Trẻ sơ sinh bị cảm mẹ nên ăn gì và tránh ăn những gì?

Trẻ sơ sinh bị cảm mẹ nên ăn gì và không nên ăn gì là vấn đề các mẹ bỉm cần quan tâm. Bởi việc mẹ ăn gì, uống gì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa cho con bú. Vì vậy, các mẹ không được chủ quan và cần có hiểu biết kỹ lưỡng về chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp với thể trạng và sức khỏe của bé.

mẹ ăn gì, uống gì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa cho con bú
mẹ ăn gì, uống gì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa cho con bú

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị cảm

Cảm lạnh là một loại bệnh có liên quan đến đường hô hấp trên (mũi và họng). Bệnh này không quá nguy hiểm, thường có thể tự khỏi sau 1 tuần nhưng cũng sẽ gây ra những triệu chứng khó chịu. 

Trẻ sơ sinh là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh cảm lạnh vì hệ thống miễn dịch khi bé mới chào đời cần phải có thời gian hoàn thiện và thích nghi với môi trường. Lúc này, sức đề kháng của bé rất yếu và dễ bị virus xâm nhập. Tuy nhiên, trẻ bị bệnh này cũng có thể giúp cải thiện và tăng cường sức đề kháng.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh:

  • Bé tiếp xúc với người bị bệnh hoặc người bệnh không rửa tay trước khi chạm vào bé.
  • Virus gây bệnh ở trong không khí hoặc các đồ vật xung quanh bé. Dù chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng cũng có thể khiến bé bị nhiễm bệnh.
  • Bé bị dị ứng thời tiết hoặc ở trong môi trường có nhiều bụi, khói thuốc.
  • Bé ở ngoài trời khi có gió khiến bé nhiễm lạnh.

Khi thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường xung quanh không tốt có dễ khiến bé bị nhiễm cảm lạnh với các dấu hiệu sau:

  • Triệu chứng dễ nhận biết nhất là chảy nước mũi. Những ngày đầu bị cảm, chất tiết từ niêm mạc xoang mũi sẽ loãng, có màu trong, nhưng những ngày sau sẽ đặc hơn và có màu vàng xanh. Khi đó, bé dễ bị nghẹt mũi và khó chịu.
  • Tiếp theo là triệu chứng ho và hắt hơi.
  • Trẻ không muốn bú sữa mẹ, ăn uống kém hơn bình thường.
  • Trẻ ngủ không ngon giấc, dễ quấy khóc, đặc biệt là ban đêm.

Những bé bú sữa công thức có thể dễ mắc bệnh hơn bú sữa mẹ. Vì trong sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như enzym, tế bào bạch cầu, kháng thể,… giúp bé cải thiện hệ miễn dịch và phát triển toàn diện. Tuy nhiên, điều đó không thể ngăn chặn hết các tác nhân gây bệnh ở trẻ.

Trẻ sơ sinh bị cảm mẹ nên ăn gì?

Mẹ nên lưu ý những thực phẩm nên ăn và không nên ăn để có chế độ dinh dưỡng hợp lý:

Thực phẩm nên ăn

Một số loại thực phẩm được các khuyên dùng cho các mẹ bỉm khi bé bị cảm:

  • Móng giò

Theo dân gian xưa, “Sau khi sinh ăn móng giò sẽ có nhiều sữa”. Đây là một trong những thực phẩm luôn được ưu tiên hàng đầu trong thực đơn của các mẹ. Trong móng giò có nhiều đạm, sữa và các dưỡng chất giúp cải thiện chất lượng sữa của mẹ và tăng sức đề kháng cho bé. Các mẹ có thể hầm móng giò với đu đủ, bí đao, bí xanh, mướp,… để tạo nên những món ăn vừa ngon miệng, vừa đầy đủ dinh dưỡng.

  • Thịt gà

Thịt gà là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng như: protein, kẽm, vitamin B2, vitamin B6,…Khi chế biến, mẹ có thể nấu thành nhiều món ăn hấp dẫn như salad gà, canh gà, cháo gà, gà hầm thuốc bắc,… Tuy nhiên, gà nên lọc bỏ phần da và xương gà, chỉ để lại phần thịt, giúp bé nhanh khỏi bệnh và cải thiện sức khỏe cho bé.

  • Thịt bò

Thịt bò là loại thực phẩm có tác dụng bổ máu, giàu dinh dưỡng và tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Không chỉ cung cấp lượng lớn đạm cho cơ thể, mà trong thịt bò còn chứa hàm lượng vitamin thiết yếu như B6, B12, cùng các khoáng chất kẽm, kali, magie carnitine,… giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Rất nhiều món ăn hấp dẫn có thể chế biến từ thịt bò như thịt bò xào, bò kho, cháo thịt bò, thịt bò hầm,…

  • Chuối sứ

Chuối sứ (hay còn gọi là chuối xiêm) là một loại quả lành tính, chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu có lợi cho nguồn sữa của mẹ và sức khỏe của bé.

Ngoài các loại thực phẩm trên, còn rất nhiều các loại thực phẩm bổ dưỡng khác mà mẹ nên tìm hiểu. Khi chế biến món ăn, mẹ nên chú ý đến vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống sôi và bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể.

  • Đu đủ

Đu đủ là một loại trái cây giúp lợi sữa, mang đến nhiều vi chất quan trọng cho quá trình thiết lập hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ. Ăn đu đủ giúp mẹ bổ sung các loại dưỡng chất thiết yếu như vitamin D, B1, B3, C, A, K và Canxi, carotene, Kali, Magie, kẽm, sắt,…Trong đó, vitamin C rất tốt cho việc tăng cường hệ miễn dịch, giúp loại bỏ sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh cho bé. Thông thường, đu đủ xanh nấu với móng giò và cá chép là món ăn được các mẹ yêu thích.

Đu đủ là một loại trái cây giúp lợi sữa, mang đến nhiều vi chất quan trọng
Đu đủ là một loại trái cây giúp lợi sữa, mang đến nhiều vi chất quan trọng

Thực phẩm không nên ăn

Có nhiều lưu ý về thực đơn dinh dưỡng mà các mẹ nên ghi nhớ khi bé bị cảm vì nếu không cẩn thận có thể khiến tình trạng của bé trở nên nặng hơn. Trong đó, có một số loại thực phẩm mẹ không nên ăn như:

  • Đồ chiên rán

Đồ chiên rán hay các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa. Khi bị bệnh, hệ tiêu hóa của bé rất yêu. Bé bú sữa sẽ bị nóng trong và khó tiêu. Do đó mẹ nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm này.

  • Đồ cay, nóng/lạnh

Những loại đồ ăn cay, quá nóng hay quá lạnh đều có thể gây kích ứng vòm họng của trẻ. Vì vậy, mẹ hãy ăn những thực phẩm ấm không quá cay để bảo vệ sức khỏe của bé tốt hơn.

  • Tôm, cá, cua

Đây là những thực phẩm có vị tanh, có ảnh hưởng đến đường hô hấp của bé, kích thích gây ra tình trạng kích ứng, ngứa cổ và khiến bé ho nghiêm trọng hơn khi bị cảm. Do đó, mẹ nên kiêng ăn những đồ tanh nồng để bé không cảm thấy khó chịu. Khi bé bị cảm, hệ hô hấp và tiêu hóa nhạy cảm hơn và hoạt động yếu hơn, các mẹ nên lưu ý đến chế độ ăn của mình để đảm bảo sự khỏe mạnh cho bé.

Tôm cua cá là những thực phẩm có vị tanh, có ảnh hưởng đến đường hô hấp của bé
Tôm cua cá là những thực phẩm có vị tanh, có ảnh hưởng đến đường hô hấp của bé

Trẻ sơ sinh bị cảm mẹ nên ăn gì là điều các mẹ cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng. Ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng, các mẹ cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là phần cổ, lòng bàn tay, bàn chân, vệ sinh môi trường xung quanh thường xuyên và tuyệt đối không được tự tiện cho trẻ uống các loại thuốc kháng sinh tại nhà. Trường hợp bé có dấu hiệu trở nặng hoặc không thuyên giảm, cần đưa bé đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để kiểm tra. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *