Bất cứ triệu chứng sinh lý hoặc bệnh lý khó phân biệt nào trong quá trình mang thai mẹ bầu cũng cần chú ý. Tiêu chảy cũng là một trong những triệu chứng thường gặp. Bà bầu bị tiêu chảy nhẹ thì có thể tự khỏi nhưng nếu bị nặng, nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở bà bầu
Trường hợp đi ngoài phân lỏng 3 lần/ngày trở lên được tính là tiêu chảy. Bà bầu bị tiêu chảy sẽ cảm thấy rất khó chịu, mệt mỏi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường do nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng,… Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:
Chế độ ăn uống thay đổi đột ngột
Chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai vô cùng quan trọng. Ngay khi biết mình có thai, nhiều mẹ ngay lập tức thay đổi khẩu phần ăn của mình. Điều này khiến dạ dày chưa kịp thích ứng dẫn đến tình trạng bà bầu tiêu chảy.
Nhạy cảm với thức ăn mới
Hệ tiêu hóa của mẹ bầu thường yếu hơn so với người bình thường, ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiêu thụ thức ăn. Khi ăn những đồ ăn thức uống lạ, cơ thể nhiều thai phụ sẽ có phản ứng với các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy. Đồng thời, do sức đề kháng khi mang thai giảm sút nên dù thực phẩm sạch sẽ, an toàn, vẫn có trường hợp bà bầu bị tiêu chảy do không phù hợp với thể trạng hoặc không hấp thu được.
Uống quá nhiều vitamin và thực phẩm chức năng
Việc bổ sung thực phẩm bổ dưỡng cùng các loại thực phẩm chức năng, vitamin rất phổ biến. Điều này giúp đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều loại hoặc uống loại không phù hợp cũng khiến rối loạn tiêu hóa gây nên tiêu chảy.
Hormone thay đổi
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến mẹ bầu bị tiêu chảy thường xảy ra nhiều trong giai đoạn ba tháng đầu. Sự thay đổi hormone trong cơ thể người mẹ, đặc biệt là hormone khiến hệ thống tiêu hóa làm việc nhanh hơn cũng tăng nguy cơ bị tiêu chảy hơn.
Mắc các bệnh lý về tiêu hóa
Ngoài những nguyên nhân trên, bà bầu bị tiêu chảy cũng có thể là do tác động của các bệnh lý về đường tiêu hóa. Các bệnh thường gặp là viêm loét đại tràng, Celiac, hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn,…
Các cấp độ tiêu chảy khi mang thai
Tiêu chảy thường xuất hiện trong vòng 2 – 3 ngày hoặc kéo dài 2 tuần đến nửa tháng. Các chuyên gia cho biết, tùy vào từng nguyên nhân, tình trạng trạng bệnh sẽ có sự thay đổi:
- Tiêu chảy do bị ngộ độc thực phẩm sẽ khiến cơ thể mất nước, từ đó làm thể trạng mẹ trở nên mệt mỏi, xanh xao, đi kèm nôn mửa và đổ mồ hôi trộm
- Tiêu chảy do không hợp với thực phẩm chỉ xuất hiện trong vòng 1 – 2 ngày và sẽ biến mất khi tiêu hóa được hết thức ăn lạ
- Tiêu chảy do hormone thay đổi có thể xảy ra ở mọi thời điểm trong thai kỳ; ở tháng cuối, mẹ có thể tiêu chảy nhiều hơn
- Tiêu chảy do nhiễm khuẩn hay virus sẽ có các triệu chứng nặng như mất nước, sốt cao và cần can thiệp y tế.
Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?
Đáp án cho câu hỏi bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị khi mắc phải. Với tình trạng tiêu chảy nhẹ, các mẹ chỉ cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, uống nước, bù điện giải là ổn. Nhưng với những trường hợp nặng hơn, nếu không xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Tùy từng nguyên nhân, tiêu chảy ở thai phụ thường kéo dài 1 đến 10 ngày. Triệu chứng thường xuyên gặp nhất là đau âm ỉ vùng quanh rốn. Nhiều mẹ bầu bị đau dữ dội theo từng cơn, mỗi lần như vậy lại xuất hiện tiêu chảy. Điều này nếu kéo dài sẽ làm tử cung co bóp tác động xấu đến thai nhi.
Một số trường hợp tiêu chảy do virus Rota hoặc vi khuẩn tả, bà bầu sẽ đi tiêu nhiều hơn và xuất hiện nôn mửa. Điều này khiến cơ thể bị mất nước và điện giải nhanh chóng, nếu không can thiệp y tế kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt nếu mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối sẽ vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe thai nhi.
Bà bầu bị tiêu chảy chắc chắn người mẹ sẽ mệt mỏi, ăn uống kém từ đó khiến thai nhi chậm phát triển, thậm chí chết lưu. Hơn nữa, do sức đề kháng của phụ nữ mang thai kém nên tình trạng tiêu chảy cũng dễ diễn tiến chuyển nặng nhanh. Vì vậy, các mẹ cần theo dõi sức khỏe và xử trí kịp thời khi bị tiêu chảy, tốt nhất là đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Nếu để nặng cần dùng đến kháng sinh đặc trị cũng tăng nguy cơ gây nên những biến chứng ở thai nhi.
Cách chữa tiêu chảy cho bà bầu
Bị tiêu chảy trong thai kỳ sẽ rất nguy hiểm nếu không được xử trí sớm. Điều trị càng sớm càng nhanh khỏi và ngăn được những hệ quả không mong muốn. Tuy nhiên, mẹ bầu không được tự ý sử dụng thuốc hay bất cứ phương pháp truyền miệng nào trước khi tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bổ sung nước và điện giải
Đau bụng tiêu chảy làm cơ thể người mẹ mất nước nhanh chóng. Do đó, bà bầu bị tiêu chảy điều đầu tiên cần làm là bổ sung nước và điện giải cho mình. Vậy oresol có dùng được cho bà bầu không?
Bà bầu nên uống nước gì? Các mẹ nên uống nước lọc hoặc trà gừng, nước mật ong là tốt nhất cho hệ tiêu hóa. Tuyệt đối không uống các loại nước ép hoa quả, sinh tố, nước ngọt, nước có gas,… vì chúng sẽ khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
Tránh thực phẩm (đồ chiên, hải sản, thực phẩm, sữa tươi,…)
Thực phẩm rất quan trọng với bà bầu và càng cần chú ý hơn khi bạn bị tiêu chảy. Có một số thực phẩm sẽ khiến các mẹ tiêu chảy trầm trọng hơn. Dưới đây là nhóm thực phẩm nên tránh:
- Đồ chiên rán: Những món ăn nhiều dầu mỡ tạo gánh nặng lớn cho hệ tiêu hóa. Chúng cần nhiều nước để tiêu hóa hết. Mẹ bầu lại đang mất nước do tiêu chảy nên cần tránh xa những món khoái khẩu này.
- Hải sản: Các mẹ không nên ăn hải sản, nhất là những loại cá biển, tôm, ốc vì chúng gây lạnh bụng. Ngoài ra, một số loại hải sản có chứa thủy ngân vô cơ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
- Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ vốn rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là nhiều đạm nên thường được có mặt trong thực đơn của mẹ bầu. Tuy nhiên, bà bầu bị tiêu chảy nên hạn chế vì chúng khó tiêu, không tốt cho đường tiêu hóa đang yếu.
- Sữa tươi: Sữa tươi chứa nhiều dưỡng chất, thường được sử dụng trong bữa phụ của phụ nữ mang thai. Nhưng sữa tươi khi uống sẽ lên men trong dạ dày, đồng thời nếu không bảo quản đúng cách rất dễ nhiễm khuẩn. Vậy nên khi bị tiêu chảy, các mẹ không nên uống. Thay vào đó, có thể thêm sữa chua vào thực đơn cho bà bầu vì chúng giúp ổn định hệ vi sinh đường ruột hiệu quả.
Sử dụng thuốc Enterogermina theo chỉ dẫn của bác sĩ
Enterogermina là loại thuốc hiệu quả cao trong điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa, trong đó có tiêu chảy. Vậy Enterogermina có dùng được cho bà bầu không?
Đây là dạng chế phẩm sinh học nên có thể sử dụng với bà bầu. Dù Enterogermina được đánh giá an toàn với cả mẹ và thai nhi nhưng bạn vẫn cần hỏi ý kiến và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi muốn sử dụng Enterogermina cho bà bầu. Vì cơ thể người mẹ có những thay đổi khi mang thai có thể bị kích ứng với một số thành phần của thuốc nên cần bác sĩ theo dõi sát sao quá trình sử dụng.
Khám tại các cơ sở uy tín
Lời khuyên tốt nhất dành cho mẹ bầu bị tiêu chảy là đến các cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị. Những bác sĩ có chuyên môn sẽ giúp bạn chấm dứt tình trạng tiêu chảy nhanh chóng và an toàn. Điều này vừa giúp mẹ mau hồi phục sức khỏe vừa đảm bảo không gây hại đến thai nhi.
Bà bầu bị tiêu chảy là triệu chứng phổ biến nhưng cũng khiến nhiều mẹ bầu lo lắng không biết làm gì khi gặp tình trạng này. Để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của bé, các mẹ cần có cách xử trí kịp thời, phù hợp. Mong rằng bài viết này phần nào giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm để biết cách ứng phó khi bị tiêu chảy.
Tôi là Giám Đốc Marketing của công ty TNHH Đầu tư XNK Hoan TT. Một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam.