Trẻ bị ốm nên ăn gì để nhanh chóng phục hồi sức khoẻ? Thực chất, đồ ăn cho bé khi mệt mỏi cần chọn nguồn thực phẩm có đủ dưỡng chất thiết yếu, nấu mềm nhừ và không cho nhiều dầu mỡ.
Nguyên nhân khiến trẻ hay bị ốm
Trẻ nhỏ bị ốm là do một số nguyên nhân sau:
Hệ miễn dịch kém
Hệ miễn dịch kém là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ nhỏ bị ốm và dễ mắc bệnh. Khi trẻ được sinh ra, nguồn sữa mẹ tự nhiên sẽ bổ sung kháng thể để duy trì hệ miễn dịch thụ động. Tuy nhiên, lượng kháng thể mẹ cung cấp sẽ dần mất đi và hệ miễn dịch chủ động của trẻ bắt đầu cho đến năm 3 – 4 tuổi mới hoàn thiện. Vì vậy thời gian từ 6 tháng – 3 tuổi được gọi là khoảng trống miễn dịch nên trẻ hay ốm vặt. Từ 3 – 6 tuổi được gọi là khoảng giao thoa của hệ miễn dịch làm cho trẻ nhạy cảm hơn với vi khuẩn, virus và dễ bị ốm.
Hệ tiêu hoá yếu
Tiêu hóa kém dẫn đến khó hấp thu chất dinh dưỡng khiến cơ thể thiếu chất và nhẹ cân. Trẻ sơ sinh nếu thiếu men lactase (loại men phân hủy đường lactose) sẽ khiến bé không tiêu hóa được sữa mẹ. Tình trạng này kéo dài dễ khiến cơ thể trẻ bị ốm, sốt, mệt mỏi.
Thiếu vi chất dinh dưỡng
Trẻ sơ sinh thiếu vi chất dinh dưỡng và các vitamin thiết yếu gây ra hàng loạt vấn đề về sức khoẻ như kén ăn, tiêu hóa kém, nhẹ cân, thiếu máu,… khiến bé dễ nhiễm virus, vi khuẩn và hay bị ốm.
Lạm dụng kháng sinh
Lạm dụng kháng sinh là tình trạng phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Thói quen này ức chế và tiêu diệt vi khuẩn có hại nhưng cũng gây suy yếu lợi khuẩn trong cơ thể, hệ miễn dịch tự nhiên suy giảm khiến con trẻ hay ốm vặt.
Trẻ thiếu vận động
Vận động ở trẻ nhỏ là điều cần thiết và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể là tăng cảm giác thèm ăn và thúc đẩy tiêu hóa tốt; có lợi cho hệ hô hấp; nâng cao sức khỏe tim mạch; giảm tỷ lệ mắc trầm cảm; rèn luyện sức dẻo dai, chịu đựng và tăng đề kháng.
Ngược lại, trẻ thiếu vận động khiến cơ thể yếu ớt và dễ bị ốm hơn bình thường. Như vậy, hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ còn non yếu nên hay bị ốm là điều dễ hiểu. Chăm sóc sai cách như ăn thiếu chất, lạm dụng kháng sinh hay sinh hoạt, vận động không khoa học,… cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ trẻ bị ốm.
Trẻ bị ốm nên ăn gì nhanh hồi phục?
Bé bị ốm nên ăn gì? Thực chất, khi ốm cơ thể bé mệt mỏi, bạn nên chọn đồ ăn mềm, dễ ăn dễ hấp thụ và bổ dưỡng.
Các loại dinh dưỡng nên bổ sung
Các mẹ nên căn cứ vào độ tuổi, sở thích cũng như tình trạng của trẻ để xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi:
Chỉ nên cho con uống sữa mẹ. Khi sức khoẻ của trẻ suy yếu cần tăng số lần cho bú, thậm chí là vắt sữa đút ăn thêm để tăng sức đề kháng và đề phòng trường hợp con đói.
- Trẻ từ 6 tháng trở lên
Giai đoạn này ngoài sữa mẹ trẻ cần bổ sung các chất như sắt, canxi, chất béo, kali, tinh bột, chất xơ,… các vitamin và khoáng chất.
Nguồn dinh dưỡng chủ yếu đến từ các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, rau củ, hoa quả,… Bạn nên ưu tiên chế biến thành dạng bột, súp, sinh tố,… cho con dễ ăn và hấp thụ.
Ngoài ra, chị em cũng có thể chọn sữa công thức, bột ăn dặm, ngũ cốc,… có sẵn cho con. Các mẹ nên ưu tiên những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên và an toàn, tiêu biểu như sữa Biostime. Biostime là thương hiệu dinh dưỡng dành cho trẻ, sản phẩm của hãng 100 % làm từ sữa dê, sữa bò Úc không chứa kháng sinh và hoocmon sinh trưởng. Dùng Biostime giúp trẻ tăng cường khả năng miễn dịch từ bên trong, phát triển thể chất – trí tuệ để bé nhà bạn luôn khỏe mạnh và không bị ốm vặt.
5 món ăn bổ dưỡng cho trẻ
Phụ huynh nên chế biến đa dạng các món ăn ngon để tẩm bổ cho con sau ốm, trong đó phải kể đến 5 món bổ dưỡng sau:
Cháo thịt lá tía tô
Lá tía tô chứa lượng lớn tinh dầu perilla andehit limonen có tác dụng trị bệnh, an toàn với trẻ nhỏ. Sử dụng lá tía tô nấu cùng cháo sẽ có tác dụng chữa cảm, trị ho và giải độc cho trẻ hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 200 g gạo tẻ ngon
- 300 g thịt nạc xay
- 1 nắm lá tía tô
- 1/2 củ cà rốt
- Muối, nước mắm, mì chính,…
Cách làm:
- Cho gạo vào nồi, chế nước để nấu cháo. Khi cháo chín, cho thêm cà rốt xay nhỏ vào ninh nhừ để trẻ dễ ăn và tốt cho tiêu hoá.
- Xào thơm thịt xay và nêm gia vị vừa đủ. Sau đó cho vào nồi cháo đun thêm 15 – 20 phút.
- Để lá tía tô thái nhỏ vào bát, múc cháo nóng đổ lên rồi đảo đều là có thể cho trẻ sử dụng.
Cháo trứng gà tía tô
Cháo trứng gà tía tô giàu giá trị dinh dưỡng có tác dụng trị cảm cho trẻ. Món ăn với nguyên liệu đơn giản nên chị em dễ dàng chế biến để bé thưởng thức tại nhà.
Nguyên liệu:
- 200 g gạo
- 3 quả trứng gà ta
- 10 g lá tía tô tươi
- Hành lá và gia vị
Cách làm:
- Vo sạch gạo, chế 400 ml nước để nấu cháo.
- Cháo chín, đập 3 quả trứng gà tươi vào và khuấy để trứng tan ra.
- Cho lá tía tô, hành lá thái mỏng vào đảo đều.
- Nêm thêm chút dầu ăn và gia vị vừa miệng là tắt bếp.
Cháo gà hạt sen
Theo kinh nghiệm dân gian, trẻ sau khi ốm dậy sử dụng cháo gà hạt sen tốt cho quá trình hồi sức.
Nguyên liệu:
- 200 g gạo tẻ thơm
- 300 g thịt ức gà
- 100 g hạt sen
- Các gia vị thông thường
Cách làm:
- Thịt gà rửa sạch, luộc sơ qua rồi thái nhỏ.
- Loại bỏ tâm hạt sen, cho vào nấu cùng gạo.
- Cháo sôi, cho thịt gà vào đun cùng đến khi nhừ thì cho thêm gia vị.
- Múc cháo ra và cho trẻ thưởng thức.
Cháo đậu xanh bí đỏ
Cháo đậu xanh bí đỏ vừa giải nhiệt lại giàu chất dinh dưỡng là lựa chọn lý tưởng cho bé nhà bạn.
Nguyên liệu:
- 400 g bí đỏ
- 150 g đậu xanh cả vỏ
- 100 g gạo nếp
- Gia vị: muối, đường
Cách làm:
- Gọt vỏ, thái bí đỏ thành miếng nhỏ.
- Ngâm gạo nếp, đỗ xanh khoảng 3 – 4 giờ. Sau đó rửa sạch, cho vào nồi cùng bí đỏ và chế khoảng 1.5 lít nước để nấu cháo.
- Đun sôi khoảng 30 phút, gạt bỏ bọt cháo và khuấy đều để bí đỏ mềm ra cùng cháo.
- Cháo chín, cho thêm muối, đường và tắt bếp.
Súp gà
Có nhiều cách chế biến món này, trong đó súp gà rau củ dễ làm và tốt cho sức khỏe bé khi ốm dậy.
Nguyên liệu:
- 100 g thịt gà
- 30 g bí ngòi
- 15 g ớt chuông
- Cà rốt, ngô ngọt, hành tây, hành lá, cần tây, tỏi
- Bột năng, muối, dầu ăn, hạt nêm
Cách làm:
- Rửa ѕạᴄh gà rồi luộc chín. Sau đó để nguội và xé nhỏ.
- Cắt nhỏ bí ngòi, ngô ngọt, ớt chuông, cà rốt hành tây và cần tây.
- Cho tất cả rau củ xào cùng tỏi băm khoảng 8 – 10 phút.
- Đun sôi nước luộc gà, cho phần thịt đã xé vào nấu. Tiếp tục đổ hỗn hợp rau củ xuống, đun sôi khoảng 10 phút và nêm gia vị vừa đủ.
- Hòa bột năng ᴠới nướᴄ lọᴄ rồi đổ từ từ ᴠào nồi ѕúp. Khuấу nhẹ đều taу đến khi ѕệt lại ᴠà ѕôi đều là được.
- Múᴄ ra ᴄhén, rắᴄ thêm một ít hành lá ᴄắt nhỏ.
Có thể thấy, việc cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng tăng cường sức khỏe của trẻ khi ốm là cần thiết. Tuy nhiên, chỉ nên bổ sung khi trẻ đủ từ 6 tháng tuổi trở lên. Đặc biệt, hãy chọn những thực phẩm mềm, tốt cho tiêu hoá và dễ hấp thụ như 5 món ăn đã gợi ý ở trên.
Lưu ý khi chăm trẻ bị ốm
Khi chăm trẻ ốm, chị em cần lưu ý:
- Cho trẻ nghỉ ngơi lấy lại sức. Không ép ngủ hay vận động nhiều khiến trẻ mệt mỏi hơn.
- Bổ sung đủ nước và các chất điện giải, nhất là khi ốm bị tiêu chảy.
- Trẻ bị sốt cao cần đưa đi khám để xác định rõ nguyên nhân và có phương án điều trị chính xác, dứt điểm. Không để bé sốt kéo dài gây biến chứng có hại cho sức khoẻ và tính mạng.
- Trẻ ho, đau họng kiêng ăn, uống đồ lạnh. Thay vào đó là ăn đồ ấm làm dịu họng và giảm cơn ho.
- Nếu trẻ bị tắc mũi, cần hút hết dịch để khai thông. Kê gối ngủ cao hơn bình thường giúp bé dễ thở hơn.
- Ưu tiên cho trẻ ăn thực phẩm mềm hoặc nấu nhừ. Không nên ép bé ăn nhiều khi chưa đói hoặc mệt mỏi.
Mẹ hãy ghi nhớ những điều này để không hoang mang và xử lý tốt mỗi khi bé ốm. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường thì nên đưa trẻ đi bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Tóm lại, trẻ bị ốm nên ăn gì tốt cho sức khỏe là điều mà bất kỳ cha mẹ nào cũng cần nắm rõ. Cùng với gợi ý 5 món ngon bổ dưỡng giúp bé nhanh phục hồi hy vọng sẽ mang đến những thông tin có ích để chị em chăm sóc bé yêu an toàn và khỏe mạnh. Thêm vào đó, các dòng sản phẩm sữa và dinh dưỡng Biostime cũng là gợi ý không tồi bố mẹ có thể bổ sung hàng ngày cho con mình.
Tôi là Giám Đốc Marketing của công ty TNHH Đầu tư XNK Hoan TT. Một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam.