Mẹ bầu nằm nghiêng bên trái bị đau có sao không?

Trong các tư thế, nằm nghiêng về phía trái luôn là ưu tiên hàng đầu cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, có những trường hợp mẹ bầu nằm nghiêng bên trái bị đau. Điều này làm các mẹ vô cùng bất an, lo lắng cho sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, Biostime sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đó. 

Bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở

Theo các chuyên gia, nằm nghiêng sang trái vừa tốt cho hô hấp vừa thúc đẩy hoạt động của hệ tuần hoàn. Nhìn chung, tư thế này giúp ngăn ngừa đáng kể tình trạng khó thở thường gặp ở bà bầu. Nhưng vẫn có một số mẹ vẫn thấy khó thở bởi nhiều nguyên nhân.  

Mẹ bầu nằm nghiêng bên trái bị đau
Một số chị em trong thời gian mang thai gặp phải tình trạng khó thở khi nằm nghiêng sang bên trái

Nguyên nhân mẹ bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở

Thực tế, không phải chỉ những tháng cuối thai kỳ các mẹ mới bị khó thở. Tình trạng này xuất hiện từ tam cá nguyệt đầu tiên, kéo dài liên tục, mẹ bầu nằm nghiêng bên trái bị đau do: 

Sự thay đổi hormone cơ thể

Hormone progesterone tăng lên ngay từ những ngày đầu của thai kỳ. Chính sự tăng nhanh này khiến lớp niêm mạc tử cung dày lên, tác động trực tiếp tới nhịp thở. Các mẹ có xu hướng hít thở nhiều hơn nhưng lại không tự cảm nhận thấy điều đó. Đồng thời, progesterone cũng có tác dụng mở rộng dung tích phổi để mang oxy tời thai nhi nhiều hơn. Khi cơ thể người mẹ chưa thích nghi được sẽ cảm thấy khó thở.  

mẹ bầu nằm nghiêng bên trái bị đau
Tinh dầu hoa anh thảo giúp điều tiết nội tiết tố trong cơ thể

Mẹ mắc bệnh đường hô hấp, tim mạch

Các bệnh về đường hô hấp, tim mạch như viêm xoang, hen suyễn, thuyên tắc phổi… làm tình trạng khó thở ở mẹ bầu nghiêm trọng hơn. Khi bị nặng, mẹ bầu nằm nghiêng bên trái bị đau. Vì thế, mẹ bầu cần lưu ý tình trạng của mình và đến bệnh viện ngay khi thấy bất thường. 

Sự thay đổi của tử cung

Cùng với sự phát triển của thai nhi, tử cung của người mẹ cũng to dần lên. Bắt đầu từ tháng thứ 5, kích thước tử cung to chèn ép cơ hoành. Lúc này, phổi không thể giãn nở hoàn toàn vì thiếu không gian dẫn tới khó thở. Vì lý do này mà càng về những tháng cuối thai kỳ, các mẹ sẽ càng thấy khó thở hơn. 

Bà bầu bị thiếu máu

Thông thường, phụ nữ chỉ cần khoảng 12 – 15mg sắt mỗi ngày. Nhưng khi mang thai, lượng sắt cần thiết trong ngày lên tới 45 – 60mg/ngày. Sắt cho bà bầu là thành phần quan trọng cấu tạo hemoglobin làm nhiệm vụ vận chuyển oxy. Thiếu sắt sẽ gây nên thiếu máu từ đó gây khó thở, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non,… 

Mẹ bầu nằm nghiêng bên trái bị đau
Mẹ nên bổ sung sắt trong thai kỳ để đảm bảo đủ hàm lượng khi mang thai

Cách khắc phục

Để khắc phục tình trạng mẹ bầu nằm nghiêng bên trái bị đau, áp dụng với trường hợp bị khó thở, mẹ bầu áp dụng những cách sau: 

Không ăn quá no trước khi nằm

Dạ dày sau khi ăn no sẽ trở nên phình to và giãn ra, ép vào cơ hoành gây khó thở. Vì thế, thai phụ nên ăn lượng thức ăn vừa phải, không để no quá. Sau khi ăn, bạn cũng không nên nằm nghỉ luôn vì điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa mà còn đẩy cơ hoành chèn ép phổi làm khó thở. 

Dùng gối bà bầu 

Gối bà bầu vô cùng cần thiết để giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon. Các chuyên gia khuyên các mẹ nên chọn một chiếc gối chữ U để giảm trọng lượng của bụng. Từ đó áp lực lên phổi cũng được giảm bớt, tình trạng khó thở cũng giảm theo.

Môi trường sạch sẽ

Dù là nhà ở hay nơi làm việc, bạn cũng cần vệ sinh thường xuyên để môi trường được sạch sẽ, thoáng đãng. Bạn có thể dùng máy lọc không khí để giảm bụi bẩn, nấm mốc – những tác nhân gây khó thở. 

Tập thể dục thường xuyên

Vận động với cường độ phù hợp giúp cải thiện hô hấp, giảm khó thở rất hiệu quả. Tùy vào thể trạng, các mẹ chọn những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức với các môn thể thao như yoga cho bà bầu, bơi lội,… 

Mẹ bầu nằm nghiêng bên trái bị đau
Tập thể dục thường xuyên giúp bà bầu cải thiện hô hấp, cơ thể thêm khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng

Bà bầu nằm nghiêng bên trái bị đau lưng

Mẹ bầu nằm nghiêng bên trái bị đau lưng không quá nhiều. Đa phần tử cung của phụ nữ nghiêng phải nhưng vẫn còn tỷ lệ nhỏ chị em có tử cung nghiêng trái. Vì vậy nên khi nằm nghiêng bên trái càng làm tăng áp lực cho thai nhi khiến các mẹ đau lưng nghiêm trọng hơn. 

Bên cạnh đó, một số nằm nghiêng bên trái khi mang thai bị đau bụng. 

Tình trạng mẹ bầu nằm nghiêng bên trái bị đau lưng, đau bụng có thể do một số nguyên nhân sau đây.

Nguyên nhân mẹ bầu bị đau khi nằm nghiêng trái

Một số nguyên nhân khiến mẹ bầu nằm nghiêng bên trái bị đau thường là:

Do trào ngược dạ dày

Bị trào ngược dạ dày thực quản, axit clohydric kích ứng và phá hủy các sợi thần kinh phần ngực, vai và lưng trên. Trào ngược cũng là nguyên căn gây nên chứng ợ nóng. Khi bị ợ nóng, các mẹ thường kê cao đầu, vai, lưng để giảm triệu chứng này nhưng lại làm gia tăng khả năng bị đau lưng. 

Do ngực phát triển

Hầu hết khi mang thai kích thước ngực của các mẹ đều tăng lên. Các mẹ sẽ thấy ngứa râ ran ở ngực, vùng núm vú cũng vô cùng khó chịu. Một số trường hợp đau tức vùng ngực còn kéo dang cả vai và lưng. Đồng thời, ngực phát triển cũng tạo áp lực lớn hơn cho các cơ lưng dẫn tới đau lưng. 

Do tình trạng căng thẳng

Mệt mỏi, căng thẳng làm các cơ trong cơ thể không được thư giãn và phục hồi. Tình trạng căng cứng kéo dài khiến các cơ càng căng ra gây nên tình trạng đau lưng. 

Bà bầu bị sỏi mật

Nồng độ estrogen tăng cao ở thai phụ khiến quá trình làm rỗng túi mật và ống dẫn mật chậm hơn. Điều này tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật. Thực tế, sỏi mật có gây đau lưng nhưng bắt đầu sẽ từ hạ sườn phải rồi mới lan dần ra lưng. 

Thai nhi quay đầu

Khi đến tháng thứ 8 của thai kỳ, đa số thai nhi sẽ quay đầu. Lúc này, em bé đã di chuyển xuống vùng xương chậu khiến cho dây chằng khu vực này chịu nhiều sức ép và kéo giãn các cơ ở lưng dẫn đến đau lưng.  

Cách khắc phục

Trong thai kỳ, mẹ bầu luôn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Mẹ bầu nằm nghiêng bên trái bị đau lưng chắc chắn không dễ chịu gì. Những biện pháp dưới đây có thể giúp bạn xoa dịu phần nào cơn đau. 

Nằm đúng tư thế

Nhìn chung, nằm nghiêng sang trái vẫn là tư thế dễ chịu nhất cho mẹ bầu. Nhưng nếu bạn bị đau, hãy thử kê cao đầu để hạn chế áp lực lên phần xương sườn. Ngoài ra, khi ngồi hay nằm xuống các mẹ cũng cần chú ý đúng tư thế. Theo đó, bạn nên giữ cơ thể ở tư thế thẳng đứng rồi từ từ ngả lưng về sau. 

Sử dụng bóng tập thể dục

Các bài tập với bóng trong bộ môn yoga rất hiệu quả trong việc kéo duỗi cơ thế. Khi các cơ được kéo giãn ra, mẹ bầu sẽ thấy bớt đau lưng hơn. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo huấn luyện viên để đảm bảo tập đúng động tác. 

Sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ

Gối cho bà bầu, gối ôm, áo ngực dành riêng cho phụ nữ mang thai, đai đỡ bụng bầu… là những sản phẩm giúp các mẹ giữ đúng tư thế. Điều này cũng giúp cải thiện tình trạng mẹ bầu nằm nghiêng bên trái bị đau

Lựa chọn quần áo thoải mái

Trang phục thoải mái, rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt là lựa chọn ưu tiên với bà bầu. Vì những bộ quần áo bó sát càng khiến bạn thêm khó chịu, cọ sát gây ngứa, chèn ép các cơ làm đau lưng nghiêm trọng hơn. 

Chườm nóng/lạnh

Để giảm triệu chứng đau, mẹ bầu áp dụng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh. Các mẹ chuẩn bị một túi chườm, nhờ người chườm và xoa nhẹ nhàng lên lưng và xương sườn. Hoặc bạn có thể tắm với nước ấm để cơ thể được thư giãn cũng phần nào hạn chế đau lưng. 

Tư thế nằm tốt nhất cho bà bầu

Theo các chuyên gia, nằm nghiêng về phía trái vẫn là tư thế tốt nhất cho phụ nữ mang thai. Bởi đa số tử cung mẹ bầu xoay về bên phải trong những tháng cuối thai kỳ. Nằm nghiêng theo hướng ngược lại sẽ không làm cơ hoành, xương chậu và các tĩnh mạch phải chịu áp lực lớn. Điều này thuận lợi hơn cho quá trình vận chuyển máu, oxy và dưỡng chất. Đồng thời, các cơ cũng được giãn ra, phổi chứa được nhiều không khí hơn, hạn chế đau lưng và khó thở. 

Mẹ bầu nằm nghiêng bên trái bị đau
Theo các chuyên gia, nằm nghiêng về phía trái vẫn là tư thế tốt nhất cho phụ nữ

Xem thêm: Bà bầu nằm ngửa có sao không: Những nguy hại không thể bỏ qua

Mẹ bầu nằm nghiêng bên trái bị đau tuy khiến các mẹ không thoải mái nhưng điều đó hoàn toàn bình thường. Bạn có thể áp dụng những cách Biostime chia sẻ trong bài viết để giảm các triệu chứng. Nhưng nếu có dấu hiệu bất thường, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay để khám và điều trị kịp thời.   

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *