Tắm cho trẻ sơ sinh là bước không thể thiếu trong quá trình chăm sóc trẻ. Bố mẹ cần lưu ý cách tắm trẻ sơ sinh chuẩn y khoa để giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu đồng thời phòng ngừa tình trạng nước rơi vào tai, mắt hay nhiễm trùng rốn ở trẻ.
Hướng dẫn phương pháp tắm cho trẻ sơ sinh khoa học
Tắm cho trẻ sơ sinh như thế nào như thế nào để vừa giúp bé thích thú vừa đảm bảo an toàn là điều được nhiều bố mẹ quan tâm. Việc tắm em bé sơ sinh không đúng cách có thể khiến bé cảm thấy sợ hãi và bố mẹ cũng trở nên luống cuống hơn. Dưới đây là hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh khoa học mà bố mẹ có thể tham khảo.
Chuẩn bị dụng cụ tắm và vệ sinh sau tắm
Bố mẹ cần chuẩn bị phòng tắm kín gió, không để điều hòa với nhiệt độ thấp, không bật quạt khi tắm cho trẻ. Một số vật dụng cần được chuẩn bị sẵn như sau:
- Khăn tắm, nước ấm.
- Thau tắm trẻ sơ sinh
- Quần áo, tã bỉm.
- Dụng cụ vệ sinh rốn…
Bố mẹ cần chuẩn bị 2 chậu nước ấm, lượng nước tùy theo số tháng tuổi của trẻ. Với trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên thì đã có nhu cầu quẫy nước và bơi nên sẽ cần dùng nhiều nước hơn. Trước khi tắm, bố mẹ cũng có thể massage toàn thân, trò chuyện và quấn khăn bông chờ tắm cho trẻ.
Bên cạnh đó, bố mẹ đừng quên kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho trẻ. Hãy dùng khuỷu tay thử độ ấm của nước. Nếu chưa an tâm, bố mẹ có thể dùng nhiệt kế tránh trường hợp nước quá nóng ảnh hưởng đến trẻ.
Quy trình tắm cho trẻ sơ sinh an toàn
Quy trình tắm bé sơ sinh tại nhà mà bố mẹ có thể tham khảo như sau:
- Đặt trẻ lên mặt phẳng, cởi tã giấy và quần áo.
- Nhẹ nhàng bế trẻ qua vị trí thau tắm.
- Bố mẹ ngồi xổm, đặt trẻ nhẹ nhàng lên đùi, tay trái đỡ phần gáy, tay phải dùng khăn xô đã nhúng nước xoa làm ướt phần tóc của trẻ, xoa dầu gội. Sau đó, sử dụng khăn gội đầu làm sạch dầu gội cho trẻ. Bố mẹ nên dùng ngón cái và ngón giữa bịt lỗ tai cho trẻ để tránh nước vào tai.
- Vắt khăn bớt nước để lau mặt cho trẻ, đặc biệt chú ý đến vùng mắt và lỗ tai.
- Thả trẻ từ từ vào chậu tắm nhưng tay trái vẫn cần đỡ phần gáy. Sau đó làm ướt thân và xoa sữa tắm cho trẻ, cần tránh không chạm vào vùng rốn.
- Nhấc trẻ lên, chuyển vào chậu nước tắm sạch, vệ sinh lại phần thân cho trẻ một lần nữa.
- Bế trẻ ra ngoài, đặt trẻ lên khăn đã trải sẵn và lau khô nhẹ nhàng.
Lưu ý: Cách tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn cũng tương tự như cách nói trên. Khi trẻ rụng rốn, bố mẹ vẫn cần chăm sóc khu vực này cẩn thận đến khi rốn lành hẳn để tránh nhiễm trùng.
Chăm sóc trẻ sau tắm
Sau khi áp dụng cách tắm cho trẻ sơ sinh nói trên thì bố mẹ cần nhanh chóng dùng khăn quấn người bé và đặt bé trên mặt phẳng có lót khăn mềm. Đừng quên lau khô người, lau khô tóc, kẽ chân, kẽ tay và các nếp gấp dưới da như bẹn, nách.
Với bộ phận sinh dục, mông, bố mẹ cần dùng bông gòn ẩm để lau sạch, với bé gái thì cần lau từ trước ra sau để tránh gây nhiễm khuẩn vùng kín.
Mặc áo cho trẻ, nếu trẻ chưa rụng rốn thì nên quấn tã (có thể dùng kem chống hăm nếu cần) sau đó đi tất cho trẻ.
Lưu ý tắm cho trẻ sơ sinh
Tắm cho trẻ sơ sinh vào giờ nào hay trẻ sơ sinh tắm mấy lần 1 tuần là vấn đề luôn được các bố mẹ quan tâm tìm hiểu.
Tắm cho trẻ sơ sinh lúc mấy giờ tốt nhất?
Trên thực tế sẽ không có khung giờ chính xác mà sẽ phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt của trẻ, mẹ có thể tắm cho trẻ bất kỳ lúc nào trong ngày.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bố mẹ nên tắm cho trẻ vào lúc có mặt trời ấm áp. Thời gian tốt nhất là khoảng 10-11 giờ sáng hay 15-16 giờ buổi chiều. Không nên tắm cho trẻ quá lâu, mỗi lần tắm chỉ nên dao động 4-5 phút đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng.
Ngoài ra, bố mẹ cần lưu ý không tắm cho trẻ khi đang đói hoặc mới ăn no xong. Bởi vì nếu tắm khi đói sẽ khiến trẻ quấy khóc, không chịu tắm; nếu tắm khi trẻ vừa bú xong rất dễ dẫn đến tình trạng nôn trớ thức ăn.
Với những trẻ mới ốm dậy hoặc đang ốm, bố mẹ cũng không nên tắm cho trẻ. Thay vào đó chỉ nên dùng khăn ấm lau quanh người cho trẻ.
Trẻ sơ sinh tắm mấy lần 1 tuần?
Kể cả vào mùa hè hay mùa đông, bố mẹ cũng không nên tắm nhiều lần trong ngày cho trẻ. Trẻ sơ sinh không nên tắm quá thường xuyên mà chỉ cần khoảng 2-3 lần mỗi tuần, miễn là bố mẹ vẫn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khu vực mặt, cổ, tay chân, bộ phận sinh dục, mông, bẹn, rốn…hàng ngày.
Bên cạnh mục đích làm sạch, tắm cho trẻ sơ sinh còn mang đến nhiều lợi ích khác như:
- Giúp trẻ làm quen với nước: Nuôi dưỡng sở thích học bơi ngay từ khi còn nhỏ cho trẻ.
- Gắn kết tình cảm: Khi bố mẹ tự tay tắm cho con, trẻ có thể lắng nghe những lời yêu thương từ bố mẹ, từ đó mà cảm nhận được tình cảm từ bố mẹ.
Tắm cho trẻ sơ sinh bằng gì là tốt nhất?
Nước tắm là yếu tố tác động trực tiếp lên làn da của trẻ khi tắm, do đó bố mẹ cần lưu ý lựa chọn nước tắm phù hợp và an toàn cho trẻ. Nếu sử dụng sữa tắm, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hay bác sĩ da liễu về một loại sữa tắm chuyên biệt, dịu nhẹ và an toàn với da trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, với những trẻ đang gặp các vấn đề về da như rôm sảy, ngứa ngáy, hăm tã… bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại lá tắm dân gian để cải thiện các bệnh lý này cho trẻ. Một số loại lá tắm thường được sử dụng cho trẻ sơ sinh có tác dụng trị phong ngứa, mề đay, rôm sảy bao gồm lá khế, lá chè xanh, lá trầu không, mướp đắng, cây chó đẻ…
Không ít bố mẹ cũng thắc mắc rằng nên tắm gì cho trẻ sơ sinh trắng. Mẹo đơn giản đó là, mẹ co thể nấu nước vỏ bưởi, nước mướp đắng hay nước lá trầu không… vừa giúp kháng khuẩn, ngừa rôm sảy mà còn giúp làn da của trẻ trắng hồng và mịn màng hơn.
Vậy có nên tắm cho trẻ sơ sinh bằng hạt kê? Hạt kê có tác dụng hạn chế sự phát triển của bệnh về da ở trẻ sơ sinh như mụn sữa, mụn kê, mẩn đỏ… nên thường được nhiều mẹ sử dụng cho con. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý khi tắm hạt kê cho trẻ không nên chà xát mạnh vì dễ gây ảnh hưởng đến da trẻ.
Khi nắm rõ cách tắm cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn để tắm cho trẻ đúng cách nhất. Việc tắm chuẩn y khoa vừa giúp trẻ được sạch sẽ vừa giúp ngăn ngừa những ảnh hưởng đến làn da, phần rốn cũng như sức khỏe của trẻ.
Tôi là Giám Đốc Marketing của công ty TNHH Đầu tư XNK Hoan TT. Một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam.