Trẻ sơ sinh ho khò khè có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ sơ sinh ho khò khè thường xảy ra do sự tắc nghẽn đường hô hấp dưới bởi kích thước phế quản của trẻ còn nhỏ, dễ bị co thắt dẫn đến tiết dịch và tắc nghẽn. Vậy trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè nguyên nhân do đâu, có nguy hiểm không? Trẻ sơ sinh bị ho khò khè phải làm sao?

Trẻ ho khò khè có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân
Trẻ ho khò khè có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Mức độ nguy hiểm khi trẻ sơ sinh ho khò khè

Khò khè là tiếng thở bất thường, chỉ gặp khi trẻ sơ sinh bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới – từ khí quản ngực đến hệ thống phế quản nhỏ. Đặc biệt, trẻ sơ sinh bị ho và khò khè thường gặp vào giai đoạn 1-3 tuổi (khoảng 30-40% trẻ đang bú mẹ có triệu chứng này). Vậy trẻ sơ sinh ho khò khè nguy hiểm như thế nào?

Theo các bác sĩ nhi khoa, trẻ sơ sinh ho thở khò khè có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào mức độ hay âm thanh khò khè mà bé phát ra. Do vậy, cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của con để sớm tìm được nguyên nhân và nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

Trẻ sơ sinh bị ho và thở khò khè như tiếng huýt sáo

Cấu tạo mũi của trẻ thông thường sẽ có lỗ thông khí nhưng còn khá nhỏ nên chỉ cần bị gỉ mũi hay một lớp dịch nhầy đã có thể khiến trẻ bị khó thở.

Khi đó, lỗ thông khí của mũi bị thu hẹp khiến sự hô hấp của trẻ khó khăn và phát ra âm thanh nghe như tiếng huýt sáo.

Do vậy, cha mẹ cần chú ý vệ sinh khoang mũi liên tục cho trẻ để giúp mũi được sạch sẽ, thông thoáng và trẻ cũng dễ hô hấp hơn. 

Trẻ sơ sinh ho khò khè tiếng khàn khàn 

Trẻ ho khò khè, phát ra những âm thanh khàn khàn thì cha mẹ cần chú ý vì đó có thể là dấu hiệu trẻ bị viêm thanh khí phế quản.

Dù không đe dọa tính mạng nhưng bệnh lý này có thể gây phù nề thanh quản làm đường dẫn khí bị thu hẹp, từ đó hơi thở của trẻ sẽ trở nên nặng nề hơn. 

Trẻ sơ sinh ho thở khò khè 

Khi trẻ sơ sinh thường xuyên thở khò khè, thở khó khăn, thậm chí thở không ra hơi thì không chỉ đơn giản là do tắc nghẽn đường hô hấp mà còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm như hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi.

Không những vậy, không thể loại trừ khả năng trẻ thở khò khè do dị vật mắc kẹt trong đường thở hoặc phế quản có dị tật bẩm sinh. Trong trường hợp này, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi, cho trẻ đi khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh và điều trị hiệu quả. 

Trẻ thở dốc

Bị viêm phổi có thể khiến trẻ bị thở nhanh hay thở dốc bất thường. Bệnh lý này thường xảy ra do sự tích tụ chất lỏng trong các phế nang mà tác nhân chính do vi khuẩn hay virus tấn công.

Khi trẻ bị viêm phổi, cha mẹ sẽ thấy trẻ thường xuyên thở dốc, có triệu chứng ho dai dẳng và xanh tím. Nếu phát hiện bé có những dấu hiệu kể trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời. 

Bé có thể bị khó thở do ho khò khè
Bé có thể bị khó thở do ho khò khè

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè

Như đã chia sẻ, khò khè là loại tiếng thở bất thường, cha mẹ có thể áp tai đến gần miệng trẻ sẽ nghe thấy rõ nhất (gần giống như tiếng ngáy). Khi tình trạng này nặng hơn, trẻ sẽ thở ra kéo dài, tiếng thở khò khè và có thể kèm theo tiếng rít. 

Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh ho khò khè là do đâu? 

  • Hen suyễn (Hen phế quản): Đôi khi trẻ sơ sinh ho khan thở khò khè là dấu hiệu báo hen, xuất hiện nhiều ở những trẻ có bố mẹ hút thuốc lá hay có tiền sử hen suyễn. Tuy nhiên, khò khè không đồng nghĩa là trẻ bị hen nhưng nếu trẻ thở khò khè liên tục thì cha mẹ cần đi trẻ đi khám sớm. 
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Một số bệnh lý mà trẻ sơ sinh thường gặp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng hay cảm cúm…cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ho thở khò khè như có đờm. 
  • Viêm tiểu phế quản: Một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp dưới phổ biến ở trẻ sơ sinh vào mùa đông. Bệnh chủ yếu do virus gây ra với những triệu chứng ban đầu rất dễ nhầm lẫn với cảm lạnh, tuy nhiên sau đó trẻ sẽ bị ho, thở khò khè, thậm chí khó thở và cần nhập viện. 
  • Một số nguyên nhân khác: Dị vật đường thở, phù phổi, dị tật phế quản bẩm sinh, lao, phế quản bị chèn ép…đều có thể gây ra tình trạng trẻ khò khè khó thở dai dẳng và kéo dài. 

Trẻ sơ sinh bị ho khò khè phải làm sao?

Tình trạng trẻ sơ sinh bị ho và khò khè khiến cha mẹ không khỏi lo lắng, không biết sức khỏe con mình có đang gặp vấn đề gì không. Các bác sĩ khuyến cáo, trước tiên cha mẹ cần hết sức bình tĩnh, trang bị cho mình kiến thức cần thiết để xử trí khoa học và đúng cách. Vậy trẻ sơ sinh ho khò khè phải làm sao?

Nhanh chóng đưa trẻ đi khám

Hệ hô hấp của con còn yếu, những bất thường trong đường thở có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Chính vì vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu bị ho, khó thở hay thở khò khè…kéo dài thì cha mẹ cần đưa trẻ nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh. 

Đặc biệt, cha mẹ cần theo dõi nếu trẻ có dấu hiệu thở nhanh, thở dốc, làn da tím tái thì cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay. Một số dấu hiệu khác mà cha mẹ cũng cần lưu ý bao gồm trẻ ho khò khè kèm tiếng rít, cơn ho nặng và kéo dài, sốt cao kéo dài, môi khô mắt trũng, khóc không có nước mắt…cũng cần được đưa đi khám nhanh nhất. 

Lưu ý: Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị ho thở khò khè, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay từ đầu vì ở lứa tuổi này, triệu chứng bệnh rất dễ chuyển biến nặng hơn. 

Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị ho thở khò khè, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay từ đầu
Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị ho thở khò khè, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay từ đầu

Làm sạch đường thở của trẻ

Cha mẹ có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi vào hút sạch dịch mũi cho trẻ.

Nếu trẻ thở khò khè do nghẹt mũi, việc này sẽ giúp trẻ dễ thở hơn, không làm ảnh hưởng đến việc vui chơi, ăn uống của trẻ. 

Chăm sóc trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ

  • Tuyệt đối không tự cho trẻ uống kháng sinh, thuốc kháng viêm hay long đờm…Bởi nếu dùng sai thuốc có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ, tránh để gió thổi trực tiếp vào đầu, mặt, mũi họng của trẻ, đặc biệt trong thời tiết lạnh mùa đông. 
  • Cho trẻ uống đủ nước giúp cơ thể trẻ trao đổi chất tốt hơn, làm dịu cổ họng và hỗ trợ làm loãng dịch đờm. 
  • Cha mẹ có thể vỗ nhẹ nhàng vào lưng trẻ để giúp thông thoáng đường thở cho trẻ. 
  • Trường hợp trẻ ho kèm sốt, cha mẹ nên hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm khăn, sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C…

Trẻ sơ sinh ho khò khè có thể là dấu hiệu bất thường cảnh báo các bệnh về đường hô hấp ở trẻ, nếu kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, cha mẹ cần chú ý theo dõi và nên đưa trẻ đi khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *