Trẻ sơ sinh đau bụng tuy không phải là hiện tượng hiếm gặp nhưng lại khiến nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng và gặp nhiều lúng túng trong cách xử lý. Nếu không nắm rõ nguyên nhân để xử lý kịp thời, con có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.
Biểu hiện của bé sơ sinh đau bụng
Khi trẻ sơ sinh đau bụng, vì bé chưa biết nói nên con sẽ biểu hiện bằng tiếng khóc. Cha mẹ có thể nhận biết trẻ sơ sinh bị đau bụng bằng một số dấu hiệu sau:
- Trẻ sơ sinh đau bụng quấy khóc nhiều bất thường và cáu gắt hơn bình thường.
- Kèm theo quấy khóc, bé sơ sinh đau bụng còn có biểu hiện cong lưng, gồng người lên và uốn cong đầu gối khi khóc.
- Trẻ bỏ bú hoặc bú kém, khó ngủ khiến cho giấc ngủ bị xáo trộn.
- Trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài, nôn ói
- Trẻ cũng có thể bị chướng bụng, táo bón,…
Nguyên nhân bệnh lý trẻ sơ sinh bị đau bụng
Trẻ sơ sinh đau bụng có rất nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp mà cha mẹ cần lưu tâm.
Trẻ đau bụng colic hay khóc dạ đề
Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh hay được gọi là khóc dạ đề, xảy ra ở trẻ sơ sinh 2-3 tuần tuổi và có thể kéo dài đến khi trẻ được 4-5 tháng tuổi. Đây là tình trạng khóc không ngừng ở trẻ sơ sinh, là cơn khóc hội đủ ba yếu tố là:
- Khóc dữ dội trong ít nhất 3 tháng đầu sau sinh
- Cơn khóc dai dẳng hơn 3 tiếng đồng hồ
- Xuất hiện hơn 3 lần trong một tuần
Trẻ sơ sinh đau bụng colic không ảnh hưởng sức khỏe của trẻ nhưng xét về nguyên nhân thì ngay cả bác sĩ cũng không thể xác định được rõ nguyên nhân làm trẻ khóc, đó có thể do trẻ nuốt khí gây đầy hơi khó tiêu hoặc do trẻ không dung nạp các chất trong sữa,…
Trẻ bị táo bón
Đau bụng ở trẻ sơ sinh cũng có thể là do bé bị táo bón. Khi bị táo bón, bé sơ sinh bị đau bụng sẽ tỏ ra khó chịu khi đi tiêu hoặc không đi đại tiện được trong khoảng ba ngày. Nếu đi tiêu được thì phân có thể khô và cứng. Ngoài ra, sự thay đổi màu sắc nào trong phân như đỏ, đen hoặc màu hạt dẻ cũng đều có thể là nguyên nhân khiến mẹ lo lắng. Trẻ bị táo bón có thể do dị ứng với sữa, chế độ ăn của bé bị thiếu chất xơ hoặc cha mẹ không cho con uống đủ nước,…
Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày
Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày có nghĩa là bé có một rối loạn tiêu hóa được gọi là GERD (bệnh trào ngược dạ dày thực quản) với các dấu hiệu như: Trẻ không chịu ăn, hay bị nấc, thở khò khè, ho nhiều vào ban đêm, nhiễm trùng tai thường xuyên, tăng cân kém, chảy máu trong đường tiêu hóa,…
Trẻ bị tiêu chảy
Trẻ sơ sinh đau bụng tiêu chảy do tiếp xúc với một loại virus được gọi là vi rút rota. Ngoài ra, các chủng vi khuẩn như salmonella, campylobacter, escherichia coli, ký sinh trùng hoặc thực phẩm bị ô nhiễm,… cũng có thể gây ra tình trạng trẻ sơ sinh đau bụng đi ngoài.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài mà cha mẹ dễ nhận biết nhất chính là trẻ đi phân có nước thậm chí là có máu, trẻ đau quặn bụng, quấy khóc, nôn ói, chướng bụng hoặc sốt,… Những triệu chứng này có thể gây ra mất nước nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh bị lồng ruột
Đây là một tình trạng tuy hiếm gặp nhưng gây ra hiện tượng đau bụng ở trẻ sơ sinh và có thể xảy ra khi trẻ được khoảng 8-14 tháng tuổi. Lồng ruột xảy ra khi một phần của ruột trượt sang phần khác gây ra tình trạng tắc nghẽn và đau đớn khiến em bé có thể co chân về phía dạ dày, thường xuyên nôn mửa, đi ngoài có phân sẫm màu, có nhầy và máu.
Không dung nạp lactose tạm thời
Trẻ sơ sinh mắc bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày ruột và tiêu chảy,… sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa đường lactose vì cơ thể không sản xuất enzyme lactase có tác dụng phân hủy đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Trẻ mắc bệnh này thường có một số triệu chứng như bị đau quặn bụng, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, phân chua, loét hậu môn.
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa cũng là một nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đau bụng. Viêm ruột thừa xảy ra khi vi khuẩn bị mắc kẹt trong ruột thừa bởi phân cứng hoặc một nút nhộng lớn chèn ép và chặn lại lỗ thông gây ra sưng tấy và đau nhói. Lúc này trẻ sẽ khóc không ngừng vì đau và có kèm các triệu chứng khác bao gồm sốt, nôn mửa, tiêu chảy,…
Do trẻ bị thoát vị thành bụng
Đây là tình trạng xảy ra khi ruột non hoặc ruột già trượt ra khỏi khoang bụng gây ra triệu chứng bụng trẻ căng tròn, đau, nôn mửa, sốt, khó chịu và tắc nghẽn ruột. Trường hợp này xảy ra khi cơ bụng của trẻ bị yếu hoặc đối với các bé trai, nó có thể xảy ra nếu ống bẹn không được đóng đúng cách và một phần của ruột di chuyển vào ống bẹn.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Bé sơ sinh đau bụng cũng có thể do bị nhiễm trùng đường tiết niệu và có dị tật xuất hiện ở đường tiểu. Nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra những cơn đau ở vùng bụng dưới khi vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong bàng quang hoặc niệu đạo của trẻ. Từ đó trẻ bị sốt, khóc khi đi tiểu và nước tiểu có mùi lạ.
Triệu chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh đau bụng dù chưa thể nói nhưng cha mẹ vẫn có thể nhận biết cơn đau bụng ở trẻ thông qua một số các triệu chứng dưới đây:
- Trẻ khóc to và khóc thét như thể đang la hét vì đau đớn, thường khóc nhiều vào cuối buổi chiều hoặc tối, khóc ít nhất 3 giờ/ngày trong 3 ngày/tuần hoặc nhiều hơn trong ít nhất 3 tuần.
- Khi trẻ sơ sinh đau bụng, cha mẹ thường không thể dỗ dành hoặc làm dịu cơn đau của trẻ.
- Bụng của trẻ có thể cứng, tay nắm chặt, hai chân giơ lên, cong lưng hoặc ưỡn người, vặn vẹo trong cơn đau, mắt nhắm nghiền, mặt nhăn nhó,…
- Trẻ kém ăn, ngủ không ngon giấc, hay gắt gỏng.
- Trẻ buồn nôn, nôn hoặc bị tiêu chảy.
- Dạ dày của bé có thể căng phồng vì chứa đầy hơi và xì hơi nhiều.
Trẻ sơ sinh bị đau bụng phải làm sao?
Vậy trẻ sơ sinh đau bụng phải làm sao? cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp làm dịu cơn đau bụng ở trẻ bằng cách sau đây:
- Khi trẻ bú, cha mẹ cho trẻ ngồi bú, nếu sử dụng bình sữa thì nên giữ cho trẻ không nuốt không khí quá nhiều. Đặc biệt không nên ép bé bú quá mức, điều này có thể khiến bé không thoải mái. Vì vậy, hãy chờ ít nhất hai đến ba tiếng rồi mới cho bé ăn lần tiếp theo.
- Bế ẵm trẻ trên tay, địu trẻ ở phía trước hoặc cho trẻ vào xe đẩy hoặc nôi, đẩy bé nhẹ nhàng giúp xoa dịu cơn đau. Sự tiếp xúc cơ thể và những chuyển động sẽ trấn an bé dễ dàng ngay cả khi cơn đau bụng vẫn còn dai dẳng.
- Cho trẻ tắm nước ấm và massage bụng cho trẻ hoặc cho bé nằm sấp trên đầu gối của cha mẹ một lát và xoa lưng nhẹ nhàng. Áp lực lên bụng của bé sẽ được xoa dịu phần nào cơn đau.
- Có thể quấn ủ bé trong một tấm khăn lớn, mỏng để bé cảm thấy an toàn và ấm áp.
Trẻ sơ sinh đau bụng đi ngoài phải làm sao và trẻ sơ sinh bị đau bụng mẹ nên ăn gì? Trong thời gian trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ nên ăn các loại thực phẩm giúp cung cấp đầy đủ nước, khoáng chất, vitamin, chất xơ để đảm bảo chất lượng nguồn sữa, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho bé.
- Mẹ có thể ăn theo chế độ ăn BRAT với bốn loại thực phẩm là gạo, táo, bánh mì, chuối. Đây là chế độ ăn cho mẹ khi bé bị tiêu chảy được các bác sĩ khuyến cáo áp dụng.
- Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm mềm và chứa ít chất xơ khác như: Bánh quy, thịt gà không da, khoai tây, đậu trắng,…
- Mẹ nên ăn sữa chua vì đây là nhóm thực phẩm rất có lợi cho nguồn sữa mẹ, đồng thời có thể ngăn ngừa hiệu quả tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
- Khi trẻ sơ sinh đau bụng tiêu chảy, mẹ nên uống nhiều nước để bổ sung nước cho trẻ thông qua việc bú và ăn nhiều loại rau, củ, quả để nâng cao chất lượng sữa, giúp con hấp thụ được nhiều vitamin và khoáng chất có lợi để giúp chống lại bệnh tật.
Khi nào trẻ sơ sinh bị đau bụng cần gặp bác sĩ?
Trẻ sơ sinh đau bụng do nhiều nguyên nhân và hầu hết đều là lành tính, có thể điều trị tại nhà hoặc tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, đối với các trường hợp dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ:
- Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, khóc liên tục hơn 2 giờ, có triệu chứng sốt (nhiệt độ là 38°C hoặc cao hơn).
- Trẻ không chịu ăn uống, bị nôn ói, ọc sữa nhiều sau khi bú, bị tiêu chảy và đi ngoài ra máu.
- Trẻ hơn 4 tháng nhưng vẫn còn chứng đau bụng.
- Trẻ không đáp ứng với cha mẹ hoặc những hoạt động thông thường hoặc cha mẹ sợ mình làm tổn thương trẻ khi mất bình tĩnh đối với trẻ.
- Trẻ không tăng cân trong thời gian dài.
Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp về nguyên nhân trẻ sơ sinh đau bụng và những biện pháp xử lý nhanh chóng, hiệu quả cho cha mẹ. Hy vọng những nội dung này sẽ giúp ích cho cha mẹ trong quá trình cải thiện tình trạng đau bụng ở trẻ sơ sinh cũng như việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ để con luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.
Tôi là Giám Đốc Marketing của công ty TNHH Đầu tư XNK Hoan TT. Một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam.