Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng đầu tiên nên rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu mẹ có lượng sữa ít, không đủ cung cấp cho nhu cầu của trẻ thì bé cần phải uống thêm sữa ngoài. Với cả 2 trường hợp uống sữa mẹ và kết hợp với sữa công thức, nắm rõ cữ ăn của trẻ sơ sinh theo tuần tuổi là rất cần thiết.
Cữ ăn của trẻ sơ sinh theo tuần tuổi
Thông thường, các mẹ sẽ có những câu hỏi như trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi uống bao nhiêu sữa, trẻ 3 tuần uống bao nhiêu ml sữa,… Trên thực tế, trong những tháng đầu đời, lượng sữa trong mỗi cữ ăn sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của bé. Kích thước dạ dày thay đổi theo từng ngày, nên lượng sữa cho mỗi lần bú cũng sẽ theo đó mà tăng lên.

Đối với trẻ 1 tuần tuổi
Mẹ có thể ước lượng được lượng sữa theo từng cữ bú cho bé như sau:
Ngày tuổi | Lượng sữa | Cữ bú tương đương |
Ngày 1 | 5 – 7 ml | 8 – 12 cữ bú |
Ngày 2 | 14 ml | 8 – 12 cữ bú |
Ngày 3 | 22 – 27 ml | 8 – 12 cữ bú |
Ngày 4, 5, 6 | 30 ml | 8 – 12 cữ bú |
Ngày 7 | 35 ml | 8 – 12 cữ bú |
Thời gian giữa mỗi cữ bú là 2 tiếng đối với sữa mẹ và 3 tiếng đối với sữa công thức. Lượng sữa thực tế mẹ nên điều chỉnh phụ thuộc vào lượng ăn của bé.
Đối với trẻ từ tuần thứ 2 đến 3 tháng tuổi
Bắt đầu từ tuần thứ 2, dạ dày của bé đã có sự phát triển ổn định hơn. Khi đó, lượng sữa của trẻ sơ sinh sẽ được tính như sau:
Tuần tuổi | Lượng sữa | Cữ bú tương đương |
Từ 2 – 4 | 60 – 90 ml | 8 – 12 |
Từ 4 – 8 | 90 – 120 m | 8 – 10 |
Từ 8 – 12 | 120 – 150 ml | 6 – 8 |
Cách tính trên chỉ là tương đối. Nhu cầu sữa của mỗi bé sẽ khác nhau. Mẹ nên chú ý tới các dấu hiệu bé bú thiếu, thừa sau mỗi cữ để điều chỉnh lượng sữa phù hợp.
Cách nhận biết trẻ đã no hay chưa
Một số dấu hiệu nhận biết trẻ đã bú no hay còn đói như sau:
Dấu hiệu trẻ đã ăn no
Nếu đã bú no, trẻ sẽ có các dấu hiệu:
- Tần suất đi tiểu: Mỗi ngày bé sẽ tiểu từ 6 – 8 lần. Nếu số lần đi tiểu của bé dưới 5 lần thì có thể nhận biết lượng sữa bé bú là chưa đủ.
- Phân của trẻ: Bé sẽ đi đại tiện từ 2 – 3 lần, chất phân đặc và có màu mù tạt vàng. Nếu bé đại tiện ít hơn 2 lần và phân lỏng, mẹ cần tăng thêm lượng sữa cho trẻ.
- Bé quay mặt đi hoặc quấy khóc khi mẹ cho bú.
- Bé dễ bị phân tán sự chú ý bởi những thứ xung quanh.
- Bé ngủ một giấc liền mạch từ 45 – 60 phút.
Khi lượng sữa được đáp ứng đủ, bé sẽ vui vẻ và tự giác nhả bầu ti sau mỗi lần bú. Không chỉ vậy, cân nặng của bé khi bú đủ sẽ nằm trong mức tiêu chuẩn và có một làn da trắng, khỏe mạnh.

Dấu hiệu trẻ ăn chưa no
Một số dấu hiệu cho thấy bé chưa được đáp ứng đủ nhu cầu sữa cần thiết:
- Thời gian bú ngắn hoặc dài hơn bình thường
Trung bình thời gian bú của bé khoảng 10 – 20 phút/cữ, 2 – 3h giữa 2 cữ. Nếu thời gian bú của con ngắn hơn thì có thể là một dấu hiệu bé bú chưa đủ.
- Bé chậm tăng cân
Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất khi bé không được bú đủ lượng sữa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu bé sụt cân trong 2 tuần đầu là hiện tượng sinh lý thường gặp do bé chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài.
Tuy nhiên, từ tuần thứ 2 trở đi, chỉ số cân nặng của bé vẫn không đạt tiêu chuẩn tức là bé không được cung cấp đầy đủ lượng sữa cho nhu cầu phát triển của cơ thể.
- Số tã thay ra ít
Số lượng tã thông thường bé thay ra 1 ngày:
+ Sau sinh 1 – 2 ngày: 1 – 2 tã ướt/ngày, phân su đen xanh
+ Sau sinh 2 – 6 ngày: 5 – 6 tã ướt/ngày, phân lỏng có màu xanh lá cây nhạt
+ Ngày thứ 6 trở đi: 6 – 8 tã ướt/ngày, phân lỏng có màu vàng
+ Tuần thứ 6 trở đi: 6 – 8 tã ướt/ngày và phân mềm có màu vàng nâu
Nếu lượng tã mỗi ngày ít hơn số lượng trên thì có thể bé đang không được bú đủ.
- Lượng sữa mẹ tiết ra giảm đi hoặc không tăng
Theo y học, cơ chế tiết sữa của mẹ nhờ hoạt động bú của bé có một sự liên kết kỳ diệu. Điều đó có nghĩa là cơ thể mẹ sẽ tiết ra lượng sữa đúng với nhu cầu của bé. Vì vậy, nếu thấy lượng sữa mẹ tiết ra không tăng lên hoặc thậm chí là giảm đi, thì có thể xem như một dấu hiệu bé không bú đủ sữa.
Một số dấu hiệu khác mẹ cần lưu ý như ngực mẹ mềm hoặc xẹp đi, bé tìm ti mẹ, quấy khóc, hay mút tay,…

Ngoài lượng sữa cho bé bú, mẹ cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề khác để bé phát triển khỏe mạnh.
Lưu ý khi cho trẻ ăn sữa
Một số điều mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn sữa:
Tránh để bé ợ hơi, trớ sau khi ăn
Trong mỗi cữ bú, không nên cho bé bú quá ⅔ thể tích dạ dày. Nếu bé đã bú no mà mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú, bé sẽ bị ợ hơi, nôn hoặc trớ. Dạ dày không thoải mái khiến bé khó chịu, quấy khóc. Để đảm bảo an toàn, nếu mẹ vẫn thấy con đói sau khi bú thì nên vỗ cho bé ợ hơi rồi bú tiếp.
Khoảng cách giữa các cữ bú hợp lý
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo mẹ nên cân đối khoảng cách giữa các cữ ăn của trẻ trong khoảng từ 2 – 4 giờ. Tuy nhiên, tốc độ phát triển và thể trạng của mỗi bé khác nhau nên khoảng thời gian này có thể dao động từ 3 – 5 giờ tùy theo lực bú và đồng hồ sinh học của bé.
Nên bổ sung thêm các cữ sữa ngoài nếu cần thiết
Sữa mẹ là lựa chọn tốt nhất cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp như mẹ ít sữa, mẹ đi làm, hay mẹ không thích hợp cho bé bú,…, kết hợp sữa mẹ và sữa công thức là phương pháp an toàn và phù hợp nhất cho trẻ.
Sữa công thức có thành phần tương tự công thức hóa học của sữa mẹ, dùng làm thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, có thể thay thế một phần hoặc hoàn toàn sữa mẹ.
Đối với các bé cần bổ sung sữa ngoài, sữa dê Úc và sữa bò Úc của Biostime sẽ là một trong những sự lựa chọn tốt nhất. Sản phẩm được chiết xuất từ nguồn sữa động vật với công thức chất lượng cao, thành phần tinh khiết, cao cấp và giàu dưỡng chất. Thương hiệu luôn hướng tới tiêu chí chất lượng, đồng thời chú trọng về sự phát triển toàn diện cho trẻ.

Cữ bú của trẻ sơ sinh theo tuần tuổi là điều kiện giúp mẹ cân đối được lượng sữa bé cần cho sự phát triển trong những năm tháng đầu đời. mẹ nên cho trẻ bú theo nhu cầu và tăng dần số lượng cữ ăn một cách hợp lý. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên đưa con đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi cân nặng, chiều cao của bé để có những lời khuyên thực tế về chế độ dinh dưỡng phù hợp với thể trạng của bé.