Bệnh da vảy cá trẻ sơ sinh là một bệnh lý nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng. Mặc dù tình trạng này khá hiếm gặp nhưng cha mẹ vẫn nên tìm hiểu để nhận biết nếu các dấu hiệu xuất hiện trên con mình.
Bệnh da vảy cá ở trẻ sơ sinh là gì?
Bệnh da vảy cá là một dạng rối loạn di truyền gen lặn. Hội chứng này làm cho hạ bì dày gấp 10 lần và tốc độ phát triển nhanh gấp 7 lần so với ở người bình thường. Khi trẻ sinh ra sẽ bị bao phủ lớp chất dày có dạng gần giống với đất sét dẫn tới tình trạng suy hô hấp nặng và khả năng tử vong cao. Nếu có thể sống sót sẽ để lại di chứng là lớp da khô với những vết nứt dạng vảy cá.
Da vảy cá là một tình trạng bệnh hiếm gặp và có nguy cơ cao mắc phải bởi yếu tố di truyền. Nếu cả cha và mẹ đều mang gen lặn chứa bệnh, tính trạng này có thể biểu hiện ở thế hệ sau.
Nguyên nhân mắc bệnh da vảy cá
Một số nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc mắc bệnh da vảy cá:
Do di truyền
Hiện tượng di truyền là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ mắc phải bệnh da vảy cá. Sự biến đổi trong gen SLC27A4 dẫn đến việc protein này không thể đảm nhận trách nhiệm bảo vệ bề mặt da trong thời kỳ phôi thai. Từ đó làm các tế bào sừng trong nước ối bị bong tróc và đi vào phổi gây gián đoạn hô hấp.
Do dùng thuốc hoặc suy giảm miễn dịch
Nếu mẹ dùng các loại thuốc như thuốc kháng virus, điều trị mỡ máu trong thời gian thai kỳ có thể tăng nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh. Do thành phần trong những loại thuốc này làm suy giảm hệ miễn dịch.
Do tổn thương ở da
Những vết thương trên da dễ bị các vi khuẩn xâm nhập làm nhiễm trùng. Sau khi hồi phục sẽ để lại các vết nứt dạng vảy khó để chữa trị.
Triệu chứng và biến chứng của bệnh da vảy cá
Tìm hiểu về những dấu hiệu bệnh cũng như triệu chứng là điều cần thiết để phát hiện và điều trị cho trẻ từ sớm.
Triệu chứng
Những biểu hiện cho thấy con bạn đang mắc phải căn bệnh này.
- Trên da xuất hiện một lớp chất phủ dày như đất sét, cạo ra sẽ thấy phần da màu hồng bên dưới.
- Trẻ sinh non, bị suy hô hấp nặng do mẹ bị đa ối.
- Da sẽ có một lớp vảy cứng, bong tróc tạo cảm giác khó chịu trong suốt phần đời còn lại.
- Tăng tế bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi.
Biến chứng
Các biến chứng của bệnh thường rất nguy hiểm như suy hô hấp nặng và mất lượng dịch lớn qua da. Điều này có thể khiến trẻ tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.
Cách chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán bệnh da vảy cá trẻ sơ sinh chính xác cần có các xét nghiệm lâm sàng.
- Xét nghiệm di truyền: Theo dõi sự phát triển của gen SLC27A4 là biện pháp chắc chắn nhất khi chẩn đoán bệnh.
- Kính hiển vi: Quan sát tế bào sừng và tế bào thể phiến ở lớp sừng, nếu có hiện tượng phù nề xung quanh nhân có thể là dấu hiệu của bệnh.
- Siêu âm: Siêu âm nước ối của người mẹ, chọc hút ối trong bào thai nhằm xem xét quá trình phát triển của thai nhi.
Cách điều trị và ngăn ngừa bệnh vảy da cá
Để điều trị tình trạng da vảy cá cũng có thể thực hiện theo những biện pháp sau:
Các biện pháp chung
- Trước tiên phải loại bỏ các chất dính trên bề mặt một cách nhẹ nhàng, không làm tổn thương đến phần da bên dưới.
- Trẻ nên được nuôi dưỡng trong lồng ấp sơ sinh có độ ẩm cao để tránh làm da bị khô.
- Sử dụng các loại thuốc bôi trên da theo sự tư vấn của bác sĩ.
Các biện pháp cụ thể
Trường hợp trẻ bị suy hô hấp nặng cần được thông khí tạm thời để không làm tắc nghẽn đường thở dẫn tới thiếu hụt dưỡng khí. Ngoài ra có thể bổ sung thêm thuốc Dexamethasone để ngăn ngừa biến chứng xảy ra.
Theo dõi
Quá trình theo dõi trước và sau sinh là rất quan trọng trong việc phát triển của trẻ.
- Trong thai kỳ cần thực hiện siêu âm để quan sát tình trạng của nước ối.
- Nếu trẻ sơ sinh có dấu hiệu suy hô hấp cần phải có sự hỗ trợ của máy thở.
- Ngoài việc bị dày sừng nang lông, trẻ mắc bệnh vảy da cá nguy cơ mắc các bệnh dị ứng cao hơn bình thường. Do đó nên có những biện pháp phòng ngừa, tránh làm bệnh nặng hơn.
Bệnh da vảy cá trẻ sơ sinh là một bệnh lý nguy hiểm và hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu đến từ gen di truyền nên cần theo dõi ngay từ thời điểm thai kỳ để phát hiện sớm và được các bác sĩ tư vấn lộ trình điều trị.