Các món ăn trong thực đơn cho người sảy thai hồi phục nhanh chóng

Sảy thai là tình trạng mất thai trước tuần 20 của thai kỳ. Đây là điều không có người mẹ nào mong muốn. Không chỉ ảnh hưởng lớn về tinh thần, sảy thai còn khiến cơ thể phụ nữ suy giảm nhiều nên cần chú ý hơn về chế độ dinh dưỡng. Bài viết này cung cấp những thông tin về thực đơn cho người sảy thai để tham khảo. 

thực đơn cho người sảy thai
Thực đơn cho người sảy thai cần đảm bảo dinh dưỡng cho quá trình phục hồi sức khỏe của mẹ

Người sảy thai nên ăn gì nhanh hồi phục?

Các cụ từ xa xưa có câu “một lần sảy bằng bảy lần sinh” để nói về việc tổn hại sức khỏe khi sảy thai. Chính vì thế mà sau sảy thai, việc xây dựng chế độ ăn uống trở nên vô cùng quan trọng để đẩy nhanh tốc độ phục hồi. Ngoài cung cấp đủ các dưỡng chất thì cần bổ sung thêm nhiều protein, canxi, magie, sắt, vitamin. Những loại thực phẩm dưới đây nên có trong thực đơn cho người sảy thai mà chị em có thể tham khảo.

Sản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn bổ sung canxi hàng đầu trong các loại thực phẩm. Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ sảy thai nên uống từ 1 – 2 ly sữa ấm/ngày. Trong thực đơn cho người sảy thai cũng nên tăng cường sữa chua vừa ngừa táo bón vừa tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất. 

thực đơn cho người sảy thai
Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn bổ sung canxi hàng đầu trong các loại thực phẩm

Thịt bò

Khi sảy thai, cơ thể sẽ bị mất máu nên cần được bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt. Với 2,12mg sắt trong 100g, thịt bò là lựa chọn hàng đầu.

Không những thế, protein, canxi và các khoáng chất khác trong thịt bò còn hỗ trợ hiệu quả quá trình hồi phục sức khỏe sau sảy thai. Thịt bò cũng dễ chế biến thành nhiều món ngon như hấp gừng, sốt vang, bò lúc lắc,…

Các loại đậu

Trong đậu có chứa nhiều chất xơ hỗ trợ tiêu hóa cho chị em, giúp đào thải độc tố nhanh chóng. Cùng với chất đạm, chất sắt và canxi, các loại đậu có tác dụng ngăn ngừa thiếu máu, bổ sung năng lượng cho phụ nữ bị sảy thai hiệu quả. Bạn có thể xay sữa uống, nghiền bột hoặc nấu cháo với đậu nành, đậu đỏ, đậu đen,… đều được. 

Các loại rau có màu xanh

Để bảo vệ các mô khỏe mạnh, đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương ở tử cung, chị em khi sảy thai rất cần bổ sung rau xanh.

Bởi chất oxy hóa trong rau xanh sẽ giúp chống viêm, tiêu diệt các gốc tự do. Đây cũng là thực phẩm giúp tăng cường tái tạo máu, bù lại lượng máu bị mất do sảy thai một cách nhanh chóng. 

Ngũ cốc

Hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho người bị sảy thai đều có trong ngũ cốc. Đó là canxi, lipid, sắt, các loại vitamin nhóm B, A, K, E… Đặc biệt, ngũ cốc chứa rất ít calo nên chị em có thể thoải mái sử dụng mà không lo bị tăng cân. 

thực đơn cho người sảy thai
Các chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho người bị sảy thai đều có trong ngũ cốc

Cá hồi

Phụ nữ sau sảy thai thường rơi vào trạng thái tâm lý không tốt, thậm chí có nguy cơ trầm cảm. Omega 3 và DHA trong cá hồi có tác dụng cải thiện chức năng thần kinh nên được khuyến khích đưa vào thực đơn. Tuy nhiên, các chị em chỉ nên dùng tối đa 300g cá hồi/tuần.  

Các loại hạt

Hạt bí, hạt chia, hạt macca, hạt điều, hạt óc chó,… là những loại hạt nên bổ sung trong thực đơn cho người sảy thai. Chúng không chỉ có giá trị về dinh dưỡng mà lượng magie trong hạt còn giúp bảo vệ tế bào thần kinh, cải thiện sức khỏe tinh thần sau “cú shock” mất con của chị em. 

thực đơn cho người sảy thai
Hạt bí, hạt chia, hạt macca, hạt điều, hạt óc chó,… là những loại hạt nên bổ sung trong thực đơn

Dâu tây

Để bổ sung sắt và vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng, bù lại lượng máu bị mất, dâu tây là lựa chọn phù hợp nhất. Chị em nên ngâm nước muối, rửa thật sạch trước khi sử dụng, dù là ăn trực tiếp hay làm nước ép, sinh tố. 

thực đơn cho người sảy thai
Dâu tây bổ sung sắt cho cơ thể phụ nữ sau sảy thai, giúp bù lại lượng máu đã mất

Gợi ý thực đơn cho mẹ mới sảy thai

Dựa trên nhóm thực phẩm trên, gia đình nên thiết lập một menu với đầy đủ các nhóm chất cho mỗi bữa ăn của mẹ. Nên bổ sung các món ăn hỗ trợ cơ thể phục hồi nhiều hơn so với các đối tượng khác.

Ngày Bữa Loại thực phẩm Giá trị dinh dưỡng
Ngày 1 Sáng
  • Bánh mì trứng
  • Sinh tố bơ
  • Bánh mì cung cấp carbohydrate, chất xơ và một số vitamin nhóm B .
  • Trứng chứa protein, sắt, canxi, các vitamin và khoáng chất khác.
  • Sinh tố có kali, magiê và chất xơ giúp cơ thể nhanh hồi phục.
Trưa
  • Bò xào củ cải
  • Canh chua cá hồi
  • Cơm (Gạo lứt hoặc cơm trắng)
  • Củ cải cung cấp chất xơ, vitamin C và axit folic.
  • Bò có protein, sắt và kẽm giúp tái tạo mô tế bào và tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Cá hồi chứa nhiều protein và axit béo omega-3.
  • Canh chua có vitamin C từ rau quả nên có tính kiềm hóa, giúp cân bằng pH và hỗ trợ hệ miễn dịch.
  • Cơm gạo lứt có carbohydrate phức tạp, chất xơ và ít chất béo, giúp duy trì sự ổn định đường huyết và cung cấp năng lượng. Đồng thời cung cấp các khoáng chất như magiê và kali.
  • Những người muốn ăn ít chất xơ hay mắc chứng buồn nôn hoặc ợ nóng có nên chọn gạo trắng vì nó dễ tiêu hóa.
Tối
  • Gà kho gừng
  • Canh bí đao nấu với tôm
  • Cơm (Gạo lứt hoặc cơm trắng)
  • Gà cung cấp protein, vitamin B và sắt.
  • Gừng giúp chống viêm và hỗ trợ tiêu hóa.
  • Bí đao có chất xơ, vitamin C và kali.
  • Tôm có protein, vitamin D và axit béo omega-3, bổ sung dinh dưỡng và hỗ trợ miễn dịch.
Ngày 2 Sáng
  • Cháo đậu đỏ thịt bò bằm 
  • Nước ép bưởi ít đường
  • Đậu đỏ có chất xơ, protein và chất khoáng như sắt, kali, magie.
  • Nước ép bưởi cung cấp vitamin C, chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Trưa
  • Canh củ dền sườn non 
  • Cơm (Gạo lứt hoặc cơm trắng)
  • Củ dền chứa nhiều chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa, hỗ trợ chống viêm và tăng cường tiêu hóa. 
  • Sườn non cung cấp protein và khoáng chất như kẽm và selen, hỗ trợ phục hồi tốt hơn. 
Tối
  • Tôm rim 
  • Măng tây xào tỏi
  • Cơm (Gạo lứt hoặc cơm trắng)
  • Tôm cung cấp, vitamin D và axit béo omega-3 và Protein – Là yếu tố cần thiết để phục hồi và tái xây dựng mô tế bào.
  • Măng tây chứa nhiều chất xơ, vitamin C và kali, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và quá trình tiêu hóa.
  • Tỏi chống viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Ngày 3 Sáng
  • Bánh cuốn nhân thịt nấm
  • Sữa đậu xanh
  • Bánh cuốn có carbohydrate, protein từ gạo, thịt và nấm.
  • Đậu xanh giàu protein thực vật, chất xơ, kali và vitamin B.
Trưa
  • Canh xương khoai tây cà rốt
  • Cá hấp hành 
  • Cơm (Gạo lứt hoặc cơm trắng)
  • Canh hỗ hệ tim mạch và hệ miễn dịch vì trong khoai tây chứa carbohydrate, vitamin C, chất xơ. Cà rốt có beta-carotene, vitamin K và kali. 
  • Cá cung cấp protein, axit béo omega-3 và vitamin D. Trong hành lá chứa chất xơ và các chất chống viêm.
Tối
  • Súp lơ luộc 
  • Sườn xào chua ngọt
  • Cơm (Gạo lứt hoặc cơm trắng)
  • Súp lơ cung cấp chất xơ, vitamin C, kali và các chất chống oxi hóa.
  • Sườn có protein, sắt và kẽm. 

Những lưu ý đối với người sảy thai để hồi phục nhanh chóng

Ngoài việc xây dựng và áp dụng thực đơn cho người sảy thai với những thực phẩm có lợi, chị em cũng cần chú ý đến những đồ cần kiêng và các hoạt động nên tránh. 

Kiêng các đồ ăn không lành mạnh

Những thực phẩm dưới đây không tốt cho quá trình hồi phục của phụ nữ bị sảy thai. Thậm chí, ăn trong một thời gian dài còn hình thành thêm bệnh không mong muốn. 

Đồ đường, nhiều chất béo

Trong quá trình nghỉ dưỡng, các chị em có thói quen ăn vặt để đỡ buồn miệng. Các loại snack, soda, bánh kẹo ngọt,… rất được ưa thích. Việc tiếp nhận hàm lượng đường lớn sẽ làm chậm quá trình hồi phục trong tử cung cũng như ảnh hưởng xấu đến tuần hoàn máu.

Thêm vào đó, phụ nữ vừa sảy thai cũng không nên ăn các món nhiều dầu mỡ. Bởi đồ béo khiến bạn khó tiêu, dễ tạo phản ứng viêm, không tốt cho sức khỏe. 

Đồ ăn cay

Các món cay luôn có sức hấp dẫn đặc biệt. Nhưng với người sảy thai, đồ ăn cay hay những gia vị cay như ớt, hạt tiêu, mù tạt đặc biệt nên tránh. Vì đồ cay vô cùng có hại cho đường tiêu hóa, gây táo bón khó chịu cho chị em. 

Các sản phẩm chứa caffeine

Người mới sảy thai cần được bình ổn tâm lý sau sự mất mát quá lớn. Các sản phẩm chứa caffeine, nhất là cà phê thường gây mất ngủ, kích thích thần kinh, ảnh hưởng đến tinh thần, tâm trạng của chị em. Trường hợp nặng còn có thể dẫn tới trầm cảm. 

Các loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao

Thực đơn cho người sảy thai và với cả người bình thường cũng nên hạn chế các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá ngừ, cá kiếm,… Vì thủy ngân tích tụ trong cơ thể sẽ gây nên nhiều bệnh về hệ tiêu hóa và hệ thống thần kinh. 

Chất chứa cồn

Rượu, bia, trái cây, ngũ cốc lên men… nhìn chung là các chất chứa cồn rất có hại cho cơ thể, đặc biệt là cơ thể phụ nữ bị sảy thai. Cồn làm giãn các mạch máu, tổn thương tế bào thần kinh, suy giảm chức năng gan, thận, dạ dày một cách nghiêm trọng. 

Các hoạt động thường ngày

Cùng với sự quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, phụ nữ sảy thai cần chú ý đến những kiêng kỵ trong các hoạt động thường ngày:

Không tắm gội ngay sau khi sảy thai

Khi vừa sảy thai, cơ thể còn rất yếu vì thế không nên tắm gội ngay để tránh bị nhiễm lạnh. Sau đó 2 ngày, bạn có thể tắm bình thường nhưng nên tắm càng nhanh càng tốt. Đồng thời, chị em nên tắm bằng vòi hoa sen, tránh tắm bồn vì vi khuẩn dễ xâm nhập khiến viêm nhiễm phụ khoa do tử cung đang bị tổn thương. 

Không sử dụng dung dịch vệ sinh có hoạt chất tẩy rửa mạnh

Sau sảy thai, việc vệ sinh vùng kín cũng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà các chị em sử dụng những loại dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh vì chúng dễ gây tổn thương vùng nhạy cảm của phụ nữ. 

Kiêng quan hệ tình dục

Đây là điều các chị em đặc biệt nên tránh sau khi sảy thai. Đừng vì mong mỏi có em bé sớm mà quan hệ tình dục lại ngay lập tức vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tử cung. Ít nhất sau 1 – 3 tháng tùy tình hình sức khỏe mà bạn mới quan hệ bình thường trở lại. 

Vận động mạnh, làm việc nặng

Cơ thể phụ nữ bị sảy thai bị tổn thương vẫn còn yếu, không thích hợp với các hoạt động cần dùng nhiều sức. Những công việc như mang vác đồ nặng, xách nước, ngồi giặt giũ,… kể cả leo cầu thang nhiều cũng không nên làm. Nếu có tập thể dục, chị em chỉ nên tập những bài nhẹ nhàng để máu dễ lưu thông hơn và giúp cơ thể thoải mái là đủ. 

Không nên có thai ngay lại

Theo các chuyên gia, sau ít nhất 3 tháng tử cung và âm đạo mới bình thường để thụ thai. Với trường hợp chửa ngoài tử cung phải can thiệp bằng thủ thuật, phẫu thuật thì thời gian có thai lại phải từ 4 – 6 tháng. Chị em bị sảy thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có kế hoạch sinh em bé phù hợp. 

Trên đây là những thông tin về thực đơn cho người sảy thai và những lưu ý dành cho các chị em gặp tình huống không may này. Hy vọng bài viết này phần nào giúp chị em có chế độ dinh dưỡng hợp lý để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *