Trẻ sơ sinh rụng tóc máu là vấn đề gây lo lắng cho nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về hiện tượng phổ biến này ở trẻ nhỏ. Cùng tìm hiểu chi tiết những điều cần biết về rụng tóc máu ở trẻ cũng như cách xử lý để con có sức khoẻ và phát triển tốt nhất.
Tóc máu là gì?
Tóc máu là lớp tóc đầu tiên xuất hiện trên đầu trẻ sơ sinh, hình thành từ tuần thai thứ 24 trở đi và tiếp tục phát triển cho đến khi bé ra đời. Chức năng của tóc máu là giữ ấm và bảo vệ cho phần đầu non nớt của trẻ khi còn trong bụng mẹ. Trong suốt quá trình phát triển, tóc máu có xu hướng rụng dần để chuẩn bị cho lớp tóc thật sau này.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh rụng tóc máu
Hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ bị rụng tóc máu giúp cha mẹ có những biện pháp đối phó hiệu quả khi gặp tình trạng này.
Hiện tượng sinh lý thông thường
Tóc của mỗi trẻ có những đặc điểm khác nhau về độ dày mỏng, màu sắc, xoăn hay thẳng tuỳ thuộc vào gen di truyền và chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thai kỳ. Rụng tóc máu ở trẻ là hiện tượng sinh lý bình thường. Bởi tóc máu của trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng bằng hormone của mẹ. Khi trẻ ra đời, nguồn dinh dưỡng từ hormone này giảm và nội tiết tố trong cơ thể trẻ thay đổi, dẫn đến hiện tượng tóc máu rụng. Đây là quá trình tự nhiên trong giai đoạn khoảng 6 tháng đầu sau khi sinh và tóc mới sẽ sớm thay thế.
Trẻ thiếu canxi
Nếu trẻ vẫn tiếp tục rụng tóc sau 6 tháng tuổi, có thể là dấu hiệu của thiếu canxi, gây còi xương hoặc có vấn đề nghiệm trọng về sức khoẻ bên trong cơ thể. Canxi là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của tóc. Enzyme Biotin, cần canxi để hoạt động, giữ cho tóc khỏe mạnh. Thiếu canxi có thể làm suy giảm sản xuất enzym, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết và dẫn đến tình trạng rụng tóc.
Cha mẹ cần nắm rõ nguyên nhân khiến bé rụng tóc máu và chú ý đến dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đủ canxi qua sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu tình trạng rụng tóc kéo dài, nên thăm bác sĩ để đánh giá và tư vấn điều trị phù hợp, đặc biệt khi trẻ có dấu hiệu còi xương hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Trẻ sơ sinh bị rụng tóc máu có sao không?
Rụng tóc ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng phổ biến và thường không đáng lo ngại. Trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, tóc máu thường trải qua chu kỳ rụng tóc TE (telogen effluvium), có 2 giai đoạn:
- Giai đoạn Telogen: Đây là giai đoạn khi tóc ở trạng thái nghỉ, kéo dài từ 2 đến 3 tháng. Trong thời kỳ này, tóc không tăng trưởng.
- Giai đoạn Exogen: Sau giai đoạn Telogen, tóc bắt đầu rụng từ nang tóc. Giai đoạn này thường xuất hiện ở trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi và là quá trình tự nhiên của cơ thể để loại bỏ tóc cũ.
Sau quá trình rụng tóc TE, tóc trẻ sẽ bước sang giai đoạn Anagen. Đây là thời điểm tóc bắt đầu phát triển từ nang tóc, thường kéo dài từ 2 – 6 năm. Khoảng 80-90% số lượng tóc trên đầu của trẻ đều tăng trưởng ở giai đoạn này.
Tuỳ vào sự thay đổi của hormone và nội tiết tố và sự phát triển của trẻ mà sự tăng trưởng của tóc máu cũng khác biệt, chuyển nhanh từ pha telogen sang exogen. Chính điều này gây ra hiện tượng trẻ bị rụng tóc khi sinh ra.
Rụng tóc là một phần tự nhiên khi cơ thể trẻ đang tập thích nghi với môi trường bên ngoài. Điều này thường xảy ra trước khi bắt đầu giai đoạn tóc mọc lại và sau thời gian này, mái tóc mới sẽ có màu sắc và kết cấu khác biệt so với mái tóc cũ. Nó có thể sáng màu hơn, dày và khoẻ hơn trước khi rụng.
Mặc dù trẻ rụng tóc máu là hiện tượng bình thường nhưng nếu tình trạng này kéo dài hoặc có triệu chứng bất thường, thì cha mẹ nên thăm khám bác sĩ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển bình thường của bé.
Quá trình rụng tóc máu ở trẻ sơ sinh
Để hiểu rõ về quá trình phát triển tóc của bé và tránh những lo lắng không cần thiết, cha mẹ nên theo dõi cẩn thận những biểu hiện và thời gian của quá trình rụng tóc máu.
Biểu hiện
Khi trẻ bắt đầu trải qua quá trình rụng tóc máu, chúng sẽ rụng từng mảng và lan ra khắp đầu. Thông thường, tóc máu rụng ở phía sau gáy đến phần thóp đầu, lên đỉnh đầu và cuối cùng ở phía trước trán. Sau khi rụng hết, lớp tóc mới sẽ thay thế. Tóc mới có thể có sự thay đổi về màu sắc, độ dày hoặc mỏng.
Khi bị rụng tóc máu, trẻ có thể trở nên quấy khóc và đổ mồ hôi do mất đi lớp bảo vệ da đầu. Lúc này, da đầu trẻ rất dễ bị tổn thương do trầy hoặc xước, gây đau rát và khó chịu. Để xử lý tình trạng này, mẹ cần xác định nguyên nhân và áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp.
Thời gian rụng róc máu ở trẻ
Hiện tượng rụng tóc máu thường diễn ra trong khoảng 6 tháng đầu đời của trẻ. Trong giai đoạn này, tóc sẽ bắt đầu rụng ở các vùng trước trán, đỉnh đầu, hoặc sau gáy và có thể rụng lưa thưa hoặc theo dạng từng mảng. Sau quá trình rụng tóc, tóc mới sẽ bắt đầu phát triển về độ dày, màu sắc dẫn đến sự khác biệt so với tóc máu trước đó. Mặc dù bé sơ sinh rụng tóc máu là hiện tượng bình thường, nhưng nếu sau 6 tháng tuổi mà tình trạng này vẫn diễn ra liên tục, mẹ nên đưa trẻ đến thăm bác sĩ để loại trừ các vấn đề về da liễu khác.
Có nên cắt rụng tóc máu cho trẻ không?
Nhiều phụ huynh có thể cảm thấy lo lắng khi chứng kiến tình trạng rụng tóc máu của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, việc cắt tóc máu với hy vọng kích thích mọc tóc mới nhanh và đẹp hơn không có cơ sở khoa học. Chưa có bằng chứng nào chứng minh rằng cắt tóc sẽ ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát triển của mái tóc.
Quan trọng hơn, tóc máu là lớp bảo vệ tự nhiên, đặc biệt quan trọng cho phần thóp non nớt của trẻ. Cắt tóc máu không chỉ là việc làm không cần thiết mà còn gây tổn thương cho da đầu nhạy cảm của trẻ.
Cha mẹ có thể bắt đầu cắt tóc khi trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, lúc này da đầu và phần thóp của con đã cứng cáp. Hãy để tóc máu của con rụng và tóc mới mọc một cách tự nhiên nhất.
Cách xử lý khi bé bị rụng tóc máu
Khi bé bị rụng tóc máu, cần thực hiện các biện pháp một cách cẩn thận và hiệu quả để bảo vệ da đầu nhạy cảm của trẻ. Dưới đây là những cách xử lý và các lưu ý quan trọng giúp giảm tình trạng rụng tóc máu và bảo vệ sức khỏe của con.
Cách hạn chế rụng tóc máu
Để giảm thiểu tình trạng bé rụng tóc máu, các bậc phụ huynh nên thực hiện những biện pháp sau:
- Quá trình gội đầu cho trẻ cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng. Sử dụng nước cốt chanh hoặc xà phòng dành riêng cho trẻ để tránh kích ứng da và tóc, đồng thời duy trì sự sạch sẽ.
- Chế độ dinh dưỡng cần được bổ sung khoa học, đặc biệt là các loại vitamin H, vitamin D, kẽm, canxi, và các dạng dưỡng chất khác. Tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp với thể trạng và nhu cầu của trẻ.
- Cho trẻ tắm nắng khoảng 15-20 phút mỗi buổi sáng để giúp cơ thể hấp thụ vitamin D tốt hơn, hỗ trợ quá trình kích thích mọc tóc.
- Cha mẹ nên tránh tư thế nằm lâu và ngăn chặn trẻ tự giật, kéo tóc bằng cách thường xuyên thay đổi tư thế nằm và sử dụng bao tay cho con. Điều này giúp duy trì sức khỏe của da đầu và tóc, ngăn chặn tình trạng rụng tóc máu không mong muốn.
Bằng cách áp dụng các biện pháp trên, tình trạng rụng tóc máu của bé sẽ được cải thiện.
Những lưu ý không nên làm
Bên cạnh các biện pháp tích cực, mẹ cũng cần tuân thủ những nguyên tắc sau để bảo vệ tóc máu của trẻ:
- Không nên gội đầu quá thường xuyên, hạn chế từ 2 đến 3 lần mỗi tuần. Điều này giúp duy trì độ ẩm tự nhiên cho da đầu và tóc.
- Tránh sử dụng dầu gội dành cho người lớn khi gội đầu cho trẻ, vì thành phần có thể quá mạnh và gây kích ứng cho da đầu nhạy cảm của trẻ.
- Khi gội đầu, không nên chà xát quá mạnh mà chỉ được massage nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương da đầu và gãy rụng tóc của bé.
Trong trường hợp đã áp dụng đúng các phương pháp khắc phục tình trạng rụng tóc máu mà vẫn không hiệu quả, phụ huynh cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán đúng nguyên nhân, từ đó áp dụng biện pháp điều trị hiệu quả và an toàn.
Hi vọng những giải đáp chi tiết ở trên đã giúp cha mẹ an tâm hơn về những băn khoăn trẻ sơ sinh rụng tóc máu có sao không. Mặc dù đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ nhưng vẫn cần được phụ huynh theo dõi cẩn thận để có những cách xử lý kịp thời bảo vệ sức khoẻ của con.
Tôi là Giám Đốc Marketing của công ty TNHH Đầu tư XNK Hoan TT. Một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam.