Trẻ sơ sinh bị sặc sữa là hiện tượng sữa tràn vào đường thở, có thể gây ngừng thở nếu cha mẹ không xử lý đúng cách và kịp thời. Những thông tin dưới đây sẽ giúp cha mẹ chủ động phòng tránh và xử lý khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa.

Thế nào là trẻ sơ sinh bị sặc sữa?
Trẻ sơ sinh bị sặc sữa là tình trạng sữa trào ngược vào đường thở trong lúc bú, khiến trẻ bị khó thở, ho sặc sụa, cơ thể tím tái hoặc ngừng thở nếu không được cấp cứu kịp thời.
Dưới đây là một số dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết trẻ có bị sặc sữa hay không:
- Trẻ đột nhiên hoảng sợ và khóc thét lên.
- Có sữa trào ra từ miệng và mũi trẻ.
- Cơ thể trẻ co cứng hoặc mềm nhũn, lịm đi, da tím tái.
- Trẻ đột ngột ho sặc sụa, ho mạnh khi đang bú hoặc nằm sau khi bú.
- Trẻ có dấu hiệu ngừng thở.
Khi gặp các biểu hiện trẻ bị sặc sữa lên mũi nói trên, các mẹ nên bình tĩnh sơ cứu cho trẻ đúng cách ngay tại nhà, sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.
Trẻ sơ sinh bị sặc sữa có nguy hiểm không?
Tình trạng sặc sữa ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân gây ra:
- Mẹ cho trẻ bú ở tư thế không chuẩn; bú khi đang khóc hay đang ho.
- Trẻ đang no vẫn tiếp tục bú hoặc trẻ quá đói nên bú nhanh.
- Tốc độ xuống của sữa mẹ quá nhanh. Trường hợp bé bú bình mà tốc độ sữa xuống nhanh thường do size núm vú không phù hợp.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể gây ra hiện tượng sặc sữa ở trẻ sơ sinh như trẻ bị sinh non hoặc trẻ bị dị tật ở vùng hầu họng (hở vòm họng, hở khe môi…).
Trẻ sặc sữa không phải là hiện tượng hiếm gặp, tuy nhiên lại rất nguy hiểm. Bởi nếu phụ huynh không chú ý tới tình trạng của con, không sơ cứu kịp thời, đúng cách, trẻ sẽ bị ngạt và có nguy cơ tử vong.
Hướng dẫn xử lý khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa
Trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi cần phải được xử lý nhanh chóng để tránh gây ngạt đường hô hấp. Dưới đây là một vài cách sơ cứu trẻ sơ sinh bị sặc sữa giúp trẻ tránh khỏi tình trạng ngạt thở nguy hiểm.
Cách sơ cứu trẻ sơ sinh bị sặc sữa thông thường
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị sặc sữa sẽ không quá nguy hiểm nếu cha mẹ biết cách phòng tránh và xử lý cho trẻ. Nếu trẻ có những biểu hiện như khóc thét, ho sặc sụa, tím tái…, cha mẹ cần ngay lập tức cấp cứu cho trẻ theo những bước sau đây:
- Để trẻ nằm sấp trên lòng bàn tay và cánh tay, dùng lòng bàn tay còn lại vỗ nhanh và mạnh vào lưng bé khoảng 4-5 cái để sữa tràn ra khỏi đường hô hấp.
- Quan sát trẻ, nếu trẻ vẫn khó thở, hãy cho trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Sau đó, dùng ngón trỏ và giữa ấn mạnh vào nửa dưới xương ức khoảng 5 lần. Tiếp tục lặp lại 5-6 lần cho đến khi trẻ không còn tím tái và có thể thở trở lại.
- Dùng miệng hút mạnh và nhanh sữa còn đọng lại ở mũi và miệng trẻ. Nên hút miệng trước, mũi sau và phải hút càng nhanh càng tốt để tránh sữa tràn vào phế quản gây tắc đường hô hấp.
Xử lý trường hợp trẻ sơ sinh sặc sữa lên mũi và ngừng thở
Đối với trường hợp nguy hiểm như trẻ sơ sinh bị sặc sữa và có biểu hiện ngừng thở, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp trên kết hợp với hà hơi thổi ngạt. Cách xử lý cụ thể là ngậm và thổi vào mũi, miệng trẻ liên tục cho đến khi thấy lồng ngực trẻ hơi nhô lên và có nhịp thở. Sau đó, trẻ cần được đưa ngay đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ cấp cứu kịp thời.
Cách phòng tránh sặc sữa ở trẻ sơ sinh
Để phòng tránh trẻ sơ sinh bị sặc sữa, khi cho trẻ bú cha mẹ có thể thực hiện những biện pháp sau:
- Cho trẻ bú đúng cách, đúng tư thế. Khi cho bé bú, mẹ nên bế trẻ với tư thế thoải mái, để cao đầu, tránh gập cổ hay ngửa cổ quá.
- Không chơi đùa với trẻ hoặc cho trẻ vừa ngủ vừa bú.
- Không nên cho bé bú quá nhanh, quá vội vàng, đặc biệt là với các bé sinh non, còn yếu.
- Ngừng cho trẻ bú khi trẻ khóc hoặc ho để tránh cho sữa tràn vào phổi.
- Dùng tay kẹp bớt đầu vú để làm chậm tốc độ sữa chảy nếu sữa mẹ xuống quá nhiều.
- Đối với trẻ bú bình, chú ý không nên đục lỗ núm vú quá rộng và nên nghiêng bình khoảng 45 độ để trẻ không hút phải nhiều không khí, tránh đầy bụng dẫn đến nôn sau khi ăn.
- Nếu dùng thìa cho bé uống sữa, nên cho bé uống từ từ từng thìa, chờ cho trẻ nuốt hết mới bón thìa tiếp.
- Cha mẹ nên cho bé khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo xử trí các bệnh về tiêu hóa cho trẻ.
- Với những trẻ sử dụng sữa công thức, mẹ nên chọn sữa có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ một cách hiệu quả. Mẹ có thể tham khảo cho bé sử dụng sữa công thức Biostime – sản phẩm sữa bán chạy nhất tại Úc, được sản xuất 100% từ nguồn sữa dê cao cấp.
Sữa công thức Biostime chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cho trẻ như DHA, ARA, FOS và Probiotics Bifidobacterium Infantis…. giúp trẻ phát triển trí não, hạn chế tình trạng táo bón, chướng bụng và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ. Sản phẩm phù hợp với cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những trẻ dị ứng với đạm sữa bò hoàn toàn có thể sử dụng được.
Tình trạng trẻ sơ sinh bị sặc sữa sẽ không quá nguy hiểm nếu cha mẹ chú ý và biết cách xử lý đúng đắn. Hy vọng với những thông tin trên, cha mẹ có thể trang bị thêm cho mình kiến thức trong việc chăm sóc trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện nhất.
Tôi là Giám Đốc Marketing của công ty TNHH Đầu tư XNK Hoan TT. Một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam.