Tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị nôn liên tục và biện pháp khắc phục

Nguyên nhân trẻ bị nôn liên tục có thể đến từ bệnh lý về tiêu hóa hoặc các cơ quan khác. Dấu hiệu này là nguy cơ tiềm ẩn cho những căn bệnh nguy hiểm, gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. 

nguyên nhân trẻ bị nôn liên tục
Nguyên nhân trẻ bị nôn liên tục có thể đến từ bệnh lý về tiêu hóa

Nguyên nhân nôn ở trẻ em

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng bé bị nôn liên tục: 

Nhiễm trùng tiêu hóa

Các loại virus như rotavirus, norovirus, adenovirus có thể gây ra nhiễm trùng đường tiêu hóa dẫn đến hiện tượng nôn trớ hoặc nôn liên tục. Ngoài ra còn đi kèm với các triệu chứng như sốt cao, tiêu chảy. Nguyên nhân là do bé ăn phải những thực phẩm kém vệ sinh, thói quen mút tay hoặc đồ chơi có chứa nhiều vi khuẩn. 

Ngộ độc thực phẩm

Nôn là phản ứng thường thấy nhất khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm. Đây là cơ chế tự bảo vệ nhằm loại bỏ các tác nhân gây hại ra khỏi cơ thể. Triệu chứng thường xuất hiện sau khoảng 2 – 12 giờ kể từ khi ăn, gần giống với nhiễm trùng tiêu hóa nhưng trẻ sẽ ít bị sốt. 

Tắc ruột

Tình trạng tắc ruột khiến bé bị nôn ra mật xanh mật vàng, đi kèm với cơn đau bụng dữ dội, mệt lả, vã mồ hôi. Đây là một bệnh lý tương đối nguy hiểm, cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để cấp cứu. 

Lồng ruột

Lồng ruột là tình trạng đoạn ruột bên trên chui vào bên dưới gây ra hiện tượng tắc nghẽn. Thường thấy ở trẻ dưới 4 tuổi với biểu hiện nôn đột ngột, chán ăn, không đi ngoài được do ruột bị lồng vào nhau. Nếu không kịp thời chữa trị sẽ dẫn đến hoại tử và nhiễm trùng máu. 

Trào ngược dạ dày thực quản

Nguyên nhân trẻ bị nôn liên tục do trào ngược dạ dày tương đối phổ biến. Trẻ thường xuyên đầy bụng, trớ hoặc nôn toàn bộ thức ăn gây cảm giác khó chịu. Dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lâu dài dễ bị suy dinh dưỡng hoặc sút cân do ăn uống kém. 

Hẹp phì đại môn vị

Môn vị tiếp nối dạ dày với hành tá tràng, nếu bộ phận này bị hẹp sẽ làm hạn chế khả năng lưu thông xuống ruột non. Thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày làm đầy hơi, trướng bụng, nôn ngay sau khi ăn. 

nguyên nhân trẻ bị nôn liên tục
Hẹp phì đại môn vị gây ra tình trạng nôn liên tục nên cha mẹ cần chú ý

Cách xử lý bệnh nôn trớ ở trẻ em

Khi thấy trẻ có dấu hiệu nôn nhiều lần, cha mẹ nên bình tĩnh xử lý theo các cách sau: 

Theo dõi dấu hiệu mất nước ở trẻ

Hiện tượng nôn liên tục khiến trẻ bị mất nước làm rối loạn các hoạt động trong cơ thể. Nếu bị mất nước nhẹ sẽ có các biểu hiện khô môi, khô mắt. Trường hợp mắt trẻ trũng sâu, mệt mỏi, không tiểu tiện được trong vòng 6 giờ là dấu hiệu của mất nước nặng. Lúc này cần đưa tới cơ sở y tế để truyền tĩnh mạch bù nước và điện giải. 

Điều chỉnh chế độ ăn

Trẻ bị nôn không nên ăn quá nhiều cùng lúc, chia nhỏ bữa ăn hoặc cữ bú để cơ thể thích nghi dần. Đối với các trẻ lớn có thể kết hợp vận động nhẹ nhàng sau khi ăn giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa. 

Bù nước

Có thể bổ sung bằng cách cho trẻ uống dung dịch Oresol pha đúng theo tỷ lệ được ghi trên hướng dẫn sử dụng. Nên cho uống từ 50 – 100ml sau mỗi lần nôn, chia nhỏ lượng dung dịch và không ép uống cùng lúc. 

Nằm gối đầu cao

Nếu để đầu trẻ thấp hơn thân khi nằm sẽ dễ xảy ra tình trạng trào ngược dạ dày. Vậy nên mẹ cần chuẩn bị gối đầu cao vừa phải để trẻ dễ chịu, không mặc quần áo chật làm tăng áp lực lên ổ bụng.

Đề phòng lây lan

Ngoài bị ảnh hưởng từ hệ tiêu hóa, trẻ bị nôn có thể là dấu hiệu của các bệnh truyền nhiễm. Do đó cha mẹ cần cẩn thận trong quá trình chăm sóc, rửa tay thường xuyên và hạn chế tiếp xúc để phòng tránh lây lan. 

Lưu ý khi trẻ bị nôn

Khi trẻ bị nôn ở mức độ nhẹ cha mẹ có thể tự kiểm soát tại nhà, nhưng nếu gặp phải các tình trạng sau cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để phát hiện và điều trị kịp thời. 

  • Tình trạng nôn không giảm sau 24 giờ. 
  • Khi nôn có xuất hiện dịch mật xanh, mật vàng hoặc máu. 
  • Sốt cao trên 38 độ. 
  • Đau bụng dữ dội không đi ngoài được. 
  • Dấu hiệu mất nước nặng. 
  • Người mệt mỏi, ngủ li bì đi kèm các cơn co giật. 
nguyên nhân trẻ bị nôn liên tục
Cha mẹ cần chú ý biểu hiện khi trẻ nôn để đưa đi khám kịp thời

Nguyên nhân trẻ bị nôn liên tục chủ yếu là do hệ tiêu hóa gặp phải vấn đề. Do đó, cha mẹ cần hết sức chú ý trong việc xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo an toàn vệ sinh. Nếu trẻ gặp phải tình trạng này hãy theo dõi các dấu hiệu thường xuyên, chuyển đến cơ sở y tế ngay khi có biểu hiện nghiêm trọng. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *