiên, không chứa kích thích tăng trưởng. Quy trình kiểm nghiệm nghiêm ngặt, chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu giúp bé tăng cường miễn dịch, phát triển chiều cao và trí tuệ hiệu quả. Các sản phẩm tiêu biểu của hãng như Immune Defence + Lactoferrin, SN-2 Bio Plus HPO Infant Formula Ready To Feed,…
Dấu hiệu của trẻ thiếu kẽm không khó nhận biết. Trong quá trình chăm sóc, cha mẹ cần chú ý quan sát để sớm phát hiện và có cách xử lý phù hợp. Nếu thấy tình trạng sức khỏe không cải thiện, cần bổ sung ngay cho con dưỡng chất cần thiết thông qua các hướng dẫn trên. Trường hợp quá nặng bạn nên đưa con đến bệnh viện thăm khám và điều trị.