Bé không chịu ăn bột mặc dù đã đến tuổi khiến cha mẹ lo lắng về sự phát triển của con. Khi bé được 6 tháng, sữa mẹ không còn đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con. Do đó, đây là giai đoạn ăn dặm thích hợp nhất cho bé. Tuy nhiên, không phải em bé nào cũng chịu hợp tác với bố mẹ. Vì vậy, bố mẹ cần hiểu về nguyên nhân và biết cách xử lý tình trạng này để giúp bé trải qua thời kỳ ăn dặm một cách hiệu quả hơn.
Nguyên nhân bé không chịu ăn bột
Trên thực tế, bé có thể không chịu ăn dặm do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một số nguyên nhân phổ biến như:
Bé chưa sẵn sàng
Thông thường, bé không muốn ăn dặm do chưa sẵn sàng tiếp nhận các món ăn mới. Thời gian phù hợp nhất để bắt đầu ăn dặm là khi bé được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nhiều bé từ 5 – 7 tháng chỉ quen uống sữa mẹ hoặc sữa bột.
Trong giai đoạn này, các chức năng tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên chưa thể thích nghi được các món ăn khác ngoài sữa mẹ. Vì thế, nếu mẹ “ép” bé ăn dặm quá sớm sẽ gây ra tình trạng biếng ăn, sợ các món ăn.
Thực đơn ăn dặm chưa chuẩn
Bé không muốn ăn bột có thể một phần do mẹ nấu đồ ăn dặm chưa đúng cách. Mặc dù mẹ đã tìm hiểu và nghiên cứu nhưng chưa hiểu rõ được bé đang cần loại đồ ăn dặm nào cho các giai đoạn phát triển khác nhau.
Thực đơn lặp lại nhiều lần
Cũng như người lớn, nếu một món ăn lặp đi lặp lại nhiều lần trong các bữa ăn sẽ khiến bé bị chán và không còn hứng thú với đồ ăn nữa.
Màu sắc món ăn thiếu hấp dẫn
Trong độ tuổi này, các bé rất thích màu sắc tươi sáng, sặc sỡ nên nếu các món ăn không được trang trí sinh động, nhiều màu sắc thì sẽ không thu hút được bé, dẫn đến con không chịu ăn bột.
Bé chưa đói
Nếu bé chưa thấy đói, bé sẽ không muốn ăn và tỏ ý cự tuyệt nếu mẹ đút thức ăn.
Gia vị không phù hợp
Khi trẻ được 6 – 7 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của con còn rất yếu và chưa được hoàn thiện. Nên khi mẹ cho thêm gia vị vào món ăn sẽ có ảnh hưởng không tốt đến thận của con, dễ khiến bé không chịu ăn các bữa ăn dặm mẹ nấu.
Hệ quả của việc bé không chịu ăn bột là làm tăng nguy cơ chậm phát triển, suy dinh dưỡng, còi cọc, giảm trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi… Vì vậy, bố mẹ cần tìm các biện pháp khắc phục tình trạng này.
Cách khắc phục tình trạng bé không chịu ăn bột
Các bác sĩ đưa ra một số nguyên tắc cho bố mẹ khi có con không chịu ăn dặm.
Cho bé ăn từ loãng tới đặc
Ở giai đoạn ăn dặm đầu tiên, bé vẫn quen với việc bú sữa mẹ nên không thể cho con ăn thô được ngay. Vì vậy, mẹ hãy bắt đầu nấu các món ăn ở dạng lỏng trước, rồi mới dần dần tăng độ thô để bé dần quen với mùi vị, cũng như hệ tiêu hóa có thời gian để thích nghi.
Cho bé ăn từ ngọt tới mặn
Bột ngọt là loại gia vị thân thiện với bé và dễ dàng kích thích vị giác, nên có thể bé không chịu ăn bột mặn. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên các loại gia vị mặn có thể gây ảnh hưởng không tốt cho thận. Vì vậy, mẹ hãy cho bé ăn ngọt từ những bữa ăn dặm đầu tiêu giúp bé ăn nhiều hơn và kịp làm quen với các loại thực phẩm khác.
Nấu từ ít tới nhiều
Mẹ không nên nấu quá nhiều ở những bữa ăn đầu tiên. Hãy kiên nhẫn tập cho bé ăn từ 1 – 3 muỗng, tăng dần ⅓ bát rồi nửa bát, ⅔ bát và hết bát. Tuy công việc cần sự kiên nhẫn và tỉ mỉ nhưng có thể giúp bé không sợ hay chán ăn.
Nấu món ăn nhiều màu sắc
Khi nấu ăn dặm cho bé, mẹ nên tạo màu sắc đa dạng, trang trí bắt mắt để thu hút sự chú ý của bé, tránh tình trạng bé không tập trung dẫn đến không chịu ăn.
Lên thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, đa dạng
Theo nhiều nghiên cứu, các món ăn dặm luôn phải đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên, không phải cho bé ăn càng nhiều thì sẽ hấp thụ được hết. Nếu các món ăn dặm dư thừa glucid, protein,… dễ gây cho bé các bệnh rối loạn đường ruột, đầy bụng, tiêu chảy,… khiến bé không chịu ăn dặm. Vì thế, mẹ cần điều chỉnh dinh dưỡng cho các món ăn dặm sao cho hợp lý và cân đối.
Tạo bầu không khí vui vẻ khi cho bé ăn
Bố mẹ hãy tạo cho con bầu không khí dễ chịu, vui vẻ trong bữa ăn, không nên quát mắng, hay ép con phải ăn khiến con cảm thấy sợ hãi việc ăn dặm.
Bên cạnh đó, vào giai đoạn 12 – 15 tháng tuổi, bé có thể tự cầm thìa tự xúc ăn. Bố mẹ có thể khuyến khích con chủ động và được tự khám phá những món ăn hấp dẫn của mình.
Giới hạn lượng sữa bé uống
Trong sữa bột có chứa khá nhiều calories, cần lưu ý khi cho bé uống. Bé uống sữa sẽ cảm thấy no và không muốn ăn dặm thêm nữa.
Cho bé ăn bột trong một khoảng nhất định
Nếu mẹ cố kéo dài bữa ăn để ép con ăn hết thức ăn, bé sẽ có ấn tượng xấu và cảm thấy khó chịu khi đến bữa. Vì vậy, hãy giới hạn thời gian ăn của bé.
Trước 6 tháng tuổi, nếu bé không chịu ăn bột, mẹ hãy cho con dùng thêm sữa công thức để bổ sung các dưỡng chất. Hiện nay, có rất nhiều dòng sữa công thức mang lại hiệu quả vượt trội cho sự phát triển của bé.
Trong đó, thương hiệu Biostime là dòng sữa mát cao cấp được bổ sung hàm lượng cao chất béo SN-2 Palmitate (OPO) có khả năng hỗ trợ hoàn hảo cho hệ tiêu hóa non nớt của bé, giúp ổn định cân bằng vi sinh đường ruột, tăng khả năng hấp thu và hạn chế tối đa tình trạng táo bón.
Ngoài ra, sữa Biostime còn có nhiều ưu điểm vượt trội khác như:
- Nguồn nguyên liệu thuần khiết, tự nhiên.
- Sữa Biostime được đưa vào công thức hệ lợi khuẩn đặc biệt M63 với FOS và GOS hỗ trợ tối đa hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho bé.
- Hàm lượng DHA & ARA, canxi cao vượt trội so với các loại sữa khác trên thị trường, giúp trẻ phát triển toàn diện cả chiều cao và trí tuệ.
Ngoài ra, mẹ lưu ý không cho bé ăn dặm trước 4 tháng tuổi, vì thời điểm này là quá sớm và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con. Sau 5 tháng, nếu bé đã có dấu hiệu sẵn sàng cho việc ăn dặm, mẹ có thể chuẩn bị một thực đơn thích hợp nhất để bắt đầu một giai đoạn mới trong quá trình trưởng thành của con.
Những thực phẩm tốt cho bé trong thời kỳ ăn dặm
Một số lưu ý cho mẹ về thực phẩm khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé.
Các thực phẩm nên tránh
Để tránh tình trạng bé không chịu ăn dặm, mẹ nên tránh một số loại thực phẩm sau đây
- Mật ong: Trong mật ong chứa lượng lớn đường và một số bào tử gây ngộ độc cho bé.
- Sữa bò: Các chất đạm trong sữa có thể làm bé bị dị ứng và gặp những triệu chứng như phát ban, nổi mề đay, viêm da, thường xuyên trào ngược, nôn ói,…
- Bơ và đậu phộng: Đây là hai loại thực phẩm làm bé no nhanh khiến bé không chịu ăn các loại thực phẩm khác.
- Hải sản và động vật có vỏ: Là những loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé.
- Lòng trắng trứng: Dễ khiến các bé sơ sinh bị dị ứng bởi hệ miễn dịch của trẻ còn yếu.
- Nước trái cây đóng hộp: Các loại nước ép đóng hộp có chứa chất bảo quản, dễ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con.
- Lúa mì: Trong lúa mì chứa Gluten – một loại protein có thể gây tiêu chảy, phát ban, mất ngủ ở bé. Nếu mẹ thấy bé thở khò khè sau khi ăn thực phẩm chứa lúa mì thì nên đưa bé đến các cơ sở y tế vì có thể bé bị dị ứng với lúa mì (bột mì).
Các thực phẩm nên ăn
Một số loại thực phẩm mẹ nên cho bé ăn là:
- Trái cây
Với những bé đang trong thời kỳ ăn dặm, trái cây sẽ hỗ trợ rất tốt cho sự phát triển. Đây là nguồn cung cấp dồi dào caroten, vitamin C cho cơ thể. Bên cạnh đó, hoa quả cũng giúp bổ sung các loại khoáng chất như kali, canxi, magie, …
Mẹ hãy chọn cho con những loại trái cây có màu vàng, đỏ và cam như gấc, đu đủ, xoài,… Các loại quả này có chứa beta – carotene, là chất giúp trẻ tăng trưởng, hỗ trợ sáng mắt và ngăn ngừa khô mắt. Cùng với đó, sức đề kháng cũng được nâng cao, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy,…
- Rau củ
Rau củ là nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin như A, C, D, E,… và các khoáng chất cần thiết. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ cao giúp loại bỏ các chất dư thừa ra ngoài cơ thể. Rau còn cung cấp một lượng nước trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé.
Mẹ có thể cho bé ăn dặm bằng cách trộn, nghiền, hoặc nấu chín mềm các loại rau củ như bông cải xanh, củ cải trắng, khoai lang, khoai tây,… Điều này giúp bé làm quen với nhiều loại hương vị và hạn chế chứng kén ăn khi ăn dặm.
- Ngũ cốc trẻ em
Ngũ cốc cung cấp lượng sắt dồi dào đáp ứng nhu cầu phát triển của bé. Bé đã hấp thụ sắt ngay khi còn trong bụng mẹ, nhưng lượng sắt này sẽ hao hụt trong vòng từ 5 – 6 tháng đầu đời. Theo các chuyên gia khuyến cáo, mẹ nên cho bé ăn ngũ cốc bổ sung sắt trong những ngày đầu ăn dặm vì có khả năng gây dị ứng.
- Thịt gà
Thịt gà chứa nhiều vitamin B6 và protein giúp cơ thể hấp thụ năng lượng từ thức ăn. Mẹ cần thường xuyên cho bé ăn các loại thực phẩm như vậy để giúp bé phát triển nhanh chóng.
Nếu bé không thích thịt gà, mẹ có thể chế biến bằng nhiều cách khác như kết hợp với loại trái cây hay rau củ mà bé thích.
- Thịt đỏ
Thịt đỏ cung cấp sắt ở dạng dễ hấp thụ, giúp các tế bào hồng cầu vận chuyển khí oxy đến các tế bào khác và hỗ trợ phát triển trí não. Các bé nhỏ có thể ăn thịt xay nhuyễn. Nhưng với trẻ lớn hơn đã có khả năng nhai, mẹ cần nấu chín và thái hạt lựu.
- Cá
Các loại cá chứa các vitamin tan trong chất béo cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị lực và hệ thống miễn dịch của bé. Ngoài ra, những loại cá trắng như cá tuyết cung cấp nguồn protein dồi dào. Tuy nhiên, cá có thể gây dị ứng ở trẻ. Vì vậy, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con ăn.
Nếu bé không muốn đón nhận chế độ ăn mới, mẹ hãy kiên nhẫn cho bé làm quen từng chút một, không nên ép bé ăn mà để con tự quyết định lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
Bé không chịu ăn bột sẽ khiến cơ thể thiếu dưỡng chất, dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu như suy dinh dưỡng, chậm phát triển,… Nếu con gặp tình trạng này, mẹ phải tìm hiểu nguyên nhân và tìm mọi giải pháp nhằm khắc phục vấn đề. Nếu đã áp dụng hết những lời khuyên nhưng chưa thể cải thiện được, mẹ nên đưa con đến gặp các chuyên gia để tìm hiểu, đồng thời xây dựng thực đơn tốt nhất.