Bé bị nôn đi ngoài là bệnh lý dễ gặp phải ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Mặc dù tình trạng này tương đối phổ biến nhưng nhiều cha mẹ vẫn chưa biết cách xử lý phù hợp, dẫn đến bệnh kéo dài và trở nặng hơn.
Nguyên nhân trẻ bị nôn và đi ngoài
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trẻ bị nôn và đi ngoài.
Rối loạn tiêu hóa
Trẻ nhỏ dễ bị rối loạn tiêu hóa do đường ruột nhạy cảm. Khi dung nạp các thực phẩm khó tiêu sẽ khiến dạ dày hoạt động kém và gây nôn hoặc đi ngoài.
Viêm dạ dày hoặc sử dụng nhiều kháng sinh
Viêm dạ dày thường do các loại vi khuẩn gây ra tạo cảm giác đau bụng và nôn liên tục khoảng 30 phút 1 lần. Khi đi ngoài sẽ có dấu hiệu phân lỏng và nhầy. Ngoài ra trẻ sử dụng quá nhiều kháng sinh cũng có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy, phân có mủ nhưng không sốt.
Tiêu chảy nhẹ
Nôn trớ có mối liên hệ mật thiết với tiêu chảy, 2 hiện tượng này thường xuất hiện cùng lúc. Nếu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mất nước và chất điện giải, làm suy giảm sức khỏe thậm chí hôn mê.
Như đã đề cập ở trên, hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ rất yếu. Do đó, nếu ăn phải các loại thực phẩm không vệ sinh, quá hạn, nấm mốc sẽ dẫn đến tình trạng nôn mửa và tiêu chảy. Trường hợp ngộ độc thức ăn các triệu chứng sẽ nặng hơn, đi kèm cơn đau bụng dữ dội sau 2 – 12 giờ kể từ khi ăn.
Tác hại của việc trẻ bị nôn và đi ngoài nhiều
Tình trạng trẻ bị nôn và đi ngoài diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Tổn thương não
Mối nguy hiểm nhất của việc thường xuyên nôn là khiến cho cơ thể bị mất nước và chất điện giải nghiêm trọng. Điều này có thể gây tổn thương cho hệ thần kinh, tác động đến não bộ khiến trẻ bị co giật. Ngoài ra còn khiến trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy kiệt.
Ảnh hưởng tiêu hóa
Một tác hại khác của tình trạng này là làm suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa, không hấp thụ được dưỡng chất dẫn đến suy dinh dưỡng, tăng cân chậm.
Cách xử lý khi trẻ bị nôn, đi ngoài
Nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Cha mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây để giảm thiểu triệu chứng.
Cho trẻ nghỉ ngơi đúng cách
Trong thời gian bị tiêu chảy, cơ thể của trẻ yếu nên cần được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, cũng nên kết hợp với vận động nhẹ nhàng để tăng sức đề kháng và tạo cảm giác thèm ăn.
Bù nước và chất điện giải
Cho trẻ uống nhiều nước là việc làm cần thiết để bù lại lượng nước mất đi. Ngoài ra nên bổ sung thêm oresol pha đúng tỷ lệ nước theo hướng dẫn trên bao bì.
- Trẻ dưới 2 tuổi: Cho uống 50 – 100ml sau mỗi lần đi ngoài.
- Trẻ trên 2 tuổi: Cho uống 100 – 200ml sau mỗi lần đi ngoài.
Lưu ý: Nên để trẻ uống từng muỗng, không ép uống để tránh nôn.
Ngoài ra cha mẹ có thể sử dụng các loại nước khác như:
- Dung dịch muối đường: 01 muỗng muối + 08 muỗng đường + 01 lít nước đun sôi.
- Dung dịch dừa muối: 01 muỗng muối + 01 lít nước dừa.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Chế độ dinh dưỡng là rất cần thiết để tăng cường hệ tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể. Với trẻ ăn dặm nên tạo khẩu phần ăn giàu chất xơ, tinh bột, và đạm. Cho trẻ ăn nhiều rau xanh kết hợp với uống các loại nước ép tự nhiên tránh làm kích thích đường ruột. Với trẻ sơ sinh, nên tăng cữ bú trong ngày để bù nước và dưỡng chất.
Sử dụng thuốc tiêu chảy hợp lý
Thuốc tiêu chảy là biện pháp tương đối hữu hiệu nhưng nếu không nắm rõ bệnh lý sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lượng. Do đó, nếu muốn sử dụng thuốc cần có sự theo dõi và cho ý kiến từ bác sĩ để không gặp phải biến chứng.
Lưu ý khi trẻ bị nôn, đi ngoài nhiều lần
Một số điều cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc để trẻ nhanh hồi phục.
- Pha oresol đúng cách: Việc pha không đúng với tỷ lệ trên bao bì sẽ làm ảnh hưởng đến áp lực thẩm thấu, rối loạn nước và điện giải.
- Không tự ý dùng kháng sinh hoặc thuốc tiêu chảy: Lạm dụng thuốc hoặc kháng sinh có thể giữ mầm bệnh trong cơ thể, dẫn đến bệnh dễ tái phát và nặng hơn. Chưa kể bạn cũng chưa xác định được nguyên nhân trẻ bị nôn là do vi khuẩn hay ngộ độc. Do đó muốn sử dụng cần thăm khám và tuân theo các chỉ định của bác sĩ.
- Không kiêng khem quá mức: Cha mẹ cần bổ sung các loại thức ăn mềm, giàu chất xơ để dễ tiêu hóa hoặc tăng cữ bú với trẻ sơ sinh. Tuyệt đối không kiêng ăn sẽ làm thiếu dinh dưỡng và giảm sức đề kháng.
Khi nào nên cho trẻ đến gặp bác sĩ
Một số biểu hiện chứng tỏ bệnh đã bước vào giai đoạn nặng cần thăm khám ngay để được điều trị kịp thời.
- Trẻ nôn liên tục, không thể bù nước bằng đường uống.
- Trẻ sơ sinh có dấu hiệu ngủ li bì, bỏ bú hoặc bú rất ít.
- Thường xuyên khát nước.
- Khi đi ngoài phân có chất nhầy và máu.
- Nước tiểu màu đậm đặc và ít hơn bình thường.
Bé bị nôn đi ngoài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Cha mẹ cần theo dõi thường xuyên nếu con mình có các dấu hiệu nghiêm trọng không thể tự điều trị tại nhà.