Viêm nhiễm phụ khoa là một bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục ở nữ giới, có thể dẫn đến các triệu chứng xuất tiết, ngứa và đau. Bên cạnh đó, loại bệnh này còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống sinh dục, có thể làm suy giảm khả năng sinh sản, gây vô sinh hiếm muộn… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến các chị em những thông tin quan trọng về bệnh viêm phụ khoa mà chị em cần biết.
Bị viêm nhiễm phụ khoa là gì?
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa thực chất là tên gọi chung cho những tình trạng viêm nhiễm, tổn thương tại các cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dục nữ như: hệ thống dây chằng, vùng âm đạo, cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng…
Viêm nhiễm vùng kín ở giai đoạn đầu thường có các triệu chứng đột ngột, gây khó chịu ở vùng cơ quan sinh dục. Khi bị tổn thương càng lâu thì tình trạng viêm nhiễm sẽ chuyển sang nặng, sẽ dẫn đến mãn tính. Lúc này, việc điều trị thường khó khăn hơn, bệnh sẽ dễ bị tái phát lại hoặc có thể gây các biến chứng khác.
Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa
Dấu hiệu bị viêm nhiễm phụ khoa thường mờ nhạt, rất khó để phát hiện nên bạn cần phải để ý thật kỹ. Đã có không ít trường hợp do không nhận biết sớm, dẫn đến bệnh phát triển đến giai đoạn nặng khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn, tốn kém, khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Nếu bạn chưa biết cách nhận biết những dấu hiệu của dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa thì hãy tham khảo ngay 5 dấu hiệu nhận biết viêm nhiễm phụ khoa dưới đây:
Ngứa vùng kín
Ngứa vùng kín là dấu hiệu bệnh phụ khoa phổ biến và cũng là một trong những biểu hiện của viêm phụ khoa. Vùng kín bị ngứa ngáy gây ra sự khó chịu đối với nhiều chị em. Một số trường hợp ngứa đi kèm với nóng rát. Nếu chị em cố tình gãi sẽ khiến ngứa tăng nặng và bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Xuất hiện khí hư bất thường
Triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa có thể kể đến việc xuất hiện khí hư có mùi hôi, màu sắc bất thường vàng hoặc xanh hoặc trắng đục và bị vón cục,… Vì vậy, lúc này bạn hãy vệ sinh thật sạch sẽ vùng âm đạo và đi đến các cơ sở khám chữa bệnh phụ khoa uy tín để được bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng hiện tại của bản thân.
Đau bụng kinh
Khi đến kinh, nếu chị em cảm thấy bị đau bụng dưới dữ dội, bất thường và kèm theo các triệu chứng khác như hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, vã mồ hôi,… thì rất có thể đây là những dấu hiệu viêm nhiễm vùng kín. Ngoài ra chị em cũng cần chú ý đến màu sắc của kinh nguyệt xem máu có phải là màu đen sậm hoặc có mùi hôi hay không,… bởi đây cũng là những triệu chứng viêm phụ khoa mà bạn không nên bỏ qua.
Xuất huyết âm đạo
Xuất huyết âm đạo không chỉ là biểu hiện của viêm phụ khoa mà còn là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Nếu như chưa đến kỳ kinh hoặc sau khi quan hệ, bạn thấy xuất hiện tình trạng xuất huyết âm đạo thì cần lập tức đi thăm khám và kiểm tra, đặc biệt không nên chủ quan trước dấu hiệu này.
Đi tiểu bị đau buốt
Một trong những biểu hiện viêm nhiễm phụ khoa đó là việc chị em cảm thấy bị đau buốt khi đi tiểu tiện. Do cấu tạo cơ thể phụ nữ có đường tiết niệu gần với cơ quan sinh dục nên khi cơ quan sinh dục bị viêm nhiễm cũng có thể ảnh hưởng tới đường tiết niệu. Điều này sẽ khiến bạn đi vệ sinh nhiều lần không tự chủ được, bị đau rát,…
Nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa
Viêm phụ khoa có nhiều nguyên nhân với các triệu chứng và tình trạng viêm nhiễm khác nhau. Có thể kể đến một số tác nhân chủ yếu dẫn đến bệnh này như:
- Do âm đạo bị nhiễm vi khuẩn, nấm: Đây là tác nhân trực tiếp gây ra tình trạng viêm nhiễm các cơ quan sinh dục ở nữ giới. Đây có thể là do chị em vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, bị lây từ bạn tình, dùng chung đồ lót với người bị viêm phụ khoa hoặc thực hiện các thủ thuật vùng kín,…
- Do rối loạn nội tiết tố: Nội tiết thay đổi dẫn đến các cơ quan sinh dục và các cơ quan sinh sản bị suy yếu về chức năng nên dễ bị tấn công bởi các loại khuẩn tồn tại sẵn trong âm đạo. Thông thường, tình trạng viêm nhiễm phụ khoa do nội tiết thường gặp ở phụ nữ mang thai, các bạn nữ đang trong độ tuổi dậy thì hoặc phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh.
- Âm đạo bị mất cân bằng pH: Điều này khiến các vi khuẩn có hại trong âm đạo tăng lên, tấn công và tiêu diệt những vi khuẩn có lợi. Từ đó, các vi khuẩn có hại tấn công âm đạo và lan rộng đến các cơ quan sinh dục, gây ra tình trạng viêm âm đạo.
Ngoài những nguyên nhân trên, viêm phụ khoa cũng thường xảy ra do những yếu tố sau đây:
- Tâm lý của người phụ nữ bị căng thẳng, thường xuyên bị stress.
- Do chị em dùng dung dịch vệ sinh có độ sát khuẩn quá cao hoặc vệ sinh, thụt rửa vùng kín quá sâu.
- Mặc đồ lót quá chật hoặc đồ lót chưa khô, vẫn còn ẩm.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ của bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Viêm phụ khoa không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khác nữa. Dưới đây là các yếu tố dễ làm tăng nguy cơ của tình trạng này:
- Sự thay đổi nội tiết tố do mang thai, sử dụng thuốc tránh thai hoặc mãn kinh.
- Hoạt động tình dục và những bệnh lây qua đường tình dục.
- Sử dụng các loại thuốc kháng sinh và steroid.
- Sử dụng các hoạt chất diệt tinh trùng hoặc các loại dụng cụ tử cung để ngừa thai.
- Bệnh tiểu đường không được kiểm soát nghiêm ngặt.
- Sử dụng các sản phẩm vệ sinh âm đạo như tắm bong bóng, xịt âm đạo, khử mùi âm đạo,… có các thành phần gây kích ứng.
- Trong quá trình vệ sinh âm đạo, thụt rửa quá sâu.
- Mặc quần áo và đồ lót bị ẩm, không thoáng khí hoặc quá chật.
Cách trị viêm nhiễm phụ khoa
Đối với chị em bị viêm nhiễm, việc điều trị càng sớm sẽ giúp đạt hiệu quả tốt hơn. Hiện nay có nhiều phương pháp chữa bệnh phụ khoa và tùy theo từng mức độ viêm nhiễm, mà bạn có thể áp dụng những cách chữa phù hợp.
Cách điều trị viêm nhiễm phụ khoa tại nhà
Chị em có thể áp dụng các phương pháp điều trị đơn giản bằng các nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm như sau:
- Sử dụng lá trầu không: Các hoạt chất trong lá trầu không có khả năng kháng viêm tốt, giúp ức chế nấm và làm sạch âm đạo. Vì vậy, bạn có thể đun nước lá trầu không và xông hơi vùng kín khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần sẽ có tác dụng hiệu quả.
- Uống nước rau diếp cá: Trong diếp cá có thành phần kháng sinh Decanoyl – Acetaldenlyd giúp kháng khuẩn và chống viêm. Chị em có thể dùng diếp cá tươi xay cùng nước, chắt lấy nước cốt và uống 2 lần mỗi ngày.
- Sử dụng ngải cứu: Vì ngải cứu giúp sát khuẩn, giảm sưng, kháng viêm mạnh nên chị em có thể dùng ngải cứu đun sôi cùng vài lát gừng và chút muối tinh để xông rửa vùng kín.
Điều trị bằng thuốc hoặc các biện pháp thủ thuật
Khi bị viêm nhiễm cấp tính hoặc cần xử lý nhanh các triệu chứng viêm nhiễm, bác sĩ thường phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau để tạo ra phác đồ điều trị phù hợp với người bệnh.
- Thuốc kháng sinh theo đường uống giúp điều trị viêm nhiễm từ bên trong như Erythromycin, Cefixim, Ofloxacin, Azithromycin,…
- Thuốc đặt âm đạo giúp xử lý viêm nhiễm tại chỗ như Polygynax, Neo Tergynan, Colposeptine, Metromicon,…
- Thuốc giảm đau, hạ sốt cho bệnh nhân bị đau nhiều và sốt cao do viêm nhiễm nặng.
- Thuốc kháng viêm không chứa steroid như Naproxen, Ibuprofen, Diclofenac,…
Ngoài ra, điều trị viêm nhiễm phụ khoa có thể dùng biện pháp ngoại khoa bằng các biện pháp thủ thuật tác động trực tiếp tới vùng viêm giúp loại bỏ các tế bào viêm nhiễm, hoại tử như: đốt viêm bằng laze, leep, nạo nội mạc tử cung, áp lạnh bằng nitơ lỏng, năng lượng điện,…
Cách phòng ngừa bệnh viêm phụ khoa
Để phòng ngừa bệnh viêm nhiễm phụ khoa, dưới đây là một số các biện pháp đơn giản, hiệu quả mà chị em dễ dàng thực hiện được.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách: Nên sử dụng nước ấm để rửa vùng kín ít nhất 2-3 lần/ ngày, sau đó lau bằng khăn mềm. Tránh sử dụng các loại dụng cụ thụt rửa, thuốc xịt âm đạo, nước hoa, xà phòng có các thành phần tẩy rửa mạnh hoặc gây kích ứng.
- Vệ sinh vùng kín trong thời gian đặc biệt: Khi đến kỳ kinh, chị em cần thay băng vệ sinh thường xuyên sau khoảng 3 – 4 giờ sử dụng. Khi thay, chị em cần vệ sinh vùng kín bằng nước sạch sẽ, lau khô, sau đó mới dùng băng vệ sinh mới. Trong khi mang thai, sau sinh, chị em nên vệ sinh vùng kín theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ viêm nhiễm.
- Sử dụng quần lót phù hợp: Chị em nên mặc các loại đồ lót được làm từ chất liệu dễ thông thoáng, dễ thấm hút. Thường xuyên thay đồ lót hàng ngày và vệ sinh vùng kín sau khi đi hoạt động ra nhiều mồ hôi.
- Sử dụng thực phẩm giàu lợi khuẩn: Sữa chua chứa lợi khuẩn giúp cân bằng độ pH của âm đạo. Mỗi ngày, bạn chỉ cần bạn ăn hai cốc sữa chua không đường thì mùi hôi vùng kín sẽ nhanh chóng bị loại bỏ.
- Khám phụ khoa định kỳ: Việc đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần sẽ giúp bảo vệ vùng kín của bạn luôn khỏe mạnh, thơm tho, tránh mắc phải các bệnh phụ khoa hoặc làm cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Trên đây là những thông tin hữu ích chia sẻ với các chị em về viêm nhiễm phụ khoa, giúp chị em hiểu rõ hơn về bệnh này. Tuy viêm phụ khoa không đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu để nặng hoặc điều trị sai cách có thể dẫn đến biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản. Vì vậy ngay khi có biểu hiện, chị em nên sớm đi khám và lựa chọn phương pháp chữa trị tích cực, phù hợp với bản thân.
Tôi là Giám Đốc Marketing của công ty TNHH Đầu tư XNK Hoan TT. Một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam.