là tình trạng thường gặp trong thai kỳ. Đa số kiểu đau đầu của các mẹ bầu sẽ khác với người bình thường nhưng nhìn chung đều không gây hại đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, sản phụ không thể chủ quan, vẫn nên tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị để chấm dứt cơn đau đầu nhanh chóng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu khi mang thai
Hầu hết tình trạng bà bầu bị đau đầu xuất phát từ nguyên nhân nguyên phát như căng thẳng, tiền sử migarine,… Số ít trường hợp mẹ bầu bị đau đầu là do nguyên nhân thứ phát bởi mắc một bệnh lý nào đó. Biểu hiện bà bầu đau đầu có thể đau nửa đầu hoặc hai bên, đau mơ hồ, đau theo nhịp đập kèm theo buồn nôn, nôn,… Nguyên nhân gây nên đau đầu ở mỗi giai đoạn thai kỳ cũng khác nhau:
Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu
Tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu chịu nhiều ảnh hưởng bởi thay đổi cả thể chất và tâm trạng. Việc thay đổi cân nặng, thay đổi nội tiết tố, thay đổi thể tích tuần hoàn… khiến các mẹ dễ căng thẳng dẫn đến nhức đầu khi mang thai.
Ngoài ra, nguyên nhân khiến bà bầu bị đau đầu còn có thể do thiếu dinh dưỡng, thiếu ngủ, ít vận động, hạ đường huyết,… Với những mẹ nhạy cảm thì một số thức ăn cũng có thể gây đau đầu như socola, cà chua, phomai, sữa,…
Trong 3 tháng giữa thai kỳ
Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng đau đầu ở mẹ bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ là tăng huyết áp. Việc tăng huyết áp sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ, sinh non nên các mẹ cần lưu ý.
Cùng với đó, nếu không bổ sung đủ chất sắt sẽ biểu hiện bằng việc đau đầu. Bởi thiếu sắt, lượng oxy lên não bị suy giảm khiến bà bầu hay bị đau đầu, chóng mặt, thậm chí bị ngất.
Trong 3 tháng cuối thai kỳ
3 tháng cuối thai kỳ, bà bầu bị đau đầu chủ yếu là do tăng cân nhanh khiến quá trình lưu thông máu cho cơ thể và hệ thần kinh bị ảnh hưởng nhiều. Lúc này, lượng máu truyền lên não bị thiếu nên sẽ làm đau đầu. Do đó cần đặc biệt lưu ý khi bà bầu bị đau đầu tháng cuối.
Phụ nữ mang thai bị đau đầu có nguy hiểm không?
Theo số liệu được cung cấp từ một nghiên cứu, tỷ lệ phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng đau đầu đạt tới 80%. Với những cơn đau đầu nhẹ, triệu chứng sẽ nhanh chóng biến mất, không để lại hậu quả hay di chứng gì. Hơn nữa, thông thường bước sang tháng thứ 4 thai kỳ, tình trạng này giảm đi đáng kể.
Nhưng nếu bà bầu bị đau đầu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Bởi cơn đau sẽ khiến các mẹ khó chịu, tinh thần không thoải mái, ăn uống kém hơn. Trong tình huống này, các mẹ nên theo dõi sát sao tình trạng của mình và tìm cách điều trị làm giảm đau nhanh nhất. Nếu cơn đau đầu quá dữ dội hoặc đau đầu kèm theo nôn ói, co thắt cơ thì cần đến ngay bác sĩ vì đó là biểu hiện của tiền sản giật. Với bà bầu lớn tuổi, thường là ngoài 35 tuổi thì cần chú ý hơn khi bị đau đầu.
Cách làm giảm đau đầu cho bà bầu
Người bình thường khi bị đau đầu đã cảm thấy khó chịu thì chắc chắn bà bầu bị đau đầu còn khó chịu hơn gấp nhiều lần. Đặc biệt, khi mang thai, các mẹ phải hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm đau để tránh tác động tiêu cực đến thai nhi. Dưới đây là một số phương pháp an toàn hỗ trợ hiệu quả làm giảm triệu chứng đau đầu để mẹ bầu tham khảo.
Tắm nước nóng
Cơn đau đầu cũng biến mất nhanh chóng nếu mẹ bầu tắm bằng nước nóng. Nước nóng sẽ giúp các mẹ thoải mái hơn. Đây cũng được coi như một giải pháp xông hơi đặc biệt hữu hiệu với bà bầu bị đau đầu do viêm xoang, nghẹt mũi. Tuy nhiên, các mẹ không nên tắm nước quá nóng và tắm quá lâu.
Sử dụng tinh dầu
Tinh dầu hoa oải hương (lavender) được các chuyên gia khuyên dùng cho phụ nữ mang thai đau đầu. Hương thơm của loài hoa này có tác dụng lớn trong việc giảm căng thẳng, hỗ trợ giảm đau đầu và điều hòa ổn định tâm trạng. Ngoài ra, tinh dầu sả chanh cũng là gợi ý không tồi giúp các mẹ thư giãn, nhờ đó giảm cơn đau sớm nhất.
Massage hoặc chườm nóng/lạnh
Sử dụng dầu khuynh diệp cho bà bầu massage nhẹ nhàng ở đầu và vùng cổ – vai – gáy là cách giảm đau đầu, đau nửa đầu mẹ bầu nên áp dụng. Cùng với đó, bà bầu bị đau đầu có thể lấy khăn nhúng nước nóng hoặc nước lạnh để chườm.
Chườm nóng làm tăng lưu thông máu do mạch máu giãn nở, loại bỏ cục máu gây đau đầu. Ngược lại, chườm lạnh lên trán lại giúp thắt chặt mạch máu ở khu vực này cũng giúp giảm đau đầu khá nhanh.
Uống thuốc giảm đau dưới sự chỉ định của bác sĩ
Trong thai kỳ, mẹ bầu không được tự ý uống bất cứ loại thuốc nào. Nếu áp dụng các biện pháp trên không đỡ, hoặc cơn đau kèm theo sốt, ngất xỉu, giảm tầm nhìn,… thì cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ chỉ định dùng thuốc phù hợp.
Uống đủ nước
Thực tế, nhiều mẹ bầu không nghĩ rằng việc uống đủ lượng nước mỗi ngày có thể làm giảm cơn đau đầu. Đây là mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu hữu ích, gần gũi, đơn giản. Với mẹo này, bà bầu nào cũng áp dụng được.
Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, quá trình lưu thông máu và khoáng chất diễn ra trơn tru hơn. Cùng với đó, nước giúp cân bằng lượng enzyme, protein, vitamin giúp giảm đau đầu hiệu quả. Các mẹ có thể uống nước lọc, nước ép trái cây tươi, sữa; tránh đồ uống có cồn, có ga,…
Phòng ngừa đau đầu cho mẹ bầu
Tuy rằng tình trạng bà bầu bị đau đầu là phổ biến nhưng các mẹ vẫn nên biết cách để phòng tránh, giảm nguy cơ mắc những cơn đau đầu trong thai kỳ.
Ăn uống đủ chất
Dinh dưỡng trong quá trình mang thai luôn là vấn đề được quan tâm. Việc ăn uống đủ chất không chỉ đảm bảo cung cấp vitamin và khoáng chất cho thai nhi mà còn giúp mẹ có sức khỏe tốt. Hơn nữa, nếu bà bầu để bụng đói thì lượng đường trong máu xuống thấp là nguyên nhân dẫn đến đau đầu. Vậy ăn gì để giảm đau đầu cho bà bầu? Mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn trái cây hoặc bánh kẹo, ngũ cốc để nạp năng lượng khi cần thiết.
Kiêng một số thực phẩm có hại
Socola, rượu (kể cả rượu vang), đồ uống chứa caffein, xúc xích, thịt nguội,… là những loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh. Đặc biệt, cà phê là thức uống tuyệt đối không được uống nếu mẹ bầu không muốn bị đau đầu. Dù vậy, nếu mẹ bầu đang duy trì thói quen uống cà phê thì không nên cắt đột ngột. Thay vào đó, hãy giảm từ từ hoặc pha loãng cà phê với nước hoặc sữa.
Yếu tố môi trường
Tác động từ môi trường cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến bà bầu bị đau đầu. Nhất là khi mang thai, mẹ bầu càng trở nên nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh. Do đó, tốt nhất các mẹ nên chủ động chọn địa điểm yên tĩnh để sinh sống hoặc cho các buổi giao lưu, gặp gỡ. Đồng thời, tránh chỗ quá nhiều ánh sáng gây chói mắt nhé.
Thường xuyên tập luyện thể thao
Thể dục thể thao không những ngăn ngừa tình trạng đau đầu mà còn hỗ trợ cho quá trình sinh nở dễ dàng hơn. Bà bầu chọn những hình thức thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội,… để tránh ảnh hưởng đến em bé.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Các mẹ bầu nên nghỉ ngơi đúng giờ, ngủ đủ giấc để phục hồi năng lượng, giảm mệt mỏi, nhờ đó cũng hạn chế việc bị đau đầu. Điều này cũng tốt với những mẹ đã bị đau đầu hoặc đau nửa đầu giảm được sự tái phát của cơn đau.
Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân, cách chữa trị, cách phòng ngừa hiệu quả cho bà bầu bị đau đầu. Tình trạng đau đầu đơn thuần tuy không gây hại cho thai nhi nhưng cũng khiến các mẹ bị khó chịu. Mong rằng bài viết này phần nào giúp ích cho các mẹ để có một thai kỳ khỏe mạnh, không bị những cơn đau đầu gây phiền phức.
Tôi là Giám Đốc Marketing của công ty TNHH Đầu tư XNK Hoan TT. Một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam.